| Anh Hùng chụp cùng con gái tại địa điểm tiêm phòng Quận 1,ữsinhSàiGòntheobốđichốngdịfrankfurt đấu với stuttgart TP.HCM. |
Anh Đinh Khắc Hùng, 50 tuổi, tham gia hỗ trợ nhân viên y tế tiêm vắc xin tại trường tiểu học Trần Hưng Đạo quận 1, TP.HCM suốt một tháng qua. Hằng ngày, anh phụ trách công việc lấy mẫu, huy động đóng góp nhu yếu phẩm gửi đến các bệnh viện dã chiến cùng các khu cách ly, phong tỏa và nhà trọ. Nhớ lại ngày đầu, các bạn tình nguyện viên khác biết anh đã lớn tuổi nên chủ động động viên, hỏi thăm. Khi được hỏi anh có thể tham gia những ca làm nào, anh Hùng không ngần ngại trả lời: “Mỗi ngày, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc và bất cứ khi nào mọi người cần”. | Câu khẩu hiệu được viết sau lưng chiếc áo bảo hộ của anh Hùng. |
Xuất thân từ bộ đội Hải quân nên cuộc đời anh gắn liền với hai chữ nhân dân. Mỗi khi dân cần là anh có mặt. Dựa theo lời bài hát Đường chúng ta đi (nhạc: Huy Du, thơ: Xuân Sách), anh Hùng viết lên câu khẩu hiệu của riêng mình: “Ta sẽ đến nơi đâu còn dịch. Ta chưa về khi Tổ Quốc chưa yên”. Anh chia sẻ: “Bây giờ dịch cũng như giặc, thay vì cầm súng thì tôi dùng sức lực của mình hỗ trợ tuyến đầu”. Chia sẻ với VietNamNet, lòng anh thắt lại khi nhìn thấy hình ảnh các bạn tình nguyện viên nhễ nhại mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ kín mít, giọng khàn đặc vì điều phối người dân xếp hàng, đến bữa cơm mà cũng chưa được ăn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân không hợp tác mà còn phản ứng lại, chất vấn đủ chuyện. Để phòng tránh tình huống xấu có thể xảy ra, anh Hùng luôn soạn sẵn hành lý để sẵn sàng lên đường cách ly khi cần thiết. Anh chưa bao giờ cảm thấy lo sợ dịch bệnh mà ngược lại còn cảm thấy hối hận vì đã không tham gia tình nguyện sớm hơn. Những ngày gần đây, anh Hùng có thêm một người bạn đồng hành trên đường chống dịch, đó chính Đinh Châu Ngọc Minh, 18 tuổi, con gái của anh. Minh vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như kỳ thi học bổng của Đại học FPT. Trước đây, Minh từng có ý định tham gia tình nguyện tuy nhiên còn phải chuẩn bị cho cuộc thi quan trọng sắp tới, em đành hoãn lại. Giờ đây, vì không muốn lãng phí thời gian rảnh rỗi, em đã đăng ký đi tình nguyện cùng bố. Ngày chủ nhật 25/7 vừa qua chính là ngày đầu tiên Minh "ra trận". | Ngọc Minh (ngoài cùng bên phải) đang nhập liệu trên máy tính trong ca làm việc. |
Công việc của Minh bắt đầu từ 8h sáng đến trưa, sau đó nghỉ tới 13h30 rồi làm tiếp tục đến 17h. Em phụ trách nhiệm vụ nhập liệu, kiểm tra thông tin và điểm danh người dân. Ban đầu vì chưa quen việc nên Minh thấy khá bỡ ngỡ nhưng nhờ sự giúp đỡ của các tình nguyện viên khác, em đã thao tác nhanh hơn. Minh cho biết, đây là công việc tương đối vừa sức nên em không cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó em được trang bị đồ bảo hộ và xịt khuẩn đầy đủ nên cũng đỡ lo lắng hơn. Tham gia tình nguyện, Minh càng thấu hiểu nỗi cực khổ mà các y bác sĩ tuyến đầu đang phải trải qua. "Chỉ mới tham gia vài ngày mà tai em đau rát vì phải đeo khẩu trang liên tục. Với em, các y bác sĩ chính là những anh hùng đời thường", Minh tâm sự. Anh Hùng rất vui khi biết tin con gái muốn tham gia tình nguyện. Anh mừng khi nhìn thấy con trưởng thành, biết yêu thương, chia sẻ và cống hiến bản thân cho cộng đồng. Hai bố con anh luôn động viên nhau để không chùn bước trước dịch bệnh. "Đừng bao giờ để nỗi sợ hãi chế ngự bạn. Tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn chiến thắng Covid", trích lời chia sẻ của anh trên Facebook. Thảo Ngọc 60 y bác sĩ Nghệ An tình nguyện vào Bình Dương chống dịch Coivd-19Sáng nay 28/7, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tiễn 60 y, bác sĩ, kỹ thuật viên ở 20 đơn vị bệnh viện tình nguyện vào tỉnh Bình Dương tham gia hỗ trợ, phòng chống dịch Covid-19. |