【tỷ số silkeborg】Bài học cuộc sống của bà lão 80 tuổi: 4 nguyên tắc để sống hạnh phúc
Cẩn thận khi chọn người tái hôn
Nhiều người sau khi góa chồng,àihọccuộcsốngcủabàlãotuổinguyêntắcđểsốnghạnhphútỷ số silkeborg góa vợ, đến tuổi già thường tìm một người để tái hôn. Vì họ nghĩ như vậy sẽ giúp mình sống thoải mái, vui vẻ hơn. Thế nhưng bạn cần cân nhắc kĩ trước khi đưa ra quyết định. Con cái đã lập gia đình, cháu chắt đã lớn, mọi việc cần có sự ủng hộ của con cái. Sau tuổi 60, việc tái hôn cần suy nghĩ một cách kĩ càng, cẩn thận, theo Sohu.
Bà Vương cho rằng không nên chọn tùy tiện một người để tái hôn mà cần phải suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa ra quyết định. Đó phải là người có sự hiểu biết sâu sắc và có được sự đồng tình của các con, các cháu. Trước khi tiến tới hôn nhân, bạn cần sắp xếp cuộc sống, tài sản, đồng thời giải thích rõ ràng, rạch ròi mọi chuyện từ kinh tế đến các mối quan hệ xung quanh rồi mới tính tới chuyện đó.
Đừng bán ngôi nhà cũ
Vàng bạc cũng không có giá trị lớn bằng ngôi nhà mình từng gắn bó nhiều năm. Nhiều người thường chọn lên ở với con cái và bán đi ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa các thế hệ khá phức tạp. Có người không hợp với con dâu thậm chí con gái, con trai cũng bất đồng quan điểm sống và phải về quê để tránh mâu thuẫn gia đình. Lúc đó, nhà là nơi bạn tìm về để tận hưởng một cuộc sống tự do, tự tại. Khi đó, bạn cũng không cần phải phiền hà đến các con. Khi nào buồn, cha mẹ lên thăm các con, các cháu là được.
Đừng đưa tiền tiết kiệm cho con cái giữ
Nhiều người cho rằng mình độc thân lại già cả, nắm trong tay quá nhiều tiền là không an toàn nên sẽ đưa tiền cho con giữ. Nếu chẳng may một ngày bạn không thể tự chăm sóc được bản thân hoặc mắc chứng mất trí nhớ, bạn sẽ không thể nhớ nổi tiền đã giao cho ai.
Cũng có người cho rằng có thể dựa vào con cái lúc về già và muốn đưa tiền cho con để con có trách nhiệm chăm sóc mình. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ chưa thực sự đúng. Lòng hiếu thảo của con cái không thể đong đếm bằng tiền bạc cha mẹ đưa cho. Con có hiếu thì không cần bố mẹ phải đưa tiền mới có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ.
Cha mẹ có thể mở sổ tiết kiệm cho mình. Sau đó, nếu muốn, bạn có thể tặng cho con cuốn sổ tiết kiệm đó mà không cần nói cho chúng biết trước. Bằng cách này, các con của bạn có thể rút được tiền khi cha mẹ có bất cứ chuyện gì xảy ra.
Điều thứ tư, đừng vào viện dưỡng lão
Nếu bạn có thể tự chăm sóc bản thân, đừng chọn đến viện dưỡng lão khi về già. Viện dưỡng lão là nơi phù hợp với những người già không có khả năng tự chăm sóc mình, cần sự giúp đỡ của người khác.
Thay vì đến nơi đó, bạn hãy chọn sống một cuộc sống tự do ở nhà mình. Nếu có thể, hãy bỏ tiền tiết kiệm thuê người giúp việc, họ sẽ hỗ trợ chăm sóc bạn. Điều đó sẽ khiến cuộc sống của bạn thoải mái, tự do hơn. Con cái cũng không phải đau đầu vì lo cho bố mẹ cô đơn trong viện dưỡng lão.
Cuối cùng, bà Vương gửi gắm: “Thực ra việc sống một mình tuổi hưu trí không có gì đáng sợ. Chỉ cần chúng ta bình tĩnh đối diện với nó, lên kế hoạch cho mọi việc trong tương lai và ghi nhớ 4 điều trên thì chúng ta sẽ bớt được nhiều nỗi lo và sống một cuộc đời hạnh phúc, thoải mái hơn”.