Việc hỗ trợ vốn thông qua hoạt động kết nối doanh nghiệp- ngân hàng mới được ít địa phương thúc đẩy. Ảnh: Hà Phương. Khơi mở nguồn vốn |
Sự hỗ trợ về nguồn vốn cho DN tại các địa phương vẫn còn phải “đợi”: Đợi nguồn quỹ phù hợp,ỗtrợvốnchodoanhnghiệpĐịaphươngcònítquantâtin chuyển nhượng juventus đợi cơ chế… thậm chí là đợi sự chủ động của các DN và ngân hàng. | |
Theo báo cáo thường niên DN Việt Nam 2016/2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giai đoạn 2007-2015 chứng kiến việc các DN hoạt động dựa nhiều vào các khoản nợ (nợ nhà cung cấp, các khoản vay chính…). Trong đó, các DN nhà nước là nơi có chỉ số nợ cao nhất. Điều này cho thấy các DN nhà nước đang được hưởng nhiều khoản vay và chính sách ưu đãi hơn DN ngoài nhà nước, trong khi chỉ số nợ của khối DN này luôn ở mức cao. Báo cáo cũng chỉ ra, các DN ngoài nhà nước hiện vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay, vì thế các DN này hoạt động dựa nhiều hơn vào nguồn vốn tự có. Nói về khó khăn của DN, ông Hoàng Quang Đông, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Minh Châu (Hưng Yên) mong muốn được hỗ trợ trong tiếp cận tín dụng. Bởi DN hiện đang vay vốn với lãi suất 8%/năm mà chỉ được vay ngắn hạn. Vì thế, ông Đông mong muốn lãi suất vay vốn ngân hàng đối với DN tư nhân được giảm từ 1-2% và nên hỗ trợ DN được vay dài hạn hơn, tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn. Có thể thấy, đây là vấn đề đã trở thành “muôn thuở” của các DN, nhưng lại là nghịch lý cần được giải quyết để hỗ trợ một lượng lớn DN nhỏ và vừa phát triển. Vì thế, vào đầu tháng 4/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cần bám sát chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, UBND các tỉnh, thành phố trong việc hỗ trợ DN, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình kết nối ngân hàng - DN trên địa bàn. Do đó, chương trình này đã được nhiều địa phương đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tiêu biểu như tại TP.HCM, năm 2016 chương trình đã cho vay được 281.216 tỷ đồng cho 21.914 khách hàng, lãi suất cho vay theo Chương trình được áp dụng ở mức 7%/năm bằng tiền đồng đối với khoản vay ngắn hạn, 8-10%/năm đối với cho vay trung - dài hạn. Không chỉ có những chương trình kết nối nêu trên, nhiều địa phương và hiệp hội tại địa phương đã thành lập quỹ hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa hoặc quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa, nhằm giúp DN thiếu vốn, nhưng chưa đủ điều kiện để vay vốn tại ngân hàng. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP.Hà Nội cho hay, Hiệp hội đã ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều tổ chức tín dụng, công ty tài chính và các quỹ như: Quỹ đổi mới DN, Quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng... Vẫn phải đợi Đánh giá chung về thực trạng hỗ trợ về vốn đối với DN tại các địa phương, ý kiến của nhiều hiệp hội, DN cho rằng, chính quyền ở không ít địa phương vẫn thơ ơ với nhu cầu của DN, do đó chính quyền địa phương chỉ đạo chưa quyết liệt, chậm ban hành chương trình hành động. Tiêu biểu như hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa, cả nước hiện có 27 quỹ nhưng hoạt động còn khá “èo uột” khiến nhiều DN thậm chí biết tới có quỹ này tại địa phương hoặc biết nhưng không nắm được phương thức thực hiện. Đặc biệt, sự hỗ trợ về vốn tại địa phương vẫn chưa có nhiều, chủ yếu vẫn là kết nối cho DN đến ngân hàng và ngược lại. Ông Hà Ngọc Hoa, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang cho hay, tại địa phương, hiện mới chỉ có việc liên kết giữa hiệp hội, DN với ngân hàng. Theo đó, DN có nhu cầu về vốn thì hiệp hội, địa phương sẽ giúp liên kết với ngân hàng, nhờ vậy, thủ tục vay vốn sẽ thuận lợi hơn. “Tuy nhiên, việc này mới dừng ở sự liên kết, sự hỗ trợ DN cần hơn là hạ lãi suất cho vay thì vẫn chưa được thực hiện”, ông Hoa cho hay. Theo ông Mạc Quốc Anh, do những khó khăn trong việc vay vốn nên hiệp hội chỉ tổ chức hoạt động kết nối cho người cần vốn và có vốn gặp gỡ, tư vấn cho DN các thủ tục, điều kiện vay vốn, so sánh lãi suất… ngân hàng nào các điều kiện cho vay tốt thì hiệp hội tư vấn cho DN. Ông Mạc Quốc Anh cho rằng, cách liên kết này giúp DN tiếp cận được nguồn vốn dễ hơn, với hiện nay, nhiều nguồn quỹ hỗ trợ DN chưa hiệu quả. Ví dụ như quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sắp đi vào triển khai tại TP.Hà Nội, để DN khởi nghiệp vay được vốn, cơ quan quản lý quỹ phải chấp nhận rủi ro, cho vay vốn tín chấp với những phương án kinh doanh khả thi cao; hoặc DN lớn góp vốn vào nguồn quỹ nên trở thành “sân sau” tiêu thụ sản phẩm cho DN khởi nghiệp. Đặc biệt, trước việc nhiều ý kiến cho rằng, sự hỗ trợ cho DN vẫn chưa xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương ít tạo điều kiện cho DN tư nhân, DN vừa và nhỏ phát triển, ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị Chính phủ nghiên cứu chỉ đạo, hỗ trợ thành lập các trung tâm hỗ trợ DN thành một hệ thống toàn quốc từ Trung ương đến địa phương. Có thể thấy, sự hỗ trợ về nguồn vốn cho DN tại các địa phương vẫn còn phải “đợi”: Đợi nguồn quỹ phù hợp, đợi cơ chế… thậm chí là đợi sự chủ động của các DN và ngân hàng. Tuy vậy, với sự nỗ lực về hỗ trợ DN của các địa phương, những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận, giúp tăng thêm kỳ vọng và niềm tin của DN vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam. |