您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bxh thuỵ sĩ】GS Đàm Thanh Sơn: Làm máy lọc nước hay nghiên cứu vũ trụ ? 正文

【bxh thuỵ sĩ】GS Đàm Thanh Sơn: Làm máy lọc nước hay nghiên cứu vũ trụ ?

时间:2025-01-12 13:31:33 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

“Ngôi sao”Những “ngôi sao” từng đạt Huy chương vàng IMO l bxh thuỵ sĩ

“Ngôi sao”

Những “ngôi sao” từng đạt Huy chương vàng IMO luôn có sức hút hấp dẫn với công chúng nước nhà. Họ từng chứng minh bổ đề Langland,ĐàmThanhSơnLàmmáylọcnướchaynghiêncứuvũtrụbxh thuỵ sĩ đạt huy chương Fields; và giờ đây là có người nghiên cứu các phương trình của vũ trụ và được bầu vào viện Hàn lâm khoa học ở trời Tây...Mỗi bước đi và phát biểu của họ dường như luôn được truyền thông theo dõi, cập nhật.

GS Đàm Thanh Sơn (quê quán Bắc Ninh) sinh năm 1969 tại Hà Nội. Năm 1984, Đàm Thanh Sơn đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42

GS Đàm Thanh Sơn (quê Bắc Ninh) sinh năm 1969 tại Hà Nội. Năm 1984, Đàm Thanh Sơn đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42

Biết bao đời bị các “đế chế” xâm chiếm đất nước, cái cảm giác được hơn người, mà lại hơn trí tuệ thật dễ làm người ta khoan khoái, mụ mị.

Nhưng sẽ có những lúc độc giả tự hỏi: vậy phương trình của vũ trụ trong vòng 100 năm tới có giúp được gì cho đất nước hình cái lưng cong của những người nông dân lam lũ? Ngay với trí thức cổ cồn nơi thành thị, những khám phá về vũ trụ có giúp họ thoát khỏi cảnh tắc đường bằng các công trình nghiên cứu về đèn giao thông? Hoặc trước dịch sởi, vẻ đẹp của các dải ngân hà có bằng được những liều vắc xin phòng bệnh, là kết quả của những nghiên cứu về sinh học và y tế?...

Máy lọc nước và trách nhiệm của người làm khoa học

Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch phấn đấu đến cuối năm 2015, mới đạt 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch.

Về vệ sinh môi trường: 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh.

Có nghĩa là hết năm 2015, vẫn còn nhiều lắm đồng bào ta vẫn chưa được dùng nước sạch. Có nghĩa là vẫn phải đối diện với bệnh sỏi thận, các bệnh về tiêu hóa...và thậm chí là ung thư.

Theo tìm hiểu của Chất lượng Việt Nam, một trong những lý do là chúng ta chưa làm được những máy lọc nước giá rẻ, lọc được hết các chất bẩn trong nước. Mà điều khó nhất trong việc này là tìm ra các vật liệu mới để lọc nước.

Các nhà khoa học của Viện Vật liệu, Viện Công nghệ môi trường (VAST)...cũng đã nghiên cứu, nhưng sản phẩm chưa đáp ứng 100% nhu cầu thực tế. Vì thế, vẫn phải trông chờ vào việc xây các trạm lọc nước tập trung, tốn kém rất nhiều tiền của.Thế nên, nếu có ai đó giỏi Vật lý, nghiên cứu về các màng lọc nước hiệu quả, thì biết bao người dân sẽ được hưởng lợi.

Có thể, công trình đó sẽ không được phong viện sĩ ở trời Tây, sẽ không có hội đồng quốc tế nào trao giải thưởng danh giá? Nhưng trở thành nhà khoa học trong lòng người dân, nhất là nơi mình sinh ra và được nuôi nấng, chẳng phải là giá trị cao quý nhất của nhà khoa học chăng?

Không chỉ có máy lọc nước, mà biết bao vấn đề của cuộc sống, của đất nước đang chờ đợi các nhà Toán học, Vật lý...đi tìm lời giải. Như việc thau chua, rửa mặn những cánh đồng; tạo ra các cảm biến để phát hiện thực phẩm bẩn cho các bà nội trợ; phân luồng giao thông...

Năm xưa, chàng kỹ sư tài năng Trần Đại Nghĩa đã từ bỏ mức lương cao ở châu Âu, để trở về chiến đấu trong đói khổ cùng dân tộc, để đem khoa học làm ra các loại quân khí khiến quân giặc khiếp sợ...

Nếu ông chỉ nghĩ đơn giản là “cống hiến cho nhân loại cũng là cống hiến cho đất nước” thì làm gì có súng Bazooka, súng không giật, đạn bay...giúp quân ta dành thắng lợi trong chiến tranh.

Phải chăng, không chỉ có tài năng mà phải cần có mục tiêu cống hiến cho dân tộc mình, mới khiến nhà khoa học thực sự vĩ đại ?

Hoàng Lan