发布时间:2025-01-10 19:07:38 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Bài cuối:
VỮNG TIN VƯỢT KHÓ
BPO - Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018,ămhọcđặcbiệti le bóng da đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn ngành giáo dục tỉnh Bình Phước đã sẵn sàng tâm thế, đặc biệt là chuẩn bị tốt nhất kỳ cho thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, vấn đề ngành giáo dục Bình Phước đang băn khoăn, trăn trở hiện nay là một số trường quá tải do số lượng học sinh đông, trong khi cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng đủ, rất cần được quan tâm tháo gỡ.
Tăng cơ học nhanh
Năm học 2024-2025, tổng số học sinh Trường THCS Tân Phú, TP. Đồng Xoài là 2.526 em/57 lớp, trong đó khối 9 có 11 lớp/479 học sinh, tăng 48 em so với năm học trước. Đây là ngôi trường một cấp học có số học sinh đông nhất toàn tỉnh, gây nhiều khó khăn cho hoạt động dạy và học.
Trường THCS Tân Phú, thành phố Ðồng Xoài luôn trong tình trạng quá tải
Thầy Nguyễn Viết Tuyên, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Phú trăn trở: Do số lượng học sinh, số lớp quá đông, trong khi chỉ có 32 phòng học nên không thể dạy học chéo buổi môn giáo dục địa phương theo Chương trình GDPT 2018, ôn thi học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Ngoài ra, năm học này trường thiếu 7 giáo viên, 6 nhân viên. Học sinh đông, số lớp nhiều nhưng hiện trường chưa có nhà tập đa năng cũng như sân chơi, bãi tập riêng mà tận dụng khuôn viên sân trường để tổ chức các hoạt động và dạy giáo dục thể chất. Mỗi tiết có từ 5-6 lớp học thể dục ngoài sân trường, tương đương khoảng 250 học sinh. Học thể dục là phải vận động, chạy nhảy với đầy đủ nội dung theo quy định để học sinh phát triển toàn diện, thế nhưng việc học thể dục ngoài sân trường lại tác động, ảnh hưởng lớn đến việc học tập của học sinh lớp khác. Do đó, trường buộc phải hạn chế một số môn như bóng đá, bóng chuyền, chạy, nhảy. Đây là thiệt thòi lớn cho học sinh thời kỳ đang phát triển mạnh về thể chất.
“Để các em phát triển toàn diện trí, thể, mỹ, ngoài kiến nghị bổ sung giáo viên, nhân viên còn thiếu và bàn ghế cho học sinh thì các cấp, ngành cần nghiên cứu xem xét sớm tách trường, vì số học sinh quá đông ảnh hưởng đến các hoạt động cũng như không đủ điều kiện lên trường chuẩn quốc gia” - thầy Tuyên kiến nghị.
Toàn tỉnh Bình Phước hiện thiếu 2.313 biên chế viên chức ngành giáo dục. Trong ảnh, cô và trò Trường TH&THCS An Phú, huyện Hớn Quản trong giờ học
Để chuẩn bị tốt cho năm học 2024-2025, Trường THCS Tiến Thành, TP. Đồng Xoài đã sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập; dọn vệ sinh tạo cảnh quan môi trường sư phạm sáng, xanh, sạch, đẹp. Từ đó tạo khí thế, lan tỏa niềm tin để đạt nhiều thành tích cao trong năm học mới. Tuy nhiên, đứng chân trên địa bàn khu công nghiệp, đông dân cư sinh sống nên học sinh tăng cơ học nhanh đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Thầy Phạm Anh Quang, Hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thành cho biết, năm học 2024-2025, trường có 1.409 học sinh/31 lớp, tăng 141 học sinh và tăng 3 lớp so với năm học trước. Do tăng cơ học nhanh nên vượt chỉ tiêu 45 học sinh/lớp, bình quân toàn trường có 45,5 học sinh/lớp, trong đó nhiều lớp có từ 48-50 em. Dù trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia nhưng cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học, nhiều phòng học cũ xây từ 20 năm trước, nhỏ hẹp trong khi sĩ số lớp quá đông. Cùng với đó, trường thiếu 8 giáo viên, 7 nhân viên. Để đảm bảo đủ giáo viên, nhân viên, trường đã có văn bản kiến nghị bổ sung nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Thiếu 2.313 biên chế viên chức
Theo thống kê, bậc mầm non, tiểu học, THCS công lập năm học 2024-2025 trên địa bàn TP. Đồng Xoài tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học trước. Số học sinh tăng cơ học nhanh đã gây áp lực lớn trong việc đảm bảo cơ sở vật chất trường lớp, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP. Đồng Xoài Ngô Văn Quyền cho biết: Tổng nhu cầu số lượng việc làm năm học 2024-2025 của ngành GD&ĐT thành phố là 1.655 người, trong đó UBND tỉnh tạm giao năm 2024 là 1.370 biên chế, cần bổ sung thêm 285 người. Cụ thể, vừa qua UBND tỉnh đã giao 193 người theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP; trong đó, bậc mầm non 41 người, bậc tiểu học 117 người, THCS 35 người. Trong 193 người được giao, thành phố đã hợp đồng với khoảng 100 giáo viên. Khó khăn lớn hiện nay là nguồn tuyển, nhất là giáo viên tiểu học, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý và một số chuyên ngành khác.
Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ tại Trường mầm non Như Ý, thị xã Chơn Thành dưới sự hướng dẫn của các cô giáo
Năm học 2024-2025, thị xã Chơn Thành có 23 trường công lập, 11 trường và 28 nhóm lớp độc lập ngoài công lập. Riêng các trường công lập mầm non, tiểu học, THCS hơn 16.100 học sinh, tăng hơn 500 học sinh và 14 lớp so với năm học trước, chủ yếu tập trung ở bậc tiểu học và THCS. Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Chơn Thành Nguyễn Văn Diễn cho biết: Theo quy định, Chơn Thành thiếu khoảng 100 giáo viên. Các trường dù đã dồn lớp nhưng hiện vẫn thiếu khoảng 40 giáo viên, chủ yếu là giáo viên tiểu học, Tin học, tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật… Đây là những giáo viên chuyên biệt nên rất khó tìm nguồn tuyển.
Năm học 2024-2025, UBND tỉnh đã giao thêm các suất hợp đồng, tăng 59 suất so với năm học 2023-2024. Các trường có thể sử dụng các suất này để nhận hợp đồng giáo viên. Tuy nhiên, rất nhiều trường đang khó khăn trong tìm nguồn tuyển, nhất là giáo viên tiểu học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, tiếng Anh cho các trường: TH&THCS Minh Thành, TH&THCS Lương Thế Vinh, tiểu học Minh Hưng A...
Thầy và trò Trường tiểu học Chơn Thành A, thị xã Chơn Thành trong tiết hoạt động ngoài trời
“Tại thị xã Chơn Thành, rất nhiều trường không biết tìm giáo viên từ đâu. Nếu dạy dư giờ thì 1 năm theo quy định không quá 200 tiết, nhờ giáo viên trường khác dạy thì không có cơ chế thanh toán. Để giải quyết bài toán này, trước mắt cần tăng cường giáo viên trường khác đến dạy cho trường đang thiếu” - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Chơn Thành Nguyễn Văn Diễn chia sẻ.
Năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 436 trường, trong đó bậc mầm non 169 trường (cả ngoài công lập), tiểu học 122 trường, THCS 108 trường, THPT 37 trường/tổng 8.101 nhóm, lớp/260.407 học sinh. Ðể đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, Chương trình GDPT 2018, UBND tỉnh đã có báo cáo gửi các bộ, ngành Trung ương về nhu cầu biên chế giáo viên của tỉnh năm học 2024-2025. Theo đó, năm học 2024-2025, tỉnh cần 17.497 biên chế viên chức. Hiện cấp có thẩm quyền đã giao 15.184 biên chế viên chức, nhưng theo nhu cầu tỉnh vẫn còn thiếu 2.313 người. |
Ngoài ra, vấn đề nan giải mà các cơ sở giáo dục hiện nay đặc biệt quan tâm đó là nguồn tuyển, nhất là giáo viên chuyên biệt. Tuy nhiên, sau khi Kết luận số 91-KL/TW ngày 12-8-2024 của Bộ Chính trị ban hành, thông tin rộng rãi, giáo viên cả nước vô cùng vui mừng, phấn khởi. Sắp tới, thu nhập của nhà giáo sẽ được nâng lên, vì vậy sẽ không còn nỗi lo thiếu giáo viên.
Học sinh tiểu học xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh trong giờ học
Theo thống kê, hiện cả nước còn thiếu hơn 100 ngàn giáo viên ở các cấp học, bậc học. Việc tuyển dụng vẫn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là thu nhập còn thấp, chưa đủ trang trải cuộc sống. Trước đây, khi mức lương cơ sở thấp, có tình trạng giáo viên nghỉ việc hàng loạt ở nhiều địa phương, khó tuyển dụng. Tuy nhiên, khi mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng thì thu nhập nhà giáo đã cải thiện đáng kể. Nhiều giáo viên từ bỏ ý định nghỉ việc. Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đã đi làm ngành khác, nay có mong muốn được đi dạy và nhiều người đã nghỉ việc có ý định quay trở lại bục giảng. Đặc biệt, ngành sư phạm năm 2024 trở thành ngành “hot”, điểm chuẩn vào các trường tăng vọt, như Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Văn của Trường đại học Sư phạm Hà Nội với 29,3 điểm….
相关文章
随便看看