CÂU CHUYỆN NHÀ GIÁO THỜI 4.0.mp3
Dám đổi mới,ệnnhgiothờbảng xếp hạng u21 ngoại hạng anh miệt mài sáng tạo vì học sinh thân yêu, vì chất lượng giáo dục ngày một nâng tầm, là câu chuyện nối dài của ngành giáo dục và đào tạo, của các nhà giáo. Dạy học thời 4.0 đâu chỉ có bảng đen và phấn trắng...
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, thầy Phùng Văn Tráng, giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Vị Thanh, luôn sáng tạo trong cách truyền dạy kiến thức cho học sinh.
Sáng tạo vì trò nhỏ
Hơn 10 năm gắn bó với ngôi trường có đông học sinh Khmer theo học trên địa bàn thành phố Vị Thanh, với mong muốn đưa công nghệ đến gần hơn với học sinh vùng nông thôn, “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” Phùng Văn Tráng, giáo viên tin học, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, đã thổi luồng gió mới cho dạy học.
Thầy Tráng chia sẻ: “Năm 2014, khi mới về công tác tại trường, cơ sở vật chất giảng dạy còn thiếu thốn lắm. Nơi đây, lại có đông học sinh đồng bào dân tộc, đa phần học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính khi học ở trường, để các em học tốt môn tin học rất khó. Khi giảng bài tôi luôn kết hợp các thao tác hướng dẫn, nhờ vậy học sinh nắm chắc kiến thức, tiếp thu bài học nhanh hơn”.
Bằng tình yêu nghề và suốt những năm đứng lớp, thầy Tráng luôn tìm tòi nhiều giải pháp hay để tiết dạy thêm sinh động. Với kiến thức chuyên môn về tin học, trong quá trình giảng dạy thầy Tráng phổ biến thêm trò chơi Kahoot và Quizizz, ứng dụng giúp giáo viên thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm hoặc trò chơi trong học tập, góp phần tăng hứng thú và dễ tiếp thu bài hơn cho học sinh.
Năm học 2022-2023, thầy còn xây dựng website học tập “Tin học sáng tạo” (https://sites.google.com/view/tinhocsangtao), giúp học sinh thành thạo thao tác soạn thảo văn bản tiếng Việt có dấu bằng 10 ngón. Website còn cập nhật các nội dung giúp học sinh học tập và nâng cao kiến thức lập trình Scratch, ScratchJR, Micro:bit, trí tuệ nhân tạo, Robotics. Không chỉ vậy, thầy Tráng sưu tầm, cập nhật trên website các thông tin tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Chỉ một thời gian ngắn đi vào hoạt động, website học tập “Tin học sáng tạo” đã thu hút hàng chục ngàn lượt truy cập.
Đổi mới của thầy Tráng đã góp phần giúp Trường Tiểu học Võ Thị Sáu được nhiều người biết đến thông qua kết quả giành 1 giải nhất, 1 giải nhì Hội thi “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” cấp quốc gia và 1 giải khuyến khích Hội thi Tin học trẻ thành phố.
Hành trình vượt khó, miệt mài vì trường lớp
Hơn 16 năm đứng lớp, “Nhà giáo tiêu biểu” Lê Minh Tương, giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Cây Dương (huyện Phụng Hiệp), thấu hiểu những khó khăn của học sinh trong quá trình học văn, thầy luôn cố gắng vận dụng nhiều phương pháp dạy học hữu ích giúp học sinh yêu thích và học tốt môn văn.
“Dạy học bây giờ không còn giống như trước, thầy đọc trò chép mà chuyển vai trò chủ động sang người học, để các em làm chủ trong quá trình tiếp nhận tri thức và tư duy phản hồi thông tin đối với giáo viên. Ngoài áp dụng các biện pháp dạy học tích cực, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như sử dụng phần mềm DroidCam để dạy học tiết kiệm thời gian, thực hành các phiếu học tập hiệu quả hơn”, thầy Tương cho biết.
Với tinh thần luôn tiên phong, tìm tòi, học hỏi, đổi mới phương pháp giảng, thầy Tương là một trong những giáo viên cốt cán của tỉnh trong bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia. 5 năm qua, học sinh do thầy hướng dẫn đã đoạt 2 giải ba và 3 giải khuyến khích. Thầy còn là giáo viên môn ngữ văn hiếm hoi, hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, học sinh do thầy hướng dẫn trong những năm qua đã đoạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải khuyến khích.
