【kết quả psv eindhoven】10 năm thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương: Bài học về sự hồi sinh từ ‘vùng đất chết’
Cùng với sự hỗ trợ to lớn của cộng đồng quốc tế,ămthảmhọasóngthầnẤnĐộDươngBàihọcvềsựhồisinhtừvùngđấtchếkết quả psv eindhoven sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính phủ và nhân dân các địa phương bị thiên tai tàn phá, những “mảnh đất chết” đã thực sự hồi sinh. Xung quanh vấn đề này, Báo “Jakarta toàn cầu” số ra mới đây có bài “Mười năm sau: chúng ta đã học được điều gì?” của ông Axel van Trotsenburg thuộc Ngân hàng Thế giới (WB).
Kích hoạt bởi trận động đất 9,3 độ richter – mức cường độ lớn thứ ba từng được ghi nhận – cơn sóng thần đã thử thách khả năng của cộng đồng toàn cầu trong việc đối phó với thảm họa thiên tai.
Trước hình ảnh hoang tàn do cơn sóng thần gây ra được phản ánh trên các phương tiện truyền thông thế giới, cộng đồng quốc tế - các cá nhân, tổ chức, công ty và chính phủ - đã lập tức có phản ứng với khoản tiền trị giá hơn 14 tỷ USD để hỗ trợ nhân đạo và tái thiết.
Chỉ tính riêng tại Indonesia, ước tính có hơn 220.000 người chết, thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 4,45 tỷ USD. Theo số liệu chính thức của chính phủ quốc đảo, số tiền phải bỏ ra để tái thiết Aceh và đảo Nias khoảng 6,7 tỷ USD.
WB đã hết sức nỗ lực phục hồi và tái thiết Aceh, triển khai Quỹ hỗ trợ đa phương cho Aceh và Nias (MDF) trị giá 655 triệu USD, góp phần xây dựng lại 20.000 ngôi nhà với tiêu chuẩn chống động đất, 3.850 km đường quốc lộ, giao thông thôn bản, 1.600 km thủy lợi, 677 trường học, 500 hội trường thị trấn, 72 trạm y tế, 8.000 giếng nước sạch, hơn 1.200 khu vệ sinh.
Các nỗ lực tái thiết Aceh sau thảm họa sóng thần đã kết thúc cuộc xung đột ly khai nhấn chìm Aceh trong hơn ba thập kỷ qua nhờ thỏa thuận hòa bình giữa các bên tham chiến và quy chế “quyền tự chủ đặc biệt” cho Aceh như là kết quả trực tiếp của quá trình tái thiết.
Câu chuyện Aceh phản ánh việc "tận dụng" thiên tai để xây dựng lại cộng đồng, làm tăng khả năng đối phó với các thảm họa tự nhiên trong tương lai hay những cú sốc từ bên ngoài, bên cạnh khả năng chống xung đột.
Tạo dựng niềm tin trong cộng đồng, ở mức độ khác nhau của chính phủ, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế chính là một yếu tố thành công rất có ý nghĩa. Có ba bài học quan trọng mà cộng đồng toàn cầu có thể rút ra từ thảm họa tàn khốc như cơn sóng thần Ấn Độ Dương.
Thứ nhất, một thảm họa thiên nhiên cực kỳ nghiêm trọng gây hậu quả nặng nề về người và tài sản cho thấy quỹ đạo phát triển bình thường của Trái đất có vấn đề. Con số thương vong rất lớn do sóng thần cho thấy thế giới sau nhiều thập kỷ phát triển đã bỏ qua vấn đề môi trường tự nhiên.
Thiếu sót trên cần được giải quyết thông qua việc xây dựng các cộng đồng bền vững hơn, quy hoạch sử dụng đất tốt và phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng; tạo các cơ hội kinh tế cho người nghèo và những người bị thiệt thòi bởi cuộc xung đột; thúc đẩy các cơ quan nhà nước có trách nhiệm với nhân dân.
Một hệ thống cảnh báo sớm cũng đã được phát triển với sự hỗ trợ, tăng cường phối hợp giữa các nước trong khu vực. Từ năm 2009, Aceh đã cho thấy sự tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, tình hình xung đột trong quá khứ đã chuyển sang nền tảng chính trị bền vững hơn.
Thứ hai, sự lãnh đạo của chính phủ vô cùng quan trọng. Sau cơn sóng thần, Chính phủ Indonesia đã nhanh chóng thành lập Cơ quan tái thiết và phục hồi Aceh và Nias (BRR Aceh-Nias) với nhiệm vụ điều phối quá trình tái thiết dựa trên sự minh bạch và có trách nhiệm.
Việc đối phó với "cơn sóng thần Aceh" nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản trị tốt, duy trì một tinh thần khẩn trương trong suốt quá trình thực hiện trở thành chìa khóa thành công, sự hỗ trợ quốc tế dù rất cần thiết nhưng không thể thay thế được các nỗ lực của quốc gia.
Quỹ MDF của WB cho Aceh và Nias chỉ chiếm 10% tổng chi phí tái thiết, nhưng quỹ này đã được sử dụng một cách chiến lược để tận dụng những gì chính quyền và nhân dân Aceh có thể tự làm, khiến cách tiếp cận này mang lại kết quả bền vững hơn.
Cuối cùng, khi thế giới phải đối mặt thường xuyên hơn với các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, bão, .. bất kỳ nỗ lực để phục hồi từ những cú sốc như vậy cần phải xây dựng được năng lực thể chế tốt hơn. Sau Aceh, Chính phủ Indonesia phải đối mặt với một loạt thảm họa khác như trận động đất ở Nias năm 2005, động đất và núi lửa ở Java năm 2008 và 2010. Mặc dù những sự kiện này cũng có thể gây ra những thiệt hại về người và tài sản nhưng Chính phủ Indonesia không áp dụng máy móc bài học kinh nghiệm Aceh mà đưa ra được những kịch bản mới hơn nhờ cơ quan chuyên trách, giúp việc thực hiện các chính sách và cơ chế được mạnh mẽ hơn.
Tác giả kết luận rằng nếu có một thông điệp từ cơn sóng thần Ấn Độ Dương liên quan đến thế giới ngày nay chính là những tác động thường xuyên hơn của thiên tai, khí hậu, xung đột khu vực hay như các cuộc khủng hoảng Ebola. Chúng ta cần phải nâng cao khả năng phục hồi, tái thiết tốt hơn thông qua các liên minh, quan hệ đối tác mới để cùng nhau có thể cứu sống nhiều nhiều sinh mạng và làm giảm thiệt hại kinh tế./.
Trần Hiệp (TTXVN tại Jakarta)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Nỗ lực xây dựng nông thôn mới
- ·Vận động người dân gắn camera để giữ gìn an ninh trật tự
- ·Khu nhà trọ văn hóa tiêu biểu
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Lòng dân yên, biên giới vững
- ·Thể thao Phú Giáo quyết tâm giành thành tích cao
- ·Ngành nhựa xây dựng: Tiềm năng lớn, nỗi lo nhiều
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Mãi mãi tri ân
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc
- ·139 đội công nhân xung kích được thành lập
- ·Chung tay giữ bình yên vùng quê
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Hết lòng vì học sinh thân yêu
- ·Đảng bộ phường Hưng Định: Đoàn kết, xây dựng phường văn minh đô thị
- ·Kỳ thi SAT sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền thăm, chúc tết tại Bù Gia Mập