当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【tay ban nha vs scotland】Phát triển và cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng đô thị

【tay ban nha vs scotland】Phát triển và cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng đô thị

2025-01-25 18:02:32 [Cúp C2] 来源:88Point

phat trien va cung cap tai chinh cho co so ha tang do thi

Quang cảnh hội thảo.

phat trien va cung cap tai chinh cho co so ha tang do thi
Việc phát triển cơ sở hạ tầng là một trong ba khâu đột phá tại Chiến lược phát triển của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Hiện nay,áttriểnvàcungcấptàichínhchocơsởhạtầngđôthịtay ban nha vs scotland kết cấu hạ tầng của Việt Nam, mặc dù có những bước phát triển nhưng còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu và phần nào cản trở sự phát triển.
phat trien va cung cap tai chinh cho co so ha tang do thi

PGS.TS Đỗ Đức Minh- Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính

Hội thảo do Trung tâm tài chính và phát triển châu Á- Thái Bình Dương (AFDC), Ngân hàng Thế giới (WB) và Đại học Quản lý và Chính sách công - Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) phổi hợp tổ chức.

Trình bày tại hội thảo, GS. Byungho Oh (Trường KDI) nhận định, cơ sở hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng, quyết định năng suất lao động chung của toàn quốc gia, phát triển kinh tế của một đất nước, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc, GS. Byungho Oh cho biết, mô hình phát triển hiện nay của Hàn Quốc đã chuyển từ thâm dụng các yếu tố sản xuất sang tăng trưởng dựa vào tăng năng suất; từ "bắt chước" công nghệ chuyển sang tăng trưởng một cách sáng tạo; từ lệ thuộc vào các thị trường của một vài nước công nghiệp chuyển sang lệ thuộc nhiều hơn vào các thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng các đặc khu kinh tế để XK, tạo công ăn việc làm, thu hút FDI.

Điều quan trọng là làm thế nào để đảm bảo công tác bảo dưỡng, duy tu cơ sở hạ tầng một cách nhất quán để đầu tư có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, sự tham gia của khu vực tư nhân tỏ ra là một phương pháp nên được lựa chọn.

Sau giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng, Hàn Quốc đã rút ra bài học kinh nghiệm đó là phải tích cực học tập công nghệ; hợp tác nhà nước - tư nhân; vai trò của lãnh đạo ở cấp cao nhất; phát triển nguồn nhân lực.

Tham gia trình bày tại đầu cầu Hà Nội, PGS.TS Đỗ Đức Minh - Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cho biết, việc phát triển cơ sở hạ tầng là một trong ba khâu đột phá tại Chiến lược phát triển của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Hiện nay, kết cấu hạ tầng của Việt Nam, mặc dù có những bước phát triển nhưng còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu và phần nào cản trở sự phát triển.

Ông Minh cho hay, trong giai đoạn 2001-2010, nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 10-11% GDP, trong đó giao thông khoảng trên 4%, hệ thống điện khoảng 3,4%, viễn thông khoảng 1,4%, nước và vệ sinh môi trường 0,6%...

Đánh giá về hiệu quả đầu tư, ông Minh cho rằng, nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn khá dàn trải, chưa có sự đột phá mạnh trong cơ chế khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư cho cơ sở hạ tầng; khả năng hoàn vốn trực tiếp từ nguồn phí sử dụng hạ tầng của các đối tượng còn thấp nên chưa tạo động lực thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.

Thời gian tới, Việt Nam đã xác định xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, một số công trình hiện đại là một đột phá chiến lược.

Ông Minh chia sẻ, định hướng sắp tới là đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài; tập trung đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam, nâng cấp đường sắt; xây dựng các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế...

Đề cập các giải pháp về tài chính, ông Minh nhấn mạnh, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư kết cấu hạ tầng; thực hiện đầu tư hiệu quả nguồn vốn ODA; thúc đẩy huy động vốn từ khu vực tư nhân; đặc biệt, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính đã huy động được, chống phân bổ dàn trải, đảm bảo chất lượng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, phân cấp hợp lý trong quản lý...

Cùng diễn giải tại hội thảo, ông Liu Hanyong - Cục Tài chính đô thị Thượng Hải giới thiệu những thành công của thành phố này trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng những năm qua.

Theo ông, bài học cần rút ra ở đây chính là cần tăng cường các cơ chế quản lý điều tiết đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, xây dựng một quy hoạch tổng thể về phát triển đô thị bền vững, đa dạng hóa các nguồn tài chính, đảm bảo tính kinh tế ổn định thông qua cơ chế thuế/phí, phân bổ rủi ro cho các bên một cách hợp lý.

Đây là hội thảo đầu tiên nằm trong loạt hội thảo học tập từ xa trong khuôn khổ Mạng lưới học tập từ xa toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm mục đích tạo dựng một diễn đàn cho các chuyên gia và quan chức cải thiện môi trường đầu tư thông qua phát triển cơ sở hạ tầng để hình thành nên các khuyến nghị chính sách mang tính khoa học về vấn đề này.

H.Vân

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读