发布时间:2025-01-10 19:40:21 来源:88Point 作者:World Cup
Dự ántrọng điểm
Các dự án Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa là các dự án trọng điểm được người dân kỳ vọng sẽ ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ kênh Thanh Đa và sông Sài Gòn tại khu vực Thanh Đa. Hơn nữa Dự án sẽ thúc đẩy phát triển triển quy hoạch đô thị tại bán đảo tiềm năng bậc nhất TP.HCM và thổi luồng gió mới vào các dự án “treo” nhiều năm tại khu vực này.
Các dự án chia thành hai nhóm chống sạt lở kênh Thanh Đa và chống sạt lở trên sông Sài Gòn do Khu Quản lý đường thuỷ nội địa thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM làm chủ đầu tư. TheácdựánChốngsạtlởbánđảoThanhĐaTPHCMNhàthầugặpkhóvìthiếumặtbằngthicônhận định trận đấuo đó, trên kênh Thanh Đa gồm 4 dự án bao gồm Dự án Chống sạt lở kênh Thanh Đa - Đoạn 1.1 (dài 478m); Đoạn 1.2 (dài 342m); Đoạn 1.3 (dài 705m) và Đoạn 1.4 (dài 667m). Tổng giá trị xây lắp của các dự án này khoảng 110 tỷ đồng. Các dự án trên kênh Thanh Đa đã thi công xong và đưa vào khai thác.
Việc thi công của nhiều nhà thầutại Dự án chống Sạt lở bán đảo Thanh Đa bị ngưng trệ vì "đói" mặt bằng |
Nhóm các dự án Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa trên sông Sài Gòn có quy mô đầu tư lớn. Cụ thể, Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - Đoạn 2 (sông Sài Gòn – Khu vực khách sạn Sài Gòn Domine) xây dựng kè vớ tổng chiều dài 2.797m, giá trị xây lắp tỷ hơn 280 tỷ đồng; Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - Đoạn 3 (Bình Quới, Cây Bàng, Rạch Chùa) xây dựng tuyến kè dài 3.241m có giá trị xây lắp hơn 420 tỷ đồng; Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - Đoạn 4 (sông Sài Gòn – Khu biệt thự Lý Hoàng đến Nhà thờ La San Mai Thôn) xây dựng kè dài 2.772m giá trị xây lắp khoảng 281 tỷ đồng. Các dự án này đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thi công xây dựng.
Có thể nói các dự án Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa là tâm điểm của sự quan tâm không riêng chỉ giới nhà thầu mà các nhà đầu tư. Bởi các dự án này là chìa khoá cho công tác quy hoạch phát triển đô thị tại bán đảo Thanh Đa, khu vực ẩn chứa tiềm năng rất lớn chưa được khai thác. Tiến độ xây dựng các dự án chống sạt lở luôn là thông tin “nóng” bởi vừa qua TP.HCM công bố danh sách 10 nhà đầu tư muốn tham gia đấu thầusiêu dự án phát triển đô thị tỷ USD Bình Quới - Thanh Đa quy mô 400 ha. Các dự án Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa là giải pháp chống sạt lở căn cơ, hiệu quả cao. Từ tháng 8 năm 2003 UBND TP.HCM đã có chủ trương nghiên cứu dự án phòng chống sạt lở bờ sông Sài Gòn và giao Sở Giao thông Vận tải khảo sát, nghên cứu và đề xuất phương án. Năm 2006, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và tách dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa thành 7 tiểu dự án.
Ngưng trệ bởi thiếu mặt bằng
Tuần trước, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư ông Phan Công Bằng, Giám đốc Khu Quản lý đường thuỷ nội địa cho biết nhiều gói thầu của các dự án Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa trên sông Sài Gòn đang trong giai đoạn xây dựng tuy nhiên do khó khăn về giải phóng mặt bằng nên việc thi công của các nhà thầu bị ngưng trệ.
Cụ thể, Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - Đoạn 2 (sông Sài Gòn – Khu vực khách sạn Sài Gòn Domine) được chia thành 2 gói thầu. Trong đó, gói thầu xây dựng công trình phần dưới nước (Thảm đá), giá trị xây lắp hơn 76 tỷ đồng do liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Anh Vinh – Công ty cổ phần Xây dựng đê kè và Phát triển nông thôn Hải Dương thi công. Gói thầu khởi công từ tháng 8/2015, hiện khối lượng đạt 95% nhưng đã bị ngưng thi công hạng mục thảm đá gần bờ và công tác nạo vét do vướng đền bù giải phóng mặt bằng. Gói thầu Xây dựng công trình phần trên cạn (Thân kè và đỉnh kè) cũng trong tình cảnh tương tự. Gói thầu có giá trị xây lắp hơn 204 tỷ đồng này được khởi công từ tháng 6/2018 dự kiến trong 9 tháng hoàn thành. Tuy nhiên, sau 8 tháng nhà thầu cũng chỉ thực hiện được 26% khối lượng vì cũng vướng mặt bằng chưa giải phóng được.
Tình cảnh nhà thầu “ngồi chơi xơi nước” vì thiếu mặt bằng thi công không phải chuyện hiếm gặp tại các dự án này. Nhiều gói thầu khác cũng kẹt mặt bằng như cả gói gói thầu thuộc Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - Đoạn 4 (sông Sài Gòn – Khu biệt thự Lý Hoàng đến Nhà thờ La San Mai Thôn). Theo đó, gói thầu Xây dựng công trình phần dưới nước (Thảm đá) nhà thầu đã thi công tới 93% trên tổng số khối lượng 104 tỷ đồng song cũng không thể thi công tiếp vì mặt bằng bất chấp đã lố thời hạn theo hợp đồng thi công gần 4 năm. Hoặc gói thầu Xây dựng công trình phần trên cạn mới thi công được 12% trên tổng số khối lượng 176 tỷ đồng dù đã hết 2/3 thời hạn thi công theo hợp đồng.
Tương tự, 2 gói thầu khác thuộc Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - Đoạn 3 (Bình Quới, Cây Bàng, Rạch Chùa) là gói Xây dựng công trình Đoạn C (từ K1+600 đến K2+000 và đoạn E1 từ K3+040 đến K3+300) và gói thầu Xây lắp công trình Đoạn G (từ K4+550 đền K5+050 và Đoạn H từ K5+080 đến K5+480) cũng được khởi công từ năm 2016 nhưng tới nay vẫn chưa thể về đích đúng hẹn vì chỉ vướng khoảng 300 m mặt bằng chưa giải phóng được. Hai gói thầu này đã hoàn thành khối lượng khoảng 95% và 62%.
Đại diện một nhà thầu (xin được dấu tên) nói với phóng viên Báo Đầu tư biết nhà thầu này có năng lực mạnh, tập kết dầy đủ máy móc, thiết bị và nhân lực thi công theo đúng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu song vì thiếu mặt bằng nên việc thi công bị chững lại cộng thêm việc thường xuyên thi công trong điều kiện mặt bằng manh mún làm phát sinh nhiều chi phí cho nhà thầu.
Ông Phan Công Bằng cho biết UBND quận Bình Thạnh được Thành phố giao làm chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng. Quận Bình Thạnh đã phê duyệt các quyết định chính sách bồi thường, thu hồi đất, phương án bồi thường… và đang lập thủ tục chi trả tiền bồi thường. Dự kiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành vào quý 3, năm 2019 để bàn giao cho các nhà thầu.
“Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Thạnh và Khu Quản lý đường thuỷ nội địa phối hợp vận động các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng trong dự án bàn giao một phần mặt bằng cho các nhà thầu thi công trước khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng”, ông Bằng nói và cho biết trong quá trình triển khai dự án, địa phương đã rất có trách nhiệm trong việc phối hợp và hỗ trợ để giải phóng mặt bằng tuy nhiên gặp nhiều khó khăn vì giá đền bù chưa nhận được sự chấp thuận của người dân.
Theo nhà thầu nói trên vấn đề “đói” mặt bằng thi công tại các dự án Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ toàn dự án mà gây thiệt hại trực tiếp tới các nhà thầu vì máy móc, thiết bị và con người bị “đắp chiếu” chờ việc. Cũng theo nhà thầu này thì Chủ đầu tư và quận Bình Thạnh cần rốt ráo thực hiện các thủ tục bồi thường cho người dân để tháo gỡ khó khăn này.
相关文章
随便看看