您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bd nhan dinh】Thủ tục hoà giải khi tranh chấp đất ONT 正文

【bd nhan dinh】Thủ tục hoà giải khi tranh chấp đất ONT

时间:2025-01-24 23:53:20 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Hộ gia đình cá nhân thuộc diện sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993 bd nhan dinh

Hộ gia đình cá nhân thuộc diện sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993 (đất mượn UBND xã giao trái thẩm quyền),ủtụchoàgiảikhitranhchấpđấbd nhan dinh hiện chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên bản đồ năm 2000 thể hiện 2 gia đình chung thửa đất ONT, nay có tranh chấp về ranh giới. Vậy hai hộ đó có thể đề nghị hoà giải ở đâu? Thẩm quyền giải quyết thế nào thưa luật sư?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (không có sổ đỏ và không có các giấy tờ khác theo Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

- Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

- Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Do đó, trường hợp gia đình không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần chuẩn bị chứng cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP làm căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai.

Thứ hai: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền 

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Như vậy, trước hết gia đình cần thực hiện hòa giải tại cơ sở và tại UBND cấp xã. Nếu hai bên gia đình thống nhất giải quyết theo hiện trạng vẫn cần thực hiện thủ tục hoà giải thành tại UBND để gửi biên bản đến Phòng tài nguyên môi trường để thực hiện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã không thành, gia đình có thể gửi đơn giải quyết tranh chấp tại Toà án nhân dân nơi có bất động sản. 

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc