【bd nhan dinh】Từng bước phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:21:28

Thông tin được đưa ra tại “Diễn đàn Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử 2019 với chủ đề “Chuyển động cùng công nghệ CHIP” (EPF 2019) do Thời báo Kinh tế Việt Nam,ừngbướcpháttriểnhệsinhtháithanhtoánđiệntửbd nhan dinh Công ty Thanh toán Quốc gia (NAPAS) và Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước chủ trì tổ chức ngày 10/12/2019 tại Hà Nội

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt không còn đơn thuần như trước đây là nhằm tăng sự luân chuyển đồng vốn trong toàn xã hội, không để đồng tiền bị "chết", không chỉ là vấn đề minh bạch chống rửa tiền tham nhũng mà nếu làm tốt thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế internet.

anh
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại diễn đàn.

Nền kinh tế khu vực Đông Nam Á rất năng động, kinh tế Internet quy mô 100 tỷ USD, dự kiến 5 năm tới tăng gấp 3 lần. Vậy Việt Nam đang ở đâu? Phó Thủ tướng đặt câu hỏi nhân dịp bàn về chủ đề công nghệ CHIP.

Phó Thủ tướng cho rằng, Chính phủ điện tử suy cho cùng là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, giúp minh bạch hơn. Người Việt Nam có câu "đồng tiền đi liền với khúc ruột", an toàn an ninh trong thanh toán tiền với người dân là thiết thực. Đẩy mạnh thanh toán điện tử, tận dụng thời cơ kinh tế số, thúc đẩy và phải làm sao mọi người dân thấy lợi tham gia vào.

"Chúng ta đã có đợt quyết liệt thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng. Giờ nhiều nông dân người nghèo vẫn nghĩ rằng có tài khoản là cái gì đó không dành cho mình thì đây là nhiệm vụ của chúng ta, không chỉ các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng mà nhiệm vụ của cả truyền thông. Chúng ta phải đẩy mạnh công nghệ, tiến tới tất cả các thông tin được tích hợp, từ nhân thân, bảo hiểm, y tế, ngân hàng phải được liên thông và kết nối", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng khẳng định, những năm trước, Chính phủ đã có chỉ đạo rõ tiền thuế, bảo hiểm, điện lực viễn thông phải thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ đầu năm nay cũng quyết định bắt buộc 2 ngành liên quan đến người dân nhiều nhất là giáo dục, y tế phải triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.

"Ngân hàng, doanh nghiệp chung tay vì công nghệ, lợi ích chung. Tôi tin rằng lĩnh vực thanh toán điện tử nói riêng, ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng thời cơ cách mạng 4.0 sẽ đạt được kết quả thiết thực", Phó thủ tướng tin tưởng.

cc
Quang cảnh của diễn đàn

Xu thế tất yếu của thời đại

Tại diễn đàn, Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam nhận định, Chính phủ đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam phải không ngừng nỗ lực để bắt kịp và đi trên hành trình của "chuyến tàu" 4.0. Khoa học công nghệ, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn… sẽ là cơ hội để các nước nghèo, các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nắm lấy và thay đổi vận mệnh của mình.

Kinh tế số, thương mại điện tử là xu hướng tất yếu của thời đại. Do đó, áp lực đổi mới để cập nhật công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính ngân hàng đã và đang thể hiện sự chủ động và tích cực của hệ thống các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính, phi tài chính tại Việt Nam hiện nay.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định hướng xây dựng, sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, trong đó tập trung vào ngân hàng số, thanh toán số..

Chia sẻ về những thành tựu triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Bộ Y tế, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, đến nay có 15 ngân hàng liên kết hỗ trợ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bằng QR code tại bệnh viện và giúp người bệnh thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp trên nền tảng thiết bị di động thông minh dễ dàng hơn, thậm chí có thể nhờ người thân thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa. Đến nay số bệnh nhân thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt chiếm 35% trên tổng số giao dịch thanh toán của bệnh viện.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán điện tử trong ngành y tế còn nhiều hạn chế như: Tỷ lệ các bệnh viện triển khai thanh toán điện tử hiện còn thấp; việc kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) còn gặp nhiều khó khăn; người dân chưa có thói quen thanh toán điện tử trong hầu hết các giao dịch thanh toán.

"Hiện nay, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ thanh toán điện tử; kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn; phí thanh toán các giao dịch không dùng tiền mặt còn cao và bệnh viện chưa có các cơ chế chi trả phí" ông Tường cho hay.

Trong khi đó, người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, ứng dụng mobile để thanh toán. Các bệnh viện chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, lợi ích cũng như các phương thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt nên tỷ lệ các bệnh viện triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt hiện còn thấp; chưa có các cơ chế chi trả phí thanh toán điện tử. Các ngân hàng, cổng thanh toán, ví điện tử, … chưa kết nối liên thông với nhau, nên chưa tạo điều kiện dễ dàng thanh toán chi phí khám, chữa bệnh giữa các phương thức thanh toán của các đơn vị khác nhau khi cùng cung cấp dịch vụ thanh toán trong cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trước những khó khăn đó, việc đẩy mạnh thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt ưu tiên tại các đô thị theo đúng quy định của Chính phủ là hợp lý, từng bước vừa làm, vừa rút kinh nghiệm rồi nhân rộng ra các vùng sâu, vùng xa.

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn EPF 2019 đã diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Y tế; giữa Petrolimex và NAPAS; giữa Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Vietcombank, Vietinbank và NAPAS./.

H.Q

顶: 8踩: 16336