Ảnh minh họa Nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu khí hậu CDP và công ty tư vấn Oliver Wyman đối với 882 công ty thuộc nhiều lĩnh vực cho thấy các công ty này đã chi 124 tỷ Euro (134,áccôngtychâuÂucầntăngchigấpđôichocácdựáncarbonthấbang xh bd y1 tỷ USD) cho tư liệu sản xuất và hoạt động nghiên cứu-phát triển trong năm 2019, chiếm khoảng 12% tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành chi nhánh châu Âu của CDP, ông Steven Tebbe cho rằng để đạt được mục tiêu không phát thải khí CO2 tại châu Âu vào năm 2050, tỷ trọng này cần được tăng lên 25%. Ông Tebbe cho biết thêm một số công ty châu Âu đang thực hiện các khoản đầu tư carbon thấp mới khá táo bạo, như triển khai các dự án năng lượng tái tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng "xanh hơn," sử dụng xe điện và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn trong hoạt động chế tạo. Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn còn cơ hội để hoạt động đầu tư này tăng mạnh hơn nữa. Báo cáo trên cho biết những lĩnh vực chính thu hút các khoản đầu tư mới là công nghệ xe điện (46,7 tỷ USD), năng lượng tái tạo (17,3 tỷ USD), và cơ sở hạ tầng năng lượng (16,2 tỷ USD). Dù thừa nhận việc kêu gọi các công ty tăng gấp đôi lượng đầu tư cho tư liệu sản xuất là một yêu cầu lớn, ông Tebbe cho rằng cái giá của việc không hành động gì vẫn cao hơn. Các công ty được đưa vào nghiên cứu chiếm khoảng 3/4 tổng lượng khí thải tại châu Âu, cũng như 3/4 tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán tại đây. Châu lục này cũng muốn đạt mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050 như là một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu trị giá 1.000 tỷ Euro./. Theo TTXVN |