发布时间:2025-01-10 15:49:26 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Mặc dù diễn biến tình hình trên thế giới có những bất ổn,ấtkhẩuthủysảntăngtốcvềđchsớsoi kèo tottenham vs nhưng lĩnh vực xuất khẩu chung của cả nước từ đầu năm đến nay đạt kết quả khích lệ; trong đó xuất khẩu thủy sản ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Hiện, xuất khẩu thủy sản đang tăng tốc để hoàn thành sớm mục tiêu của năm 2022.
Thu hoạch tôm ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, người nuôi bán được giá. Ảnh: H.TÂN
Người nuôi thủy sản có lãi
Nhiều ngày nay những hộ nuôi cá tra dọc theo sông Tiền, đoạn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp vô cùng phấn khởi, bởi giá cá nguyên liệu tăng mạnh và rất dễ bán. Đưa chúng tôi đi thăm 2 ao cá tra rộng hơn 1,2ha, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, ngụ xã An Nhơn, huyện Châu Thành, mừng ra mặt: “Đến thời điểm này gia đình tôi đã xuất bán được 2 đợt với hơn 800 tấn cá tra, giá bán dao động khoảng 29.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí còn lãi hơn 3.000 đồng/kg. Với mức lãi này, nông dân nuôi cá rất an tâm để đầu tư phát triển”.
Theo chị Thúy, nhiều tháng nay không những cá tra được giá tốt mà việc tiêu thụ cũng rất mau chóng, bởi lúc nào cũng có các nhà máy chế biến xuất khẩu “hỏi thăm” cá chừng nào tới lứa bán, để họ thu mua và thanh toán tiền ngay. “Điều này hoàn toàn trái ngược với thời điểm dịch bệnh của năm 2020 và 2021, khi cá tra quá kỳ thu hoạch nhưng khó bán, dù giá thấp khiến nhiều hộ thua lỗ, lâm nợ và dừng sản xuất. Riêng gia đình tôi và một số hộ khác vẫn kiên trì theo đuổi nghề nuôi cá nên cố gắng xoay sở đồng vốn để tái nuôi lại và năm 2022 này tình hình cải thiện đáng kể”, chị Thúy tâm sự.
Cùng niềm vui trên, ông Nguyễn Hữu Trí, thành viên Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, khoe: “Tôi bán được 2 đợt gần 900 tấn cá ngay thời điểm “hút hàng” nên được giá từ 30.000-31.000 đồng/kg, thu lãi 3.000-4.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí. Hiện gia đình tiếp tục chăm sóc chu đáo hầm cá và hy vọng gần cuối năm giá cá tăng thêm, bởi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng cao”. Tại Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang… nhiều hộ nuôi cá tra cũng vui mừng khi cá được giá, đảm bảo lợi nhuận cho bà con. Ông Nguyễn Văn Tấn, ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho hay, nếu như vài năm trước người nuôi vô cùng khó khăn do thua lỗ thì nay đã có lãi và kỳ vọng mọi việc ổn định trong thời gian tới.
Trong khi đó, giá tôm sú và thẻ chân trắng ở ĐBSCL cũng khá tốt, giúp người nuôi có lời. Hiện tôm thẻ chân trắng loại 25 con/kg có giá 205.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 40 con/kg giá 138.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giá 92.000 đồng/kg; tôm sú loại 20 con/kg giá 240.000 đồng/kg, tôm sú loại 40 con/kg giá 167.000 đồng/kg… Ông Trần Văn Việt, Giám đốc HTX nuôi tôm công nghiệp Thành Công, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Với giá tôm như trên nếu nuôi đạt thì có lời nhiều, bởi giá tôm vào thời điểm này cao hơn năm ngoái. Theo tôi thì giá tôm sẽ tăng thêm vào thời điểm cuối năm, do các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, phục vụ cho chế biến xuất khẩu…”.
Nỗ lực về đích
Theo Sở Công thương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xuất khẩu mặt hàng tôm trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng khả quan. Cụ thể, ở Sóc Trăng, xuất khẩu tôm từ đầu năm đến nay đạt 820 triệu USD, tăng hơn 13%. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu tôm của Bạc Liêu ước đạt khoảng 616 triệu USD, bằng 68% kế hoạch, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Còn tại tỉnh Cà Mau xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là tôm) 9 tháng qua ước 899 triệu USD, đạt 84% kế hoạch, tăng 26% so cùng kỳ…
Theo ông Lê Văn Châu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Giang Châu (Cà Mau), tình hình xuất khẩu thủy sản thuận lợi ngay từ đầu năm. Có thời điểm đơn hàng tăng cao nhưng nguồn nguyên liệu không đáp ứng được nhu cầu; vì vậy công ty phải hạn chế ký các đơn hàng xuất khẩu. Gần đây các đơn hàng có “giảm” nhưng đây chỉ là khó khăn trong ngắn hạn, bởi dự báo thị trường sẽ khởi sắc vào dịp cuối năm… “Mỗi công ty có kế hoạch và chiến lược kinh doanh riêng, nhưng nhận định chung là các đơn hàng xuất khẩu sẽ tăng mạnh vào dịp cuối năm, do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đông lạnh trên thế giới tăng để phục vụ Lễ Noel, Tết Dương lịch 2023... Từ đó, dự báo năm nay tình hình xuất khẩu khả quan và tăng trưởng cao so năm trước”, ông Châu nhận định.
