游客发表

【kqbd 2 duc】Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Giao tiền không tiêu được vì thủ tục

发帖时间:2025-01-10 10:26:33

Giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công ước thanh toán 10 tháng năm 2018 mới đạt hơn 57,ảingânvốnđầutưcôngchậmGiaotiềnkhôngtiêuđượcvìthủtụkqbd 2 duc8% kế hoạch.

Song, cũng cần xem xét trách nhiệm ở địa phương, các chủ đầu tư vì cùng một điều kiện, có địa phương đã gần về đích, nhưng có nơi vẫn ì ạch giải ngân.

Vẫn còn 5 bộ, ngành giải ngân dưới 10%

Báo cáo mới đây của Bộ Tài chính cho thấy, ước thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách 10 tháng năm 2018 là hơn 224.800 tỷ đồng, đạt 56,24% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 57,82% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó: Vốn trong nước là hơn 205.651 tỷ đồng, đạt 61,61% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) là hơn 14.196 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là hơn 6.233 tỷ đồng). Vốn ngoài nước là hơn 19.149 tỷ đồng; đạt 34,84% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, mặc dù tỷ lệ giải ngân nguồn vốn trong nước (không bao gồm vốn TPCP và CTMTQG) đạt cao hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 3% (đặc biệt là khối các bộ, ngành trung ương cao hơn khoảng 7%), nhưng nguồn vốn nước ngoài giải ngân thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước (khoảng 19%). Do vậy, nhìn chung, số liệu giải ngân kế hoạch vốn của các bộ, ngành, địa phương 10 tháng năm 2018 đạt thấp hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 đạt 59,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Có 2 bộ, ngành trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 85% kế hoạch (Nam Định, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Phước…), trong đó tỉnh Nam Định đã giải ngân đạt trên 90% kế hoạch.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương có số giải ngân thấp. Có 32/56 bộ, ngành trung ương và 46/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch 10 tháng đầu năm 2018 thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (dưới 60% kế hoạch năm). Trong đó, còn 13 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 30% (bao gồm 5 bộ, ngành trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% là Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Tổng công ty Thuốc lá; Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam; Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao). Đây là các bộ, ngành nhiều tháng qua “ghi tên” vào danh sách giải ngân chậm tiến độ, song kết quả không được cải thiện đến thời điểm hiện nay.

Đề nghị điều chuyển hơn 1.267 tỷ đồng

Vốn TPCP đến thời điểm này giải ngân thấp, mới đạt hơn 32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Theo nhận định của Bộ Tài chính, việc giao kế hoạch vốn TPCP chưa sát với khả năng giải ngân của các bộ, ngành, địa phương.

Tổng kế hoạch vốn TPCP giao cho các bộ, ngành trung ương là 17.047 tỷ đồng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế). Tuy nhiên, do các dự án đều là dự án khởi công mới, nên hiện nay hầu hết các dự án vẫn trong quá trình triển khai, hoặc vừa mới hoàn thiện công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Việc lựa chọn đơn vị thi công xây lắp và giải ngân, chủ yếu được thực hiện từ quý IV/2018, nên khả năng các bộ sẽ không giải ngân hết số vốn đã được giao trong năm 2018.

Riêng đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ đã có Tờ trình số 340/TTr-CP ngày 22/8/2018 báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh 1.267,544 tỷ đồng kế hoạch vốn TPCP 2018 của hai bộ trên cho các dự án thuộc các địa phương có nhu cầu.

Tại các địa phương, nhiều dự án khởi công mới đã giao hết trong kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2017-2020 trong năm 2017 và 2018, cụ thể: 38/49 dự án thuộc lĩnh vực giao thông, 2/5 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi, 2/6 dự án thuộc lĩnh vực y tế và 37/46 địa phương cho lĩnh vực kiên cố hóa trường lớp học đã được bố trí hết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017-2020 với tổng số vốn là hơn 48.712 tỷ đồng trong kế hoạch năm 2017 và năm 2018 (chiếm 86% tổng kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2017 - 2020).

Qua việc triển khai của các đơn vị cho thấy, một số bộ, ngành, địa phương, một số chủ đầu tư vẫn chưa thực sự chủ động và quyết liệt trong việc triển khai kế hoạch; chậm hoàn thiện trong công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn đơn vị thi công...

Đến nay đã là thời điểm đầu quý IV/2018, để đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án, khẩn trương rà soát các khối lượng đã thực hiện để hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, thanh toán gửi ngay ra Kho bạc Nhà nước (KBNN) để thanh toán theo quy định. Đối với các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, đề nghị các bộ, ngành, địa phương yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương gửi KBNN để làm cơ sở thanh toán dứt điểm cho nhà thầu theo quy định hiện hành.

Lý giải nguyên nhân giải ngân chậm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để đảm bảo tính chặt chẽ, Luật Đầu tư công đã quy định chặt hơn về thủ tục, nên kéo theo giải ngân chậm. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu ví dụ, “ngành Giao thông được giao rất nhiều tiền, thế nhưng không tiêu được là vì phải làm thủ tục”. Bộ trưởng đề nghị các đại biểu Quốc hội cùng “vào cuộc”, tăng cường chức năng giám sát “để công tác này tốt hơn”, bởi vì thực tế triển khai, trong cùng một mặt bằng quy phạm pháp luật như nhau, nhưng có tỉnh giao vốn, giải ngân chậm; có tỉnh giao vốn, giải ngân nhanh./.


* Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:

Nếu không tăng cường trách nhiệm, sẽ khó khắc phục giải ngân chậm

Nguyễn Chí Dũng
 Ông Nguyễn Chí Dũng

Theo quy định, phải đủ thủ tục thì mới giao vốn, do đó, việc giao vốn chậm, giao nhiều lần là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Chính phủ và các bộ, ngành đã tham mưu và rất nỗ lực trong thực hiện. Từ năm 2017, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao ngay từ đầu năm; nhưng việc giao chi tiết của các bộ, ngành, địa phương cho các cơ quan, chủ đầu tư, ban quản lý dự án để triển khai lại chậm. Có địa phương đến tháng 4 vẫn chưa giao kế hoạch chi tiết thì không thể triển khai được. Đây cũng thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, khi có đơn vị đến tháng 9 chưa giải ngân được.

Do đó, không chỉ dựa vào nỗ lực của Trung ương, của Chính phủ mà cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương cũng như tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, bởi nếu không tình trạng này sẽ còn tái diễn trong 1- 2 năm tới và rất khó khắc phục.

* ĐBQH Ngô Sách Thực (Bắc Giang):

Phải nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư

Ngô Sách Thực
Ông Ngô Sách Thực 

Giải ngân vốn 9 tháng năm 2018 chậm và các năm trước tiến độ cũng rất chậm. Một số công trình trọng điểm quốc gia có tiến độ chậm, nếu không tập trung thực hiện sẽ phát sinh nhiều vướng mắc phải giải quyết và làm giảm hiệu quả tác động vào nền kinh tế. Nguyên nhân là do quy định của pháp luật cũng như do chủ quan trong tổ chức thực hiện.

Tôi thấy chưa rõ trách nhiệm và việc chịu trách nhiệm đến cùng của chủ đầu tư về tiến độ và chất lượng công trình. Quy định hiện hành đã đề cập đến những vấn đề này, nhưng việc xử lý trách nhiệm đến cùng về chất lượng công trình thì cũng chưa rõ. Đây là nguyên nhân của nhiều nguyên nhân.

Bên cạnh đó, hiện còn rất nhiều thủ tục rườm rà phải được rà soát và lược bỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án. Điều quan trọng nhất vẫn là phải nâng cao được trách nhiệm của chủ đầu tư.

* ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh):

Bỏ quy định kéo dài thời gian thanh toán

Bùi Thị Quỳnh Thơ
Bà Bùi Thị Quỳnh Thơ

Việc quy định vốn đầu tư công năm kế hoạch được kéo dài thời hạn thanh toán đến ngày 31/12 năm sau, tạo nên tâm lý ỷ lại cho chủ đầu tư dự án và đó là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân.

Do đó, cần sửa đổi quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn hàng năm theo hướng đơn giản về thủ tục. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp giao quyền cho các bộ, ngành, địa phương; bỏ quy định kéo dài thời gian thanh toán. Đặc biệt, về giao kế hoạch vốn, tôi đề nghị nên giao tổng mức vốn và giao theo nhiệm vụ, có thể ủy quyền cho địa phương quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn của từng dự án, công trình trong năm.

Minh Anh

    热门排行

    友情链接