Dư luận nước Áo đang nghi vấn,âuÂulạirúngđộngvìnghicágiảnecaxa – querétaro có hơn 1/5 sản phẩm cá đang được bày bán tại một số nước châu Âu bị gắn sai nhãn mác. Trong tất cả các sản phẩm được kiểm tra tại Đức, 1/4 lượng cá bơn sao (loại cá dẹt có đốm hơi đỏ) gắn nhãn mác giả. Sản phẩm tôm ở Tây Ban Nha cũng không thoát khỏi tình trạng như vậy. Ngoài ra, tại Armenia, 1/3 sản phẩm cá là được chế biến từ các loại thực phẩm khác. Báo Der Standard của Áo, các sản phẩm cá tại thị trường châu Âu bị phát hiện gắn sai nhãn mác thực phẩm. Theo báo này, hơn 1/5 các sản phẩm cá đang được bày tại một số nước châu Âu đã bị gắn sai nhãn mác.
Không chỉ ở châu Âu, “trào lưu hàng giả” đã lan sang cả châu Mỹ. Tờ New York Times đưa thông tin, có tới 94% cá ngừ trên thị trường New York thực chất là cá hố bạc, chúng có thân hình giống lươn, nhưng dẹt và không có vẩy. Tờ Forbes lại khẳng định 78% cá hồng không phải là… cá hồng. Oceana – một tổ chức phi lợi nhuận về bảo tồn đại dương - cho hay nhiều loại cá cũng được “tôn tạo” để trở thành những loài cá đắt tiền hơn. Những thông tin nói trên đang gây rúng động thị trường thực phẩm châu Âu khiến người tiêu dùng thêm mất lòng tin vào các nhà sản xuất. Vào trước đó, tại Trung Quốc, nhà chức trách nước này đã phát hiện nhiều vi cá mập giả làm bằng gelatin nhân tạo, một số còn chứa chất độc cadmium và thủy ngân hàm lượng cao. Vi cá mập giả rất rẻ nhưng mỗi chén súp được bán với giá tới 1.000 nhân dân tệ (hơn 3 triệu đồng). Ngoài ra, khoảng 1/3 mẫu vi cá sấy khô chứa cadmium và thủy ngân, đều là các kim loại nặng cực độc. Bên cạnh đó, các tổ chức môi trường và bảo vệ động vật kêu gọi bỏ thói quen ăn vi cá vì nó đe dọa sự sinh tồn của cá mập. N. Nam(tổng hợp) |