Đối với mặt hàng cá tra, các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ cho biết, giá xuất khẩu cá tra phi lê đông lạnh sang thị trường Trung Quốc thời gian qua dao động khoảng 2,45 USD/kg, tăng 37% so cùng kỳ; còn xuất vào thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 4,66 USD/kg, tăng 66%… Có thể nói, khi xuất khẩu được giá thì nhà máy sẽ thu mua giá cá nguyên liệu cho nông dân tốt lên. Dự báo những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, theo các doanh nghiệp thủy sản thì nhu cầu tiêu thụ cá tra không cao như các tháng đầu năm 2022. Song, một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… khả năng vẫn còn triển vọng. Thị trường EU có khả năng thiếu nguyên liệu cá thịt trắng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp tại Đông Âu và lạm phát tăng ở EU; đây là cơ hội cho sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này trong thời điểm cuối năm 2022. Tại Hoa Kỳ, người nuôi cá da trơn gặp khó khăn do thời tiết nắng nóng kéo dài, chi phí thức ăn, nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận và nguồn cung cấp cá da trơn nội địa tại Hoa Kỳ...
Chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang. Ảnh: H.TÂN
Tại HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, có 22 thành viên, nhưng hiện số hộ đang nuôi cầm chừng chỉ khoảng 5 hộ. Giá bán cá tra tăng nhưng nhiều thành viên vẫn chưa vội thả nuôi lại, nguyên nhân do chi phí đầu vào tăng và khó về nguồn vốn vay nên nhiều hộ treo ao. Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, nhẩm tính: “Hiện giá cá tra được thương lái thu mua khoảng 29.000-30.000 đồng/kg, nhưng với giá thức ăn đang cao như hiện nay, người nuôi vẫn không có lời. Hiện thức ăn có giá 14.000 đồng/kg, bà con nuôi giỏi lắm tính ra mỗi ký cá từ lúc nuôi đến xuất bán bà con phải tốn khoảng 1,7kg thức ăn, tính ra với giá như hiện nay thì chi phí thức ăn bà con đã tốn 23.800 đồng/kg, chưa kể tiền con giống và các chi phí khác”.
Ông Doãn Tới, Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Nam Việt (An Giang), cho hay: “Sẽ tận dụng tối đa cơ hội thị trường để gia tăng xuất khẩu trong thời điểm cuối năm. Phía tập đoàn cũng chuẩn bị nguồn cá tra nguyên liệu đảm bảo cho chế biến, phục vụ các đơn hàng từ nay đến cuối năm. Chúng tôi hy vọng, giá xuất bán tiếp tục tốt để doanh nghiệp và nông dân phục hồi sau 2 năm khó khăn do dịch bệnh”.
Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho rằng, để ngành hàng cá tra phát triển ổn định, cần đẩy mạnh liên kết và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người nuôi. Phía cơ quan chuyên môn sẽ hỗ trợ nâng chất các chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra, nhằm cung cấp con giống chất lượng. Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo dư lượng kháng sinh và truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu…
Ngoài những yếu tố trên thì ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, cũng lo ngại khi giá con giống cá tra tăng; thức ăn thủy sản cũng tăng từ 13.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg; các loại thuốc thú y thủy sản tăng… sẽ kéo giá thành nuôi cá tra từ 24.000-25.000 đồng/kg lên 27.000-28.000 đồng/kg trong các đợt tới. “Do đó, nếu ai nuôi không đạt, cá hao hụt nhiều thì sẽ gặp khó khăn trở lại. Đặc biệt, rất mong ngành chức năng và doanh nghiệp tăng cường việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm duy trì giá cá ở mức cao thì người nuôi mới an tâm sản xuất, thúc đẩy nghề cá phát triển”, ông Bình bộc bạch.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 8,5 tỉ USD, tăng 38% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu tôm là 3,4 tỉ USD, tăng 23%; xuất khẩu cá tra là 2 tỉ USD, tăng 82%; xuất khẩu các sản phẩm hải sản đạt 3,2 tỉ USD, tăng 33%... Với tình hình khả quan trên, dự báo mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỉ USD của năm 2022 sẽ về đích sớm; dự báo trong tháng 11 có thể hoàn thành. |
H.TÂN - H.THU
相关文章
随便看看