(HG) - Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,ểnđổisốgipgiảiquyếthiệuquảmốiquanhệgiữaNhnướcthịtrườngxhộkeo nha keo định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) và tổng kết hoạt động của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia năm 2022, do Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng Chính phủ đã tổ chức vào sáng ngày 25-12. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối với điểm cầu của các tỉnh, thành phố. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hậu Giang, có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Các đại biểu tham gia Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 tại điểm cầu tỉnh Hậu Giang. Báo cáo tại hội nghị, Bộ Công an thông tin sau 1 năm triển khai thực hiện, Đề án 06 đã đạt một số kết quả nổi bật như: đưa 21/25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử, một số dịch vụ có tỷ lệ người dân hưởng ứng tham gia cao (xác nhận CMND 9 số tỷ lệ 100%, thông báo lưu trú 98,3%, cấp hộ chiếu 62%...). 94% cơ sở y tế đã ứng dụng căn cuớc công dân gắn chíp điện tử tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế phục vụ khám chữa bệnh; tích hợp thông tin thẻ ATM phục vụ rút tiền. Đến ngày 22-12-2022, hệ thống đã thu nhận hơn 18,7 triệu hồ sơ đăng ký, phê duyệt trên 17 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân. Công tác cấp căn cước công dân gắp chíp điện tử đến nay đã cấp trên 76,5 triệu thẻ cho công dân. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 12 đơn vị bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 3 doanh nghiệp viễn thông và 31 địa phương. Triển khai kết nối, làm sạch thông tin thuê bao di động cho 3 nhà mạng là Viettel, Mobifone, Vinaphone với 66,9 triệu yêu cầu đối sánh… Báo cáo kết quả triển khai chuyển đổi số năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: cả nước đã triển khai phủ sóng viễn thông được 2.152 thôn, bản (đạt 99,73%). Số thuê bao đi động sử dụng dịch vụ Mobile Money đạt hơn 2,6 triệu thuê bao, tăng hơn 7,3 lần so với năm 2021. An ninh mạng: Việt Nam đứng vị trí thứ 25 về an toàn an ninh mạng. Nhân lực số: 13/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 46 tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; cả nước triển khai gần 70 ngàn tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với hơn 320 ngàn thành viên tham gia. Về Chính phủ số: Việt Nam đứng vị trí thứ 86/193 quốc gia về chuyển đổi số, chính phủ điện tử; đứng thứ 76 trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến tăng 5 bậc so với năm qua; đứng thứ 87 về dữ liệu mở tăng 10 bậc so với năm qua. Kinh tế số: tốc độ tăng trưởng kinh tế số tăng 28% so với năm 2021, đứng đầu khu vực Đông Nam Á; tỷ trọng kinh tế số ước đạt 14,26% GDP; số lượng doanh nghiệp công nghệ số đến nay ước đạt 70 ngàn doanh nghiệp; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ năm nay dự báo đạt 7,5%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 99%; tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng hoá đơn điện tử là 100%. Xã hội số: tiếp tục giữ vị trí thứ 9 toàn cầu về số lượt tải mới ứng dụng di động; Việt Nam ước đạt 75 triệu người dùng thường xuyên/tháng nhóm nền tảng mạng xã hội. Đô thị thông minh: cả nước có 37/63 tỉnh, thành phố đã ban hành đề án, kế hoạch phát triển đô thị thông minh và bước đầu cung cấp các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp. 23 địa phương ban hành Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh. 48 địa phương triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh cấp tỉnh bao gồm cả triển khai chính thức bằng ngân sách nhà nước và thử nghiệm, thí điểm bằng chi phí của doanh nghiệp… Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng. Chuyến đổi số thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành. Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo Thủ tướng năm 2023, tình hình dự báo khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ thuận lợi vì vậy, việc chuyển đổi số quốc gia nói chung, công tác chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương nói riêng phải xác định đóng góp như thế nào trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới. Xa hơn là vai trò của chuyển đổi số trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả… Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số trong năm 2022 thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, các bộ, ban, ngành, địa phương cần tập trung thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, đảm bảo an toàn thông tin mạng… Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách; hạ tầng số một số ngành, lĩnh vực chưa hoàn thiện, còn thiếu cần quan tâm đầu tư; rút ngắn khoảng cách chuyển đổi số giữa khu vực thành thị và nông thôn; tập trung xóa vùng lõm sóng, điện ở các thôn, bản trong năm 2023 qua đây nhằm tạo sự bình đẳng cho mọi người dân để “không ai bị bỏ lại phía sau”… MỸ XUYÊN |