您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bảng xếp hạng câu lạc bộ thổ nhĩ kỳ】Chuyển đổi cây trồng hiệu quả 正文

【bảng xếp hạng câu lạc bộ thổ nhĩ kỳ】Chuyển đổi cây trồng hiệu quả

时间:2025-01-25 20:51:12 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Chuyển đổi cây trồng hiệu quả.mp3Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi c bảng xếp hạng câu lạc bộ thổ nhĩ kỳ

Chuyển đổi cây trồng hiệu quả.mp3

Thời gian qua,ểnđổicytrồnghiệuquảbảng xếp hạng câu lạc bộ thổ nhĩ kỳ tỉnh Hậu Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm quy hoạch lại các vùng sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư liên kết bao tiêu, để giúp người dân phát triển kinh tế.

Nhiều hộ dân đã chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh:  T.TRÚC

Người dân tích cực chuyển đổi

Từ năm 2010 đến nay, bên cạnh thụ hưởng Đề án 1.000 của tỉnh, huyện Phụng Hiệp còn ban hành 3 nghị quyết liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó đã có khoảng 15.000 lượt nông dân tham gia với diện tích chuyển đổi hơn 9.000ha. Phần lớn người dân chuyển đổi vườn tạp, diện tích mía kém hiệu quả sang các loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao. Đến nay, huyện đã cơ bản quy hoạch xong 4 vùng sản xuất chính gồm: cây ăn trái, lúa, thủy sản và hoa màu.

Là một trong nhiều nông dân cụ thể hóa thành công chủ trương chuyển đổi của huyện phải kể đến trường hợp của ông Nguyễn Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Từ 1ha lúa ban đầu chuyển sang cây sầu riêng, đến nay ông Sáu đã mở rộng được diện tích sầu riêng lên 5ha, trung bình mỗi năm ông cung ứng cho thị trường gần 100 tấn trái, thu về lợi nhuận hơn 5 tỉ đồng. Ông Sáu chia sẻ, trong các loại cây trồng, sầu riêng là loại cây cho giá trị kinh tế rất cao, nếu nắm vững kỹ thuật canh tác cây sẽ cho thu hoạch kéo dài nhiều năm nên đời sống của nhà vườn nhanh chóng được cải thiện và ổn định kéo dài.

Ông Sáu cho biết thêm: “Ấp Tân Thành này trước đây đa phần người dân canh tác lúa, nhưng hiệu quả không cao. Hiện nay, nhiều diện tích lúa được lên liếp chuyển sang trồng sầu riêng. Vì đây là loại cây trồng lâu năm và cho giá trị kinh tế rất cao, nhiều hộ ở khu vực này cũng đã vươn lên khá giàu nhờ loại cây trồng này”.

Nhiều địa phương trong tỉnh đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, trong đó có vùng khóm đạt chuẩn VietGAP ở thành phố Vị Thanh. Ảnh:  T.TRÚC

Công tác chuyển đổi cây trồng ở huyện Phụng Hiệp thời gian qua phát huy hiệu quả, ngoài chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự vượt khó của nông dân cũng có một trợ lực rất lớn từ các ngân hàng đồng hành cùng người dân. Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện, trong 9.000ha đất sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi thời gian qua thì tổng nguồn vốn cho công tác chuyển đổi cây trồng rất lớn, trong đó phải kể đến vốn tín dụng từ các ngân hàng. Theo đó, chính quyền địa phương sẽ là nơi bảo lãnh để người dân tiếp cập vốn. Tùy vào mô hình sản xuất mà bà con được tiếp cận nguồn vốn vay từ 20-100 triệu đồng để đầu tư cải tạo đất, mua cây giống và chi phí sản xuất cho những năm đầu chuyển đổi.

Ông Nguyễn Văn Túc, Chủ tịch UBND xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời gian qua, xã tích cực vận động người dân chuyển đổi cây trồng, qua đó đã vận động người dân chuyển đổi được hơn 150ha đất sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao. Thực hiện được điều này ngoài sự quyết tâm của người dân thì cũng có sự hỗ trợ tích cực từ các ngân hàng trên địa bàn huyện trong việc hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để người dân tiếp cận về để cải tạo đất, mua cây, con giống chuyển đổi.