Thầy Tôn Phước Nguyên, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, huyện Châu Thành A, đưa công nghệ thông minh vào giảng dạy.
Với thầy Tôn Phước Nguyên, giáo viên công nghệ Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam (huyện Châu Thành A), từ kiến thức chuyên môn thầy đã sáng tạo hướng dẫn học sinh thực hiện Dự án “Ứng dụng công nghệ thông minh nhân giống và nuôi các loại côn trùng quý hiếm”. Với tính ứng dụng cao và hiệu quả thiết thực dự án đã xuất sắc đoạt giải nhất bảng dành cho học sinh THCS trong Cuộc thi “Solve for Tomorrow - Kiến tạo tương lai” năm 2024.
Thầy Nguyên thông tin: “Năm học rồi, giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới, do chưa có thiết bị dạy học nên tôi đã làm một bộ thiết bị giảng dạy môn công nghệ gồm mạch điện, vi điều khiển, cảm biến. Đưa vào giảng dạy thấy khá hiệu quả, tôi đã gợi ý học trò phát triển thành thiết bị áp dụng vào thực tế. Qua nghiên cứu, thầy trò quyết định tích hợp thêm công nghệ IoT, AI để nuôi một số loại côn trùng quý hiếm (cà cuống, điên điển, dế) có giá trị kinh tế cao. Khi tích hợp thêm công nghệ thông minh, côn trùng khi nuôi được nghe nhạc để giảm độ hiếu chiến, việc điều chỉnh môi trường nuôi dễ dàng hơn, còn giúp người nuôi có thể tìm hiểu kiến thức chăn nuôi thuận tiện”.
Bằng niềm say mê nghiên cứu, nhiều năm qua thầy Nguyên đã mang về cho trường nhiều giải thưởng lớn liên quan đến sáng tạo, nghiên cứu khoa học như Cuộc thi “Solve for Tomorrow” năm 2022 đoạt giải nhất…
Không riêng thầy Tráng, thầy Tương, thầy Nguyên, hành trình đổi mới sáng tạo đã và đang được các thầy, cô giáo tỉnh nhà luôn tập trung thực hiện, lấy “đổi mới, sáng tạo” làm động lực để khẳng định chất lượng. Để góp phần đưa giáo dục Hậu Giang vươn tầm.
Mỗi nhà giáo cùng góp sức, để giáo dục Hậu Giang vươn tầm cao mới
Từ một tỉnh được xem là “vũng trũng” của giáo dục, đội ngũ nhà giáo trên địa bàn tỉnh không ngừng nỗ lực, phát huy năng lực chủ động tích cực, đổi mới sáng tạo hoàn thành xuất sắc những yêu cầu đổi mới căn bản của giáo dục.
Toàn tỉnh hiện có 311 trường từ mầm non đến THPT, trong đó tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 84,24% (tăng khoảng 81% so với năm 2004) cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Toàn ngành có gần 9.780 cán bộ giáo viên, công nhân viên. Trong đó, tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp đạt chuẩn 96,57%; trên chuẩn 18,62%. Có 138 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà không ngừng nâng cao, giáo dục mũi nhọn luôn được chú trọng các thầy cô và học sinh đều cố gắng để đạt các giải quốc gia. Trong đó, hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã góp phần khẳng định vị thế của giáo dục Hậu Giang với các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước. Hội thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh qua 12 năm tổ chức, đã có hơn 1.100 dự án nghiên cứu khoa học dự thi. Tại hội thi cấp quốc gia qua 11 năm tham gia, tỉnh đã cử 42 dự án thi, với kết quả đạt được 1 giải nhất, 1 giải nhì, 5 giải ba, 16 giải khuyến khích và 45 giải đặc biệt, giải triển vọng…
Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhắn nhủ: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn tỉnh hãy không ngừng học tập và rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới sáng tạo trong dạy và học, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tiếp tục hành trình khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, yêu cầu nguồn nhân lực đa dạng và biến đổi không ngừng, cùng với đó là rất nhiều thách thức khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nguồn lực, thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, mỗi thầy, cô cần nỗ lực hơn nữa, tận tâm và chia sẻ hơn nữa với ngành với tỉnh. Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà từ khó khăn nay đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng, đó cũng là minh chứng cho hành trình khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển chung của Hậu Giang và hành trình này phải tiếp nối mạnh mẽ hơn trong tương lai ! |
MỸ XUYÊN