【lich thi dau bong da hom nay và ngày mai】Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

时间:2025-01-24 22:14:09 来源:88Point

Phổ biến phim trên mạng,ốchộithôngquaLuậtĐiệnảnhsửađổivàLuậtThiđuakhenthưởngsửađổlich thi dau bong da hom nay và ngày mai kết hợp biện pháp “tiền kiểm” với “hậu kiểm”

Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều. Luật quy định về hoạt động điện ảnh; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; quản lý nhà nước về điện ảnh. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Về phân loại phim, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Việt Nam đang áp dụng phân loại đối với phim phổ biến trong hệ thống rạp chiếu phim, bao gồm phân loại phim theo độ tuổi người xem và phim cấm phổ biến đến người xem.

Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua 2 luật.

Để tăng cường các biện pháp bảo vệ người sử dụng dịch vụ, nhất là các đối tượng người chưa thành niên, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định thống nhất tiêu chí phân loại phim đối với tất cả các hình thức phổ biến phim, đã được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đồng thuận trong quá trình xin ý kiến; đồng thời, quy định nhiều biện pháp, chế tài để kiểm soát đối với vấn đề về phân loại phim. Cơ quan trình luật đã có dự thảo văn bản hướng dẫn tiêu chí phân loại phim gửi kèm tài liệu để báo cáo Quốc hội.

Về phổ biến phim trên không gian mạng, vấn đề này còn có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ 1, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức đề nghị kết hợp biện pháp “tiền kiểm” với “hậu kiểm”.

Loại ý kiến thứ 2, một số cơ quan và đại biểu Quốc hội đề nghị thực hiện biện pháp “tiền kiểm” đối với phim phổ biến trên không gian mạng, theo đó, tất cả phim trước khi phổ biến trên không gian mạng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Sau phiên thảo luận tại hội trường ngày 25/5/2022, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã phối hợp tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cho rằng loại ý kiến thứ 1 (tiền kiểm kết hợp với hậu kiểm) là phù hợp. Căn cứ đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung, chỉnh lý và quy định các biện pháp quản lý bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam hiện nay và xu thế chung của thế giới, bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ nội dung phim, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm như dự thảo Luật.

Công khai, công bằng và kịp thời các hình thức khen thưởng

Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 424/437 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 85,14%.

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có bố cục gồm 8 Chương, 96 Điều quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng. Luật áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.

Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong công tác thi đua, khen thưởng, Luật quy định việc thi đua được thực hiện trên các nguyên tắc: tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Bên cạnh đó, việc khen thưởng được thực hiện trên các nguyên tắc sau đây: chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được.

Theo quy định tại Luật này, một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Để đảm bảo tính khả thi, Luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến…

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024./.

推荐内容