发布时间:2025-01-10 09:20:46 来源:88Point 作者:World Cup
Đọc “Bác sĩ Trưởng khoa” của tác giả Vũ Oanh,Bbd kq a bên cạnh những cái tên có thật, hầu hết độc giả đều cho rằng những nhân vật của tiểu thuyết rất thật. Điều này cũng được nhà văn Nguyễn Khắc Trường nhận định: “Địa hạt y tế, nơi con người hầu như sớm muộn, ít nhiều cũng phải lui tới: quen đấy, mà cũng còn có nhiều điều chưa thấu”.
Nhân vật chính của tiểu thuyết “Bác sĩ Trưởng khoa” là bác sĩ Trần Tử Khang. Anh sinh ra trong gia đình có ông nội là thầy lang, bố là liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, anh nhập ngũ vào quân đội. Những năm tháng ở chiến trường, với năng lực trách nhiệm của bác sĩ quân y, anh đã cùng đồng đội cứu chữa rất nhiều thương, bệnh binh thoát chết. Trưởng thành từ chiến trường, anh là “bàn tay vàng” trong ngành y, luôn hết lòng với bệnh nhân. Bên cạnh nhân vật chính, ở Bệnh viện Hồng Phúc trong tiểu thuyết còn rất nhiều tuyến nhân vật khác. Đó là Giáo sư Nguyễn Đức Tấn, Giáo sư Lương Ngọc Bình, bác sĩ Trưởng khoa Lã Hồng Quân… với những câu chuyện mổ xẻ khủng khiếp. Từ sự cố cắt đứt cuống gan người cần mổ dạ dày, rồi mổ bàng quang lấy sỏi mà cắt đứt cả 3 quai ruột… đến sơ sót trong ca mổ loét bờ cong nhỏ dạ dày khiến người xấu số chết, hay những vụ vá màng trinh của giới trẻ để lừa tiền đại gia… Tuy nhiên, “Bác sĩ Trưởng khoa” không chỉ phơi bày hiện trạng đáng buồn của ngành y, mà đã chỉ ra cụ thể căn nguyên của nó. Tác giả Vũ Oanh viết: “Những gì tốt đẹp có được của người thầy thuốc, phải có cơ sở đầu tiên từ một nếp giáo dục gia đình và từ những năm đầu của bậc học phổ thông. Sự hình thành nhân cách, kiến tạo phẩm giá, luyện đúc ý chí, rèn giũa đạo đức từ thời ấu thơ… là hết sức quan trọng của mỗi đời người…”. Tác giả thông qua nhân vật chính cũng gửi gắm cái nhìn công bằng và thông cảm với những vụ bê bối tại Bệnh viện Hồng Phúc. Cái nghề “khó nhất trong các nghề” là phải làm sao cho đúng và an toàn với mỗi con người cụ thể… Chuyện bác sĩ chưa tốt hay sai lầm là có. Nhưng các sự việc không hay đều xảy ra ngoài ý muốn và họ đều ân hận trước những sai sót xảy ra… Sự phê phán thái quá, dù chỉ nhằm vào một vài người cũng sẽ làm cho số đông bác sĩ có tâm lý đề phòng, từ đó dần tạo ra khoảng cách giữa bác sĩ và người bệnh.
“Bác sĩ Trưởng khoa” cũng có những tấm gương sáng để thầy thuốc thế hệ sau noi theo. Người đọc cũng thấy được những thành tựu to lớn của y học Việt Nam như ghép tim, ghép gan, ghép thận, mổ nội soi... Tiểu thuyết còn có nhiều vị bác sĩ giỏi như Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Nguyễn Đình Hối, Giáo sư Tôn Đức Lang, Phó Giáo sư Tôn Thất Bách... mà tác giả nhắc đến với thái độ hết sức kính trọng.
Mỗi độc giả đọc "Bác sĩ Trưởng khoa" đều có quyền thẩm định và phán xét dưới góc nhìn và rút ra thông điệp cho riêng mình. Độc giả Khánh Linh ở phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài cho biết: Tiểu thuyết gắn với hư cấu, nhưng đọc "Bác sĩ Trưởng khoa" tôi chỉ thấy những nhân vật, tình huống và chi tiết rất thật. Việc đưa các nhân vật có thật trong đời sống y học nước nhà vào tác phẩm thì nhân vật hư cấu càng thật hơn như về tài năng và đức độ của bác sĩ Khang càng được khẳng định.
Đọc tác phẩm “Bác sĩ Trưởng khoa” giúp thỏa mãn sự tò mò của độc giả, nhất là dư luận xã hội về ngành y. Với đặc trưng va chạm trực tiếp với con người ở mọi tầng lớp, với sự sống và cái chết, tác giả không chủ ý khai thác những điều tiêu cực. Tác giả Vũ Oanh mong điều đó chỉ có trong tiểu thuyết và độc giả thấy cần làm gì, phải góp sức với xã hội ra sao để những điều chưa tốt sẽ tốt, để cái xấu không có cơ hội quay đầu, để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Sách đang có tại Thư viện tỉnh Bình Phước. Mời quý độc giả tìm đọc và giới thiệu cho nhiều người cùng đọc.