Hội nghị Bộ trưởng Tài chính nhóm các nền kinh tế G20 đã không đạt được sự đồng thuận trong việc đưa ra một thông cáo chung về xung đột Nga - Ukraine trong phiên họp cuối cùng. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 không đạt được đồng thuận về thông cáo chung xoay quanh việc lên án xung đột Nga - Ukraine. Ảnh: BNN Là nước chủ tịch G20 năm nay,ộinghịGkhngrathngcochungvềxungđộtNga–ket qua bong da net hom nay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mong muốn Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tập trung vào những công dân dễ bị tổn thương nhất bằng cách tạo ra một “chương trình nghị sự toàn diện” để giành lại niềm tin của thế giới. “An ninh lương thực và năng lượng đã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn thế giới. Ngay cả khả năng tài chính của nhiều quốc gia cũng bị đe dọa bởi mức nợ không bền vững. Niềm tin vào các tổ chức tài chính quốc tế đã bị xói mòn, một phần là do họ đã chậm cải cách. Chúng ta cũng đang chứng kiến căng thẳng địa chính trị gia tăng ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Có sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều xã hội đang phải gánh chịu hậu quả do giá cả tăng cao. Tôi mong rằng các cuộc thảo luận của G20 nên tập trung vào những công dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới”, Thủ tướng Modi nhấn mạnh. Bên cạnh vấn đề Ukraine hay tái cơ cấu nợ, việc quản lý tiền điện tử là một lĩnh vực được nước chủ nhà Ấn Độ ưu tiên tại hội nghị lần này. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế đồng tình và cho rằng việc cấm tiền điện tử tư nhân có thể là một lựa chọn. Theo bà Georgieva, cần phân biệt giữa tiền điện tử của nhà nước vốn ổn định, với các tài sản điện tử mà tư nhân phát hành. Bà nhấn mạnh, “rất cần quản lý… nếu không sẽ là quá muộn”. Bà kêu gọi thảo luận khả năng cấm các tài sản này vì “chúng có thể đặt ra nguy cơ bất ổn tài chính”. Tuy nhiên, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của G20 ngay từ đầu đã vướng vào những bất đồng, đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraine và việc tái cấu trúc nợ cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn. Theo Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn, G20 cần tiến hành phân tích một cách công bằng, khách quan và chuyên sâu về nguyên nhân của vấn đề nợ toàn cầu nhằm đạt được giải pháp toàn diện và hiệu quả. Ông Lưu Côn cho rằng, các tổ chức tài chính quốc tế và các chủ nợ thương mại nên tuân theo nguyên tắc “hành động chung, chia sẻ gánh nặng công bằng” trong nỗ lực tái cấu trúc nợ. Một bất đồng sâu sắc nữa có thể khiến Hội nghị Bộ trưởng G20 không ra được thông cáo chung khi kết thúc trong ngày hôm nay, chính là cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ấn Độ - quốc gia giữ chức chủ tịch G20 năm nay và có quan điểm trung lập về cuộc xung đột Nga - Ukraine, thúc giục cuộc họp tránh sử dụng từ “chiến tranh” trong bất kỳ tuyên bố nào. Tuy nhiên, điều này lại không được các nước phương Tây trong G20 chấp thuận. Mỹ và các nước đồng minh thuộc nhóm G7 trong hội nghị đã đề xuất một thông cáo chung lên án Nga về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên đề xuất này đã bị phái đoàn Nga và Trung Quốc phản đối. Nga, thành viên của G20 gọi hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine là “chiến dịch quân sự đặc biệt” và không xem đó là một cuộc chiến tranh toàn diện. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, các thành viên G20 không thể đi ngược lại tuyên bố chung đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, tháng 11 năm ngoái. Ở thời điểm đó hầu hết quốc gia thành viên G20 đều nhất trí về một thông cáo chung lên án hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine. Theo Bộ trưởng Le Maire, quan điểm của một số quốc gia về cuộc xung đột đã thay đổi. “Hoặc là chúng tôi có cùng tiếng nói hoặc chúng tôi không ký vào thông cáo chung cuối cùng”, Bộ trưởng Le Maire nói. Trong trường hợp các nước thành viên không đồng thuận đưa ra một thông cáo chung, Ấn Độ sẽ đưa ra một tuyên bố chủ tịch để kết thúc hội nghị. NGUYỄN TẤN tổng hợp |