TheĐánglonhiềubệnhnhâncúmnặngnhậpviệkết quả giải ngoạio đó, đến thời điểm hiện tại đã có 6-7 bệnh nhân mắc bệnh cúm trong tình trạng nặng phải nhập viện, trong đó có 2 bệnh nhân mắc bệnh cúm A/H1N1 đang phải thở máy, tiên lượng trong tình trạng rất xấu.
Tiêm phòng vắc xin phòng cúm là biện pháp hiệu quả phòng chống dịch bùng phát. |
Phát hiện 2 ca viêm phổi nặng do nghi nhiễm cúm gia cầm | |
Nhiễm virus cúm gia cầm, 64 người tử vong |
Ông Cơ cho hay, các bệnh nhân mắc bệnh cúm vào viện là những bệnh nhân với bệnh cảnh nặng. Đó là các bệnh nhân như có thai, mắc bệnh đái tháo đường, suy tim… sức đề kháng kém hơn nên bệnh tình dễ diễn biến nặng và nhanh.
Vị PGS này phân tích, cúm A/H1N1 hiện nay là cúm mùa, cúm thông thường không gây nguy hiểm, tuy nhiên cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi, suy đa phủ tạng và thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, trên nền bệnh nhân có bệnh.
“Bệnh cúm có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mỗi người trong một năm thường ai cũng bị cúm khoảng 1 lần. Có người có những biểu hiện sơ sài, có người bị nặng. Có người chỉ sau 3-5 ngày thuyên giảm, song cũng có một số trường hợp diễn biến nặng và phức tạp.
"Vì vậy những bệnh nhân mắc cúm thấy có biểu hiện ho, khó thở tức ngực tăng lên trong vài ngày mà không thuyên giảm cần đến các cơ sở y tế sớm để kiểm tra và nhập viện”, PGS Cơ chỉ rõ.
Về nguy cơ người dân mắc phải dịch cúm, bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương cho biết, thời tiết mùa Đông - Xuân độ ẩm, nhiệt độ rất thuận lợi cho các loại vi rút, đặc biệt là vi rút cúm phát triển.
Bên cạnh đó, bác sỹ Hải cũng cho hay, theo chương trình giám sát cúm thường xuyên, các chủng cúm phổ biến ở Việt Nam vẫn là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B. Khi bị bệnh cúm, trẻ có thể tự khỏi sau 3- 5 ngày nên có thể điều trị tại nhà nhưng cần được chăm sóc cẩn thận, tránh nhiễm vi khuẩn khác. Chỉ khi có triệu chứng nặng, như viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác, ví dụ hen phế quản mới phải nhập viện điều trị.
"Do vậy cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng vi rút Tamiflu khi trẻ mắc cúm mùa thông thường", bác sỹ Hải nói.
Để phòng chống cúm, bác sỹ Hải khuyến cáo mọi người nên che miệng khi ho, hắt hơi. Sau đó cần rửa sạch bàn tay để khi cầm nắm các vật dụng dùng chung như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang máy… sẽ hạn chế việc lây lan mầm bệnh cho người khác chạm vào. Hiện nay đã có vắc xin phòng cúm, vì vậy, người dân chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm.