【ket qua bong d】Nâng cao thu nhập, hướng đến thoát nghèo

时间:2025-01-12 01:58:35 来源:88Point

Hỗ trợ vốn,ậphướngđếket qua bong d sinh kế, giới thiệu việc làm... là những giải pháp được các cấp, các ngành chú trọng, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng cao thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, hướng đến thoát nghèo bền vững.

12 hộ nghèo và hộ cận nghèo tham gia Dự án hỗ trợ sinh kế dê giống ở xã Thạnh Xuân đã thoát nghèo, thoát cận nghèo.

Giúp hộ nghèo có thu nhập ổn định

Tay thoăn thoắt vót từng cây cần câu để kịp giao cho cơ sở thu mua, chị Thị Thúy An, ở ấp 7, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Nhờ công việc này, tôi có khoản thu nhập hàng ngày, lo chi tiêu sinh hoạt trong nhà, cuộc sống đỡ phần vất vả”.

Hộ chị Thúy An không có ruộng đất, nghề nghiệp, nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vợ chồng chị bươn chải nhiều nghề mà chẳng cải thiện được kinh tế gia đình. Được sự tư vấn, giới thiệu của chính quyền địa phương, chị Thúy An quyết định làm nghề vót câu, vót đũa, bởi nguyên liệu cũng dễ tìm, dễ mua, chỉ cần siêng năng là có thể kiếm tiền lo cuộc sống gia đình. Ngoài ra, công việc này làm tại nhà, chị có thời gian lo chuyện cơm nước cho chồng, con và trông chừng nhà cửa. Còn chồng chị ngoài đi giặm lúa mướn, ai thuê mướn gì cũng làm.

Mỗi ngày chị Thúy An cũng kiếm được khoảng 100.000 đồng từ nghề vót câu. Chị Thúy An chia sẻ: “So với những nghề khác nghề vót cần câu tuy mang lại thu nhập không cao nhưng ổn định, có việc làm quanh năm. Số tiền kiếm được từ nghề này dùng để mua gạo, chi tiêu hàng ngày, còn lại để mua tre và vật liệu để làm cần câu”. Để kiếm thêm thu nhập, ngoài vót câu, chị còn bán tạp hóa tại nhà, mỗi ngày cũng kiếm thêm được vài chục nghìn đồng.

Kinh tế dần ổn định, gia đình có điều kiện mua sắm một số vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, cuộc sống cũng thoải mái hơn và thoát nghèo. Chị Thúy An chia sẻ, muốn thoát nghèo phải cố gắng chăm lo phát triển sản xuất, chi tiêu hợp lý. Sau khi thoát nghèo, từ sự giúp đỡ của mọi người, gia đình chị đã cất lại căn nhà, ngoài ra còn mua bò về nuôi. Với mô hình này, hứa hẹn giúp kinh tế gia đình thêm phát triển.

Cùng với giúp người dân có việc làm, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các địa phương thực hiện các mô hình phù hợp, để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có thêm điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh tái nghèo. 

Kỳ vọng những mô hình giảm nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, năm 2022 xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A triển khai dự án hỗ trợ sinh kế dê giống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. 12 hộ nghèo và hộ cận nghèo tham gia dự án, mỗi hộ được hỗ trợ 3 con dê giống và được tham gia các lớp tập huấn, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, xử lý chuồng trại và đảm bảo đầu ra ổn định. 12 hộ nghèo và hộ cận nghèo được hỗ trợ thực hiện dự án nuôi dê, đến cuối năm 100% hộ đã thoát nghèo, thoát cận nghèo trong đó nhiều hộ vươn lên khấm khá.

Với 3.970 hộ nghèo (tỷ lệ 7,81%) và 2.769 hộ cận nghèo (tỷ lệ 5,45%). Năm 2023, huyện Phụng Hiệp được phân bổ trên 8 tỉ đồng thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Nguồn vốn này sẽ hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng. Qua tổng hợp, năm nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện sẽ thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế chủ yếu như: dự án nuôi bò, nuôi heo, nuôi gà, nuôi cá thát lát, nuôi baba, nuôi lươn… Mỗi hộ tham gia dự án được hỗ trợ thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất 40 triệu đồng, còn được tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi. Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo được kỳ vọng giúp người nghèo có thêm nguồn lực, điều kiện để vươn lên thoát nghèo trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

“Để dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, các xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền, tư vấn những mô hình, cách làm hiệu quả đến người dân, để từ đó xây dựng dự án, mô hình phù hợp. Trên cơ sở đó, góp phần hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Đặng Việt Hiểu, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp, cho biết.

Toàn tỉnh hiện có 9.736 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,84% và 7.426 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,69%. Năm 2023 từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân bổ nguồn vốn về các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các dự án. Hiện nay, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện.

Những mô hình giảm nghèo được thực hiện, cùng với các giải pháp khác sẽ giúp người nghèo từng bước nâng cao thu nhập, vượt qua mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Từ đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

推荐内容