Cố gắng giữ chân người lao động
Ông Nguyễn Hoài Nam - Tổng thư ký Hiệp Hội chế biến - Xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam cho biết,ềudoanhnghiệpchưatiếpcậnđượcgóihỗtrợtỷđồbrazil đấu với panama dịch Covid -19 đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và việc làm của người lao động (NLĐ). Tuy vậy, các DN vẫn cố gắng duy trì sản xuất, giữ chân người lao động vì lao động bao giờ cũng là nguồn lực lớn nhất của các DN.
"Mặc dù khó khăn rất nhiều nhưng các DN vẫn phải gồng mình giữ chân NLĐ. Các DN trong hiệp hội kiến nghị miễn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thay vì giãn, hoãn và miễn đóng phí công đoàn trong 3 tháng xảy ra dịch" - ông Nam nói.
Về điều kiện tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng, ông Nam cho rằng hầu như DN không tiếp cận được nên khi có chủ trương DN rất hào hứng nhưng tới lúc triển khai lại bị "hẫng".
Ông Trần Mạnh Cường - Phó Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Tổng công ty May 10 cho biết, do ảnh hưởng của dịch, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, các đơn hàng khi sản xuất ra khách hàng không muốn nhận để tránh việc thanh toán. Vì vậy, luồng tài chính khó khăn, ảnh hưởng rất lớn dòng tiền của đơn vị.
Thực tế có khoảng 30 - 50% lao động của công ty bị ảnh hưởng về việc làm. Nhu cầu sử dụng sản phẩm may mặc giảm, tuy nhiên nhu cầu sử dụng sản phẩm phòng dịch tăng lên. Song nhu cầu này không thường xuyên nên công ty cũng phải ăn đong theo từng tháng. Trong quá trình tiếp cận gói 62.000 tỷ đồng, để vay vốn trả lương cho NLĐ tạm ngừng việc, DN khó tiến cận vì điều kiện khắt khe, các điều kiện như tài chính bằng không, không còn quỹ lương dự phòng…
Đại diện của Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam kiến nghị cho phép các trường học miễn đóng BHXH vào các tháng thực hiện cách ly xã hội (tháng 2, tháng 3, tháng 4).
Hầu hết các DN đều đề xuất Chính phủ nới lỏng điều kiện, tiêu chí hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng; đồng thời, tiếp tục kéo dài thời gian tạm dừng đóng BHXH, trước mắt đến hết quý III/2020… Ngoài ra, các đơn vị, địa phương tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề cho lực lượng lao động bị mất việc làm, giúp họ có cơ hội trở lại thị trường lao động.
DN không có doanh thu thì không phải đóng BHXH
Ông Phạm Trường Giang - Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Luật BHXH quy định, căn cứ đóng BHXH dựa vào tiền lương, cho nên DN không có doanh thu, NLĐ không có tiền lương thì không phải đóng BHXH. Nếu cơ quan BHXH có văn bản yêu cầu đóng BHXH trong giai đoạn này (vào tháng 2, 3,4 đối với các trường học) là hoàn toàn không đúng quy định.
Ông Giang cũng lý giải vì sao thuế thì cho miễn, giảm, còn BHXH chỉ cho tạm dừng. “BHXH là quan hệ đóng hưởng, NLĐ không đóng thì lấy đâu ra hưởng. Nguyên lý chính sách thuế chỉ có quan hệ giữa Nhà nước và DN, còn nguyên lý của bảo hiểm là quan hệ 3 bên Nhà nước, DN, NLĐ. Tham gia BH là vừa lo cho lợi ích của DN, vừa lo cho lợi ích của NLĐ. Đơn cử, DN đang sử dụng lao động, lao động bị tai nạn, phải chi trả để đảm bảo cuộc sống đến suốt đời, thì lúc đó BH phải chi trả” - ông Giang giải thích.
Ông Giang cho biết, chính sách quy định trong Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg là DN được tạm dừng đóng BHXH 6 tháng và tối đa 12 tháng, không có văn bản nào quy định chỉ tạm dừng đóng 2 tháng.
Thông tin thêm về kết quả thực hiện chính sách tạm dừng đóng BHXH, ông Giang cho biết, đến 26/6, tổng số lao động được tạm dừng đóng BHXH là gần 130.000 lao động với số tiền 500 tỷ đồng, gần 1.500 DN được hưởng chính sách này. Như vậy, đáng lẽ DN phải nộp 500 tỷ đồng, nhưng DN đã được giữ lại để có tiền mặt lo sản xuất, kinh doanh.
Dự báo, đến hết năm nay, có khoảng 1 triệu lao động được tạm dừng đóng BHXH với số tiền lên hàng nghìn tỷ đồng, đấy là chia sẻ rất lớn của Nhà nước với DN. Hơn thế nữa, hết thời gian tạm dừng đóng, DN không phải tính lãi chậm nộp.
Cũng theo ông Giang, theo phản ánh của các DN, điều kiện tạm dừng đóng BHXH quy định tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP là quá chặt chẽ. Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Nghị quyết 42/NQ-CP đã gỡ khó những vướng mắc quy định trước đó, đồng thời, quy trình, thủ tục để DN hưởng chính sách cũng nhanh gọn hơn rất nhiều.
“Sau cuộc họp này, Bộ LĐ-TB&XH sẽ kiến nghị Chính phủ để DN tạm dừng thời gian đóng BHXH tối đa 12 tháng, như vậy, số tiền DN được giữ lại sẽ tăng gấp đôi” - ông Giang cho hay.
Đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, về kiến nghị giảm phí công đoàn, theo quy định, trong thời gian DN không có doanh thu, NLĐ không có lương thì không phải đóng phí công đoàn.
Về phân bổ phí công đoàn, vị đại diện này cho biết, mức phí công đoàn 2% mà DN phải nộp, 70% để lại công đoàn cơ sở để chăm lo cho NLĐ, 30% còn lại để duy trì hoạt động của bộ máy công đoàn. Trong thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động cũng đã trích từ quỹ công đoàn để hỗ trợ cho các công đoàn viên khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, bộ đã có văn bản trình Chính phủ nới lỏng một số điều kiện, giúp DN dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, bộ đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho phép DN được sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ./.
Bùi Tư