Hiệu quả rõ rệt

Bằng định hướng và sự hỗ trợ kịp thời, trung bình mỗi năm huyện Phụng Hiệp có từ 700-1.000ha đất sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi. Từ một địa phương có hai loại cây trồng chủ lực là mía và lúa, đến nay toàn huyện có 20.000ha lúa, 3.000ha mía, gần 11.000ha cây ăn trái, 7.200ha hoa màu. 80% diện tích hiện đang cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp của huyện đạt gần 140 triệu đồng/năm, tăng gần 40 triệu đồng so với thời điểm chưa phát động phong trào chuyển đổi. Thu nhập bình quân của người dân trong huyện cũng được cải thiện nhanh, hiện đạt ở mức 58 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm còn 5,31%. Toàn huyện hiện có hơn 1.000 mô hình sản xuất cho lợi nhuận từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng/năm, trong đó  có 109 mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời gian qua công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện nhận được sự quan tâm rất lớn từ lãnh đạo các cấp và sự hưởng ứng tích cực từ bà con nông dân. Không chỉ chuyển đổi từ những diện tích sản xuất kém hiệu quả mà nhiều hộ dân có điều kiện còn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào quá trình canh tác, từ đó giảm được giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp làm ra.

Để tiếp tục nhân rộng mô hình chuyển đổi có hiệu quả, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Phụng Hiệp đã ban hành Nghị quyết phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu hướng đến là quy hoạch, phân vùng sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn. Tập trung phát triển lĩnh vực kinh tế hợp tác, nhất là HTX tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trong chuỗi sản xuất khép kín. Phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất tăng bình quân là 2,5%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 38,92%. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng tối thiếu 2 lần so với năm 2020.

Ông Nguyễn Văn Vui, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, cho biết: Để tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo đúng chủ trương của tỉnh, thời gian qua huyện đã tổ chức sơ kết công tác chuyển đổi, định hướng việc chuyển đổi các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Từ đó góp phần hình thành các vùng nguyên liệu cho các công ty, xí nghiệp bao tiêu. Mục tiêu hướng đến là cải thiện nhanh đời sống của người dân trong huyện.

Bằng những giải pháp và hướng đi phù hợp, thế mạnh nông nghiệp của tỉnh đang chuyển mình mạnh mẽ. Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sẽ giúp các địa phương từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất để giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, từ đó tham gia chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, nâng cao hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích canh tác.

Theo Tỉnh ủy Hậu Giang, thực hiện chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao, tỉnh định hướng xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp của từng địa phương phù hợp với tiểu vùng sinh thái, trong đó tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực, có lợi thế ở địa phương; từng bước xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung có sản lượng hàng hóa quy mô lớn, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn liên kết với doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ giới hóa và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ tính riêng từ năm 2021-2023, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là 14.980ha, trong đó diện tích

chuyển đổi sang trồng cây hàng năm là 973ha; diện tích chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là 2.197ha; diện tích trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản là 11.810ha; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-4 lần so với trồng lúa.

Bên cạnh sản xuất lúa thì các địa phương cũng đã hình thành vùng nuôi thủy sản tập trung cá tra ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy; cá thát lát ở

huyện Phụng Hiệp; nuôi lươn ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy; cá đồng ở huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy và Long Mỹ. Vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở các huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Châu Thành A, Long Mỹ... Vùng chuyên canh cây ăn trái gồm bưởi da xanh, chanh không hạt, mít, xoài, sầu riêng, mãng cầu xiêm, khóm,... ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ... Hiện nay, toàn tỉnh có 132 mã số vùng trồng được chứng nhận (diện tích 2.365ha và khoảng 44.399 tấn sản phẩm) và 9 mã số đóng gói. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có trên 60 doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết bao tiêu sản phẩm lúa và một số loại cây ăn trái  như bưởi, chanh không hạt, mít, khóm cho gần 40.000 lượt hộ sản xuất với khoảng 39.000ha, sản lượng khoảng trên 300.000 tấn.

T.TRÚC - D.KHÁNH