【kq bd truc tiep】Dệt may kỳ vọng xuất khẩu đạt 35 tỷ USD

时间:2025-01-24 23:27:19来源:88Point 作者:La liga

Đơn hàng dồi dào,ệtmaykỳvọngxuấtkhẩuđạttỷkq bd truc tiep năng suất lao động được cải thiện, cộng với triển vọng của tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước, ngành dệt may đặt kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 35 tỷ USD cho cả năm 2018, dù còn nhiều khó khăn phía trước.

Công nhân ngành may phấn khởi do có nhiều hàng để sản xuất. Ảnh: CAO THĂNG

Đã có đơn hàng đến hết năm

Ghi nhận tại các doanh nghiệp (DN) may mặc trên địa bàn TPHCM cho thấy, ngay từ đầu năm đơn hàng đã khá dồi dào, dù giá gia công vẫn chưa có dấu hiệu tăng. Nhiều DN cho biết đã có đơn hàng đến hết năm, thậm chí gối đầu qua những tháng đầu năm 2019. “So với năm trước, năm nay đơn hàng may mặc khá nhiều, đặc biệt số lượng khách hàng cũ đang quay trở lại rất lớn.

Hiện nay, mỗi tháng, ngoài xưởng chính ra hàng khoảng trên dưới 100.000 sản phẩm, DN chúng tôi còn phải đem gia công bên ngoài khối lượng hàng trị giá khoảng 700.000 - 800.000 USD mới kịp tiến độ cho đối tác. Tuy đơn hàng nhiều nhưng trong quá trình đàm phán phía đối tác luôn “cò kè” hạ giá, buộc doanh nghiệp phải tìm giải pháp siết chặt các quy trình, đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tiết kiệm tối đa chi phí để có mức chào giá cạnh tranh”, Giám đốc Công ty TNHH May mặc Thành Đạt chia sẻ. Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm cũng cho biết, hiện các DN trong ngành dệt may đã có đủ đơn hàng hết quý 3 và đang đàm phán cho những hợp đồng dài hạn qua năm 2019. “Tuy giá tiếp tục có xu hướng giảm nhưng số lượng đơn hàng đang tăng mạnh trong năm nay, nhất là với DN có quy mô lớn, khả năng đáp ứng thời gian giao hàng tốt”, đại diện VITAS khẳng định.


Theo đánh giá của Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM Phạm Xuân Hồng, năm nay ngành dệt may có nhiều triển vọng nhờ đã có lượng đơn hàng nhất định. Tuy nhiên, các DN dệt may còn đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Myanmar, Campuchia... Bởi trên thực tế, các nước này không chỉ đột phá về thị phần xuất khẩu mà ngay tại thị trường trong nước, các chính sách về bảo hiểm, đất đai, thuế... đều thấp. Trong khi đó, tại Việt Nam, những chi phí này đều cao hơn các nước bạn. Do vậy, dù kim ngạch, doanh thu của ngành dệt may có tăng trưởng thì lợi nhuận sẽ không cao. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của ngành dệt may cũng chưa thực sự thuận lợi, xu hướng thời trang nhanh khiến yêu cầu về thời gian giao hàng ngày một ngắn lại, từ 30 - 45 ngày xuống còn 15 ngày, cũng tạo áp lực lớn cho DN sản xuất.

Tiếp tục cạnh tranh bằng chất lượng

Với đơn hàng dồi dào và triển vọng khả quan của kinh tế thế giới cũng như trong nước, ngành dệt may nâng mục tiêu kế hoạch xuất khẩu đạt 35 tỷ USD, cao hơn kế hoạch từ đầu năm 2018.

Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, theo Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường, giải pháp cơ bản của ngành vẫn là tiếp tục có được sản phẩm chất lượng tốt, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý nhất. Dệt may Việt Nam không đi theo hướng nhận đơn hàng giá rẻ nhất, mà đi theo hướng giá hợp lý nhất với sự đòi hỏi về tay nghề và kỹ thuật cao. Giải pháp cho vấn đề này chính là đầu tư đúng công nghệ của giai đoạn hiện nay, nâng cao năng suất không chỉ thông qua tay nghề của người lao động mà còn qua hệ thống sản xuất, quản lý, tin học hóa trong quản trị và tự động hóa từng bước, từng khâu trong sản xuất của ngành.
“Thời gian qua, mặc dù xuất hiện xu hướng dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu dệt may sang một số thị trường lân cận có chi phí sản xuất cạnh tranh hơn, nhưng điều này không đáng lo ngại vì DN dệt may Việt Nam vẫn hoàn toàn đủ sức cạnh tranh, không lo mất đơn hàng sang các thị trường khác”, Chủ tịch VITAS khẳng định. Bởi một trong những lý do để dệt may có sức cạnh tranh cao là tay nghề của công nhân trong ngành ngày một nâng cao; năng suất được cải thiện, chất lượng ngày càng tốt hơn và quan trọng là uy tín của DN với các đối tác mua hàng khá tốt.

Vì vậy, phần lớn các nhà nhập khẩu đều dành cho Việt Nam các đơn hàng lớn, chỉ chuyển một số đơn hàng nhỏ sang các nước như Myanmar, Campuchia. Chưa kể, hiện nay các DN trong ngành đang từng bước đầu tư công nghệ mới, thiết bị tự động, nâng cao năng suất. Dùng lợi nhuận tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm bắt kịp xu hướng phát triển và nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng dệt may. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp ngành dệt may đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mà còn lấp dần nguồn cung nguyên phụ liệu bị thiếu hụt.

Từ chỗ phải nhập khẩu hầu hết nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, hiện mỗi năm, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu trên 3 tỷ USD sợi, gần 1 tỷ USD vải, 400 triệu USD phụ liệu may. Đặc biệt, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi tư duy đầu tư công nghệ của DN, hướng sản xuất đến những phân khúc sản phẩm giá trị cao như ODM (tự thiết kế, tự chủ nguyên phụ liệu, sản xuất, vận chuyển), OBM (tự thiết kế và bán sản phẩm bằng thương hiệu riêng). Theo đó, DN đã dần chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng và công nghệ, thiết bị để thiết kế trên các phần mềm 3D, chào bán mẫu, thay vì sản xuất theo mẫu của nhà nhập khẩu như trước kia. Việc lựa chọn hướng khai thác sâu phân khúc sản phẩm giá trị cao cũng giúp dệt may Việt Nam tiếp tục tạo sự khác biệt trên thị trường xuất khẩu dệt may thế giới và tăng trưởng như mong muốn.

Theo LẠC PHONG/SGGP

相关内容
推荐内容