【thứ hạng của deportivo】TH1 lao đao, ngân hàng SHB đang 'chôn nợ' trăm tỷ?

时间:2025-01-25 10:24:32来源:88Point 作者:Cúp C1

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (Generalexim) trước đây là Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I,đaongânhàngSHBđangchônnợtrămtỷthứ hạng của deportivo được thành lập năm 1981. Hoạt động kinh doanh chính bao gồm: kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công chế biến trong nước và nhập khẩu; sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp các sản phẩm dệt, may, đồ chơi,…; đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở, văn phòng.

Generalexim cũng từng là công ty do ông Trần Anh Vương làm Chủ tịch HĐQT. Ông Trần Anh Vương đã xuất hiện trong chương trình truyền hình "Thương vụ bạc tỷ" với tên được biết là Shark Vương – một trong những người đầu tư nhiều vụ nhất trong chương trình.

Không chỉ là Chủ tịch của Generalexim, Shark Vương còn là lãnh đạo nhiều công ty khác như là TGĐ của Sam Holdings, Chủ tịch của Công ty đầu tư BVG, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội và là Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.

Là doanh nghiệp có bề dày về xuất khẩu, nhất là hàng nông sản, TH1 từng được nhà đầu tư kỳ vọng rất nhiều khi bước chân lên sàn. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, tình thế của TH1 đang hết sức quan ngại khi kinh doanh dần đi lùi và rồi chuyển sang thua lỗ nặng.

Năm 2017 Generalexem đạt 154 tỷ đồng doanh thu, giảm sút một nửa so với năm 2016. Đồng thời do gánh nặng chi phí quản lý doanh nghiệp nên cả năm công ty lỗ hơn 142 tỷ đồng, nâng tổng lỗ chưa phân phối đến cuối năm lên gần 276,6 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm 92,8 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu trên 135 tỷ đồng.

Đây cũng là năm lỗ thứ 3 liên tiếp của công ty. Trước đó năm 2016 Generalexem lỗ 133,7 tỷ đồng và năn 2015 lỗ hơn 134,3 tỷ đồng.

Trên BCTC kiểm toán của công ty, kiểm toán viên nêu vấn đề cần nhấn mạnh về số nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn hơn 220 tỷ đồng; lỗ lũy kế trên BCTC hơn 276,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 92,8 tỷ đồng và toàn bộ các khoản vay vốn ngân hàng đã quá hạn thanh toán, các khoản nợ không có khả năng thu hồi tăng lên… Những dấu hiệu này cho thấy tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Được biết, toàn bộ hơn 13,5 triệu cổ phiếu TH1 của CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam đã bị hủy niêm yết trên HNX từ 20/4/2018 .

Nguyên nhân chính tạo nên các khoản thua lỗ lớn này chủ yếu đến từ việc trích lập dự phòng khoản nợ khó đòi. Chỉ trong vòng 3 năm, Công ty đã thực hiện trích lập 331,37 tỷ đồng nợ xấu tại: Công ty CP Kim loại Việt Nam (23,93 tỷ đồng); Công ty CP Thực phẩm C.M.T (35,95 tỷ đồng); Doanh nghiệp tư nhân Trung Thành (54,58 tỷ đồng); Công ty TNHH Thanh Phát HQ (81,83 tỷ đồng); Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Phước Tiếng (35,63 tỷ đồng)…

Bên cạnh đó, dòng tiền của công ty thay vì đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chính thì lại tập trung vào hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn. Không có đủ nghiệp vụ cũng như chuyên môn đã khiến công ty ghi nhận các khoản lỗ trong hoạt động tài chính đến từ việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư hay chi phí lãi vay trong kỳ.

Theo BCTC soát xét bán niên 2017, TH1 đang vay nợ tại 6 ngân hàng, trong đó Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) là hai chủ nợ lớn nhất.

Ảnh chụp từ BCTC đã kiểm toán 2017 của TH1.

Trong các khoản vay lớn ở ngân hàng, có ngân hàng SHB, với mục đích bảo lãnh phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, phát hành LC và bổ sung vốn lưu động, TH1 đã vay hơn 131 tỷ đồng. Thời hạn hợp đồng là 12 tháng và cũng đã hết hạn vào 23/07/2015. Các hình thức đảm bảo tiền vay bằng doanh thu chuyển về từ các hợp đồng kinh tế mà ngân hàng tài trợ vốn phát hành tài trợ LC xuất khẩu bảo lãnh.

Bước sang năm 2018, trong 6 tháng đầu năm, bức tranh tài chính cũng như kết quả kinh doanh của Generalexim tiếp tục bi đát. Công ty ghi nhận doanh thu chỉ còn 42,26 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Mức doanh thu này không đủ để bù đắp các chi phí hoạt động, vận hành doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ riêng quý II/2018, Công ty tiếp tục lỗ 13,11 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, Generalexim ghi nhận mức lỗ ròng 15,32 tỷ đồng và mức lỗ lũy kế lên đến 291,96 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm 30/6/2018 là âm 108,22 tỷ đồng. 

Nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn trên 233 tỷ đồng, lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính là 291,96 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 108,22 tỷ đồng và toàn bộ các khoản vay vốn của ngân hàng đã quá hạn thanh toán, các khoản nợ không có khả năng thu hồi tăng lên khiến cho Generalexim đối mặt với nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục trong tương lai.

Đáng lo ngại, khoản nợ vay ngân hàng ngắn hạn của TH1 đều đã quá hạn thanh toán. Với kết quả kinh doanh thua lỗ như hiện nay, bài toán trả nợ ngân hàng của TH1 có thể nói là hết sức khó khăn.

Khoản nợ vay mà  SHB cho TH1 vay có thể nói vẫn đang ngắc ngoải vì khả năng trả nợ của doanh nghiệp dường như rất hạn hẹp. 

 Hoàng Anh

相关内容
推荐内容