Giá gas tại thị trường thế giới tăngMở cửa phiên giao dịch sáng nay (18/3), giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 2,58% lên mức 1,7 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024. Châu Âu đang thoát khỏi mùa đông thứ hai của cuộc khủng hoảng khí đốt với lượng dự trữ ở mức cao theo mùa. Giá khí đốt chuẩn đã quay trở lại mức quen thuộc. Italy, nước vẫn mua khí đốt qua đường ống của Nga vào năm 2023, đã tuyên bố cuối cùng sẽ "bỏ thói quen" vào năm 2024 khi có nhiều khí đốt qua đường ống của Algeria và khí tự nhiên hóa lỏng toàn cầu. Theo nhận định của chuyên gia năng lượng và khí hậu Ignacio Urbasos Arbeloa thuộc Viện Hoàng gia Elcano (Tây Ban Nha), đến nay EU đã giảm 80% lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng đường ống mà không cần phải từ bỏ hỗ trợ chính trị, kinh tế và quân sự cho Ukraine. Trong khi Nga chiếm 42% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của châu Âu vào năm 2021, tỷ lệ này đã giảm xuống 14% vào năm 2023 (5,3% với khí tự nhiên hóa lỏng LNG và 8,7% với khí đốt qua đường ống). Nhờ phát triển năng lực mới để nhập khẩu LNG và xây dựng các kết nối, EU đã bước sang một giai đoạn mới trong quá trình giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, xoa dịu lo ngại về tình trạng thiếu nhiên liệu. EU cũng đề ra kế hoạch REPowerEU, xác định rằng đến năm 2027 sẽ ngừng mua khí đốt Nga. Giá dầu thô tăng nhẹGiá dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (18/3) trong bối cảnh nhu cầu dầu có dầu hiệu phục hồi tại Mỹ, nhà tiêu thụ nhiên liệu hàng đầu thế giới. Tại thời điểm 7h45 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent gần như đi ngang 85,38 USD/ounce, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,1% lên 80,87. Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thô Brent giao dịch ở 85,35 USD/thùng và giá dầu thô WTI của Mỹ ghi nhận ở 81 USD. Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h45 ngày 18/3/2024 Giá dầu thô đã tăng hơn 3% trong tuần trước sau khi leo lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, nhờ các dấu hiệu nhu cầu của Mỹ cải thiện và thị trường nhiên liệu thắt chặt đã thúc đẩy giá tăng mạnh trong tuần. Lượng dầu lấy ra từ kho nhiên liệu của Mỹ lớn hơn dự kiến cho thấy nhu cầu cải thiện ở quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới, trong khi Nhà Trắng xác nhận họ đang mua hơn 3 triệu thùng dầu để bổ sung cho Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Ngoài lượng tồn kho thấp hơn của Mỹ, các cuộc tấn công của Ukraine vào một nhà máy lọc nhiên liệu quan trọng của Nga có nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu ở các khu vực châu Á và châu Âu, cho thấy triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn đối với thị trường dầu mỏ. Cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đều dự báo nhu cầu dầu mạnh vào năm 2024 và 2025 trong các báo cáo hàng tháng riêng biệt được công bố trong tuần này./. |