发布时间:2025-01-10 23:21:18 来源:88Point 作者:Cúp C1
Theóiquenănlẩurướcbệnhvàongườkết quả vô địch quốc gia phần lano bác sĩ thận người Đài Loan Hong Yongxiang, lẩu là phương pháp nấu bằng nước sôi và trông có vẻ lành mạnh hơn so với các món chiên, nướng ở nhiệt độ cao nhưng nếu không cẩn thận, bạn vẫn có thể mắc phải những sai lầm gây hại cho thận. Dưới đây là 7 thói quen xấu phổ biến khi ăn lẩu mà bác sĩ Hong cho rằng nhiều người thường mắc phải:
Thích ăn lẩu cay
Lẩu cay là món được nhiều người yêu thích nhưng nước dùng thường chứa nhiều gia vị và nguyên liệu có hàm lượng chất béo cao như sốt trà cát, bột cà ri, phô mai, bơ và bột đậu. Đây là loại nước dùng giàu natri và chất béo bão hòa, có thể cung cấp tới 800 calo, tương đương 3 bát cơm trắng. Đặc biệt, chỉ với hai bát nước lẩu cay, bạn đã nạp vào cơ thể tới 4.942 mg natri cùng với lượng lớn chất béo và gia vị chế biến sẵn. Thói quen này không chỉ gây áp lực cho thận mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe tổng thể.
Sử dụng nước sốt chấm đậm đà
Các loại nước sốt như sốt mè, sốt trà cát, hay nước tương đặc thường chứa nhiều muối và chất béo. Thói quen chấm lẩu với lượng lớn nước sốt sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương thận. Nên chọn nước chấm đơn giản như nước tương loãng, giấm hoặc các loại gia vị tự nhiên.
Ăn lẩu cho đến no căng bụng
Ăn lẩu buffet "thả ga" khiến cơ thể nạp quá nhiều calo và natri. Một bữa lẩu kiểu này có thể chứa đến 3.900 calo, tương đương 14 bát cơm trắng. Ăn quá nhiều thịt đỏ và hải sản cũng làm tăng nguy cơ gout và bệnh tim mạch.
Ăn lẩu trong thời gian quá lâu
Đun lẩu quá 90 phút làm tăng nồng độ nitrit trong nước dùng, có thể gây ngộ độc hoặc hình thành chất gây ung thư. Nên tránh đun nước lẩu quá lâu và hạn chế uống nước lẩu sau 30 phút đun.
Không phân biệt đồ dùng cho thực phẩm sống và chín
Sử dụng chung đũa, thìa cho thực phẩm sống và chín hoặc không có dụng cụ riêng biệt có thể gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm dạ dày ruột. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn tạo áp lực lớn cho thận.
Thêm mì, ăn kem sau cùng
Thói quen thêm mì hoặc ăn kem tráng miệng sau khi đã no làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể. Nước lẩu lúc này cũng chứa nhiều chất độc hại từ việc đun lâu, gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa và thận.
Mang nước lẩu thừa về làm đồ ăn khuya
Nhiều người có thói quen đóng gói nước lẩu thừa để nấu ăn khuya. Tuy nhiên, nước lẩu để lâu có thể chứa vi khuẩn.
Bác sĩ Hong khuyến cáo mọi người dừng ngay những thói quen ăn lẩu kém lành mạnh này. Thay vào đó, sau khi ăn lẩu, nên uống nhiều nước và bổ sung rau xanh, trái cây để giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn.
Phạm Linh(TheoSohu)
相关文章
随便看看