【ket qua bd ngoai hang anh】Vận hành, sử dụng xe đạp điện thế nào cho đúng cách?
Điều mà các nhà kinh doanh nhắc nhở người sử dụng xe đạp điện khi mua và dùng là phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm khi dùng để tránh những lỗi không đáng có.
Một thợ kỹ thuật của cửa hàng bán xe đạp điện trên phố Nguyễn Lương Bằng – Quận Đống Đa cho biết,ậnhànhsửdụngxeđạpđiệnthếnàochođúngcáket qua bd ngoai hang anh khi sử dụng xe đạp điện có rất nhiều điều cần phải lưu ý như bình ắc quy, tay phanh, tay ga, vị trí của động cơ, hệ thống điện, mô tơ, mạch điều khiển... Bệnh thường gặp ở xe đạp điện là bình ắc quy yếu điện, bộ sạc không nạp và tay ga bị kẹt hay lỏng chấu, cả những trường hợp bình điện không sạc được.
Các thợ xửa xe đạp điện nói rằng, xe do một số nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất dù nhiều mẫu mã bắt mắt, giá rẻ hơn cả xe nội địa nhưng chất lượng bình đa số không tốt. Có người thích kiểu dáng xe đạp điện Trung Quốc nên mua về rồi phải thay bình xịn vào mất khoảng 800.000 đồng, tính ra chi phí cũng tương đương với các loại xe nội địa. Ngoài ra, xe Trung Quốc lại rất kén linh kiện thay thế. Bình ắc quy Trung Quốc rất dễ bị rã chì và đóng cặn chì dưới đáy bình. Hiện tượng này sẽ làm giảm thời gian sử dụng của bình sau khi sạc.
Hãy bảo quản xe đạp điện đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất |
Theo các chuyên viên kỹ thuật, các loại xe đạp điện động cơ được gắn ở bánh xe có lợi hơn về lực nhưng khi va chạm dễ ảnh hưởng đến động cơ. Với xe có động cơ đặt trong hộp giảm tốc (phía dưới yên xe) được bảo vệ nên khó vỡ. Bộ phận hay hỏng nhất là ăcqui, do vậy trong quá trình sử dụng không nên để "hết hơi" mới sạc. Người sử dụng cũng nên nạp điện hằng ngày, kể cả khi không chạy, nếu một ăc qui bị hư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ăc qui còn lại, lúc đó có thể sẽ phải thay tất cả.
Khi mua xe cũng nên quan sát và hỏi rõ thông tin về hệ thống điện, ăcqui, vị trí đặt môtơ và mạch điều khiển. Vị trí động cơ cũng khá quan trọng vì khi trời mưa hoặc bị ngập, nước vào trong động cơ dễ làm hỏng xe. Bộ điều tốc để thấp dưới gầm xe khi ngập nước dễ bị hỏng. Các cửa hàng khuyến cáo nếu phải tải nhiều như lên dốc, chở nặng nên tắt động cơ và... đạp. Nên đạp lấy đà trước khi bật động cơ sẽ giúp máy của xe bền hơn.
Về bình điện của xe đạp, anh Thanh, chủ một cửa hàng bình ắc quy ở chợ Tân Thành cho biết, bình ắc quy ở xe đạp điện của Trung Quốc rất dễ bị rã chì và đóng cặn chì dưới đáy bình. Hiện tượng này sẽ làm giảm thời gian sử dụng của bình sau khi sạc. Khi xe đạp điện bị hỏng, chi phí để mua linh kiện thay thế rất đắt. Cụ thể, một chiếc xe đạp điện phải sử dụng ít nhất 3 bình ắc quy với giá trung bình 400 nghìn đồng/bình, mỗi lần thay thế ắc quy cho một chiếc xe đạp điện phải tốn hơn 1 triệu đồng. Giá linh kiện đắt nhưng chất lượng có bảo đảm hay không thì người dân rất khó thể kiểm tra được.
Người dùng xe đạp điện cần sạc ắc quy đúng cách |
Một chủ cửa hàng sửa chữa xe đạp điện ở TP. Hải Dương cho biết: Trung bình một tháng, cửa hàng tôi sửa cho 50 chiếc xe đạp điện, xe máy điện bị hỏng. Nhiều khách hàng ở các huyện lân cận cũng mang xe lên sửa. Xe chủ yếu bị hỏng bình ắc quy, tay ga hoặc IC do nhiều nguyên nhân như: mua phải hàng không bảo đảm chất lượng, sử dụng, bảo quản xe không đúng cách... Ví dụ, xe đạp điện trung bình chỉ cho phép chở với trọng lượng 80 kg, nhưng thực tế, nhiều khi phải chở 2 - 3 người. Do chở quá tải nên bình ắc quy rất nhanh hỏng.
Tính an toàn của xe đạp điện cũng là một câu hỏi lớn. Nhiều loại xe đạp điện hiện có thể chạy với tốc độ lên đến 35km/h, tương đương với vận tốc trung bình của một chiếc xe máy. Trong khi bộ phanh xe đạp điện chỉ bảo đảm an toàn khi xe chạy với vận tốc tối đa là 25 km/h. Thực tế cho thấy, nhiều xe đạp điện chạy trong thành phố với vận tốc 25 - 30 km/h. Với tốc độ chạy như vậy, độ an toàn của bộ phanh không cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Đặc biệt, người dùng xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm đúng cách như đi mô tô, xe máy, nếu không sẽ bị cảnh sát giao thông “tóm” rồi “phạt”.
Phải động mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, để không vi phạm an toàn giao thông |