【soi keo melbourne city】Đưa ASEAN thành động lực tăng trưởng toàn cầu
Hợp tác kinh tế- đầu tưnội khối ASEAN đã và đang phát triển hết sức đa dạng,ĐưaASEANthànhđộnglựctăngtrưởngtoàncầsoi keo melbourne city hiệu quả. Ảnh: Đức Thanh |
ASEAN là điểm đến đầu tư lớn của thế giới
“Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia mà doanh nghiệpNhật Bản muốn đầu tư trong khu vực ASEAN”. Đó là chia sẻ của ông Kubota Masakazu, Tổng thư ký Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tại buổi tiếp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng với đoàn công tác Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam đầu tuần này.
Phát biểu của ông Kubota Masakazu cho thấy, sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản đối với Việt Nam luôn được đặt trong sự so sánh với khu vực ASEAN.
Theo Báo cáo Đầu tư ASEAN (AIR) năm 2022, sự phục hồi mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư cho thấy khả năng ứng phó và sức hấp dẫn của ASEAN, với tư cách là một điểm đến đầu tư lớn trên thế giới và là động lực tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Báo cáo trên cho thấy, dòng vốn FDI vào ASEAN tăng 42%, lên 174 tỷ USD trong năm 2021. Đây là mức tăng kỷ lục trước đại dịch và đảo ngược sự suy giảm hồi năm 2020 do Covid-19.
Các quốc gia thành viên ASEAN đã nỗ lực thuận lợi hóa đầu tư trong những năm qua, với việc thông qua Khung thuận lợi hóa đầu tư ASEAN (AIFF) vào năm 2021, phản ánh cam kết của ASEAN trong việc cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh trong khu vực.
Những nỗ lực này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có xu hướng gia tăng. Mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, song tốc độ tăng trưởng nói chung còn thấp và bấp bênh.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ASEAN đang nỗ lực hoàn tất Kế hoạch Tổng thể 2025 trên cả 3 trụ cột và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo với việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, thúc đẩy hợp tác theo các xu hướng lớn hiện nay như phục hồi bao trùm, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững…
Đưa ASEAN trở thành tâm điểm, động lực tăng trưởng
Có thể nói, hợp tác kinh tế - đầu tư nội khối ASEAN đã và đang phát triển hết sức đa dạng và hiệu quả.
Cụ thể, Việt Nam là nước vừa tiếp nhận dòng vốn FDI, vừa đầu tư ra nước ngoài trong khối ASEAN. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I/2023, có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore cũng là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, với 3.189 dự áncòn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 72,52 tỷ USD, đứng thứ 2/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam có dự án đầu tư vào 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó, Singapore cũng là quốc gia dẫn đầu, với một dự án đầu tư mới và một dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 105,5 triệu USD, chiếm 88,3% tổng vốn đầu tư. Trong danh sách 15 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam cũng có nhiều quốc gia nội khối ASEAN, như Campuchia, Thái Lan, Lào…
Trong bài nhận định gần đây, ông David Liao, đồng Tổng giám đốc điều hành HSBC châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp giảm tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, cùng với các chính sách hỗ trợ ngành bất động sản, là động lực chính cho tăng trưởng, giúp tiêu dùnghồi phục. Điều này sẽ có tác động lan tỏa sang các nước xuất khẩu lớn như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ thúc đẩy tăng cường thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, còn kinh tế số sẽ trở thành "xương sống" cho thương mại.
Để nâng cao khả năng ứng phó của ASEAN và đưa ASEAN trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu, trong đó đặc biệt chú trọng an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tự cường y tế, ổn định tài chính- kinh tế, Indonesia - Chủ tịch ASEAN 2023 đã xây dựng chủ đề năm nay là “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, trong đó đưa ra nhiều ưu tiên, sáng kiến cụ thể.
Theo Đại sứ Vũ Hồ, quyền Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, diễn ra từ ngày 9 đến 11/5, tại Labuan Bajo (Indonesia) thể hiện mong muốn và nỗ lực của các nước phấn đấu đưa ASEAN trở thành tâm điểm, động lực tăng trưởng với vai trò dẫn dắt trong các tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực, đóng góp vào mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phồn vinh.
相关文章
Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Sao Mai (mã ck: ASM) vừa công bố thông tin bất thường về việc nhận được2025-01-25Bình Dương: Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá tháng cuối năm
Bình Dương: Doanh nghiệp xuất khẩu vượt khó, duy trì tăng trưởng caoHải quan Bình Dương hỗ trợ doanh2025-01-25Các bà vợ, đừng hạ mình bằng những cô gái mang nhục dục để cướp chồng người
Chiều 15/9, trên mạng xã hội lan truyền clip được cho là một vụ đánh ghen ở phố Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm2025-01-25Hàn Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá ống đồng Việt Nam
Dù bị áp thuế chống bán phá giá, thép Việt Nam vẫn vào được MexicoÁp thuế chống bán phá giá sản phẩm2025-01-25Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
Ngày 16/7, Công an quận Bình Tân (TP.HCM) vẫn đang điều tra vụ tai nạn giữ2025-01-25Cách hầm thịt bò thơm phức, mềm tơi
Thịt bò tuy ngon nhưng có nhiều gân và có mùi hôi. Không ít người than phiền rằng, họ không thể nấu2025-01-25
最新评论