【kết quả bóng đá ngoại hạng đức】Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện hơn 30.236 tỷ đồng và Dự án cao tốc 1.114 tỷ đồng
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Đã có dự thảo Nghị định mới về quản lý khu công nghiệp,óithầuNhàmáyNhiệtđiệnhơntỷđồngvàDựáncaotốctỷđồkết quả bóng đá ngoại hạng đức khu kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Nút giao thông Khu kinh tế mở Chu Lai |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến cuối tháng 4 năm 2021, trên phạm vi cả nước có 575 khu công nghiệp trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 219.500 ha (chiếm 0,66% tổng diện tích đất cả nước). Các khu công nghiệp được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng.
Về khu kinh tế, có 18 khu kinh tế ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 853.000 ha. Bên cạnh đó, có 26 khu kinh tế cửa khẩu đã được đưa vào quy hoạch, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng và mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách cho một số khu kinh tế cửa khẩu hoạt động có hiệu quả cao; đảm bảo an ninh trật tự, kiềm chế, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu.
Thời gian qua, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, cung cấp nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lũy kế đến cuối tháng 4 năm 2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 10.148 Dự án trong nước và 10.921 dự áncó vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng khoảng 2,52 triệu tỷ đồng và 230,2 tỷ USD.
Bên canh đó, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các quy định mới về đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng, bảo vệ môi trường cũng như các lĩnh vực khác. Trong đó, nhiều quy định liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế như trình tự, thủ tục đầu tư, thẩm quyền, trách nhiệm của các bên có liên quan.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là hết sức cần thiết.
Dự thảo Nghị định đã bổ sung một số nội dung quy định mới để đảm bảo phù hợp với các Luật mới được ban hành cũng như thực tế đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trong thời gian qua, cụ thể như sau:
Về quản lý, điều chỉnh quy hoạch: Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về phương hướng xây dựng, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế. Cụ thể, phương hướng xây dựng là một nội dung trong quy hoạch vùng, trong đó xác định các mục tiêu, định hướng, giải pháp và tổ chức thực hiện về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế ở cấp vùng. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế là một nội dung quy hoạch tỉnh, trong đó xác định số lượng, tên, diện tích và địa điểm dự kiến của khu công nghiệp, khu kinh tế theo địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về phân cấp thẩm quyền: Dự thảo Nghị định ủy quyền, phân cấp việc xem xét, quyết định đối với các dự án cấp mới, điều chỉnh mở rộng dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo một trong hai phương án: 1. Ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 2. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Về điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau:
Diện tích khu công nghiệp phù hợp với khả năng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tối thiểu là 75 ha; đảm bảo dành tối thiểu 5% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp để cho các doanh nghiệpnhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật thuê đất, thuê lại đất.
Không áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy (60%) đối với các trường hợp sau: (i) tổng diện tích đất tự nhiên của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dưới 1.000 ha; (ii) khu công nghiệp trước đó đã có dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng bị chấm dứt hoạt động và giao cho nhà đầu tư mới; (iii) dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoạt động theo các mô hình khu công nghiệp sinh thái, hỗ trợ, chuyên sâu; (iv) nhà đầu tư cam kết dành tối thiểu 30% diện tích đất công nghiệp trong khu công nghiệp để cho dự án đầu tư có công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ, dự án đổi mới sáng tạo và các dự án ưu tiên thu hút đầu tư.
Đề xuất ưu đãi đầu tư với dự án thuộc ngành, nghề đặc biệt trong khu kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Cụ thể, đối với các Dự án nêu trên, sau khi dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, hoặc hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép dự án đầu tư được triển khai trước khi hoàn thành các thủ tục về xây dựng, lao động, đất đai và các thủ tục khác có liên quan thuộc thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt của UBND cấp tỉnh, hoặc ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, các sở, ban ngành quy định tại pháp luật có liên quan. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải có cam kết về tiến độ hoàn thành các thủ tục và chịu trách nhiệm toàn bộ nếu không tuân thủ đúng điều kiện, quy chuẩn theo quy định của pháp luật có liên quan.
Về các mô hình khu công nghiệp: Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về mô hình khu công nghiệp chuyên sâu. Đây là mô hình khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm thuộc một ngành, nghề nhất định. Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho các dự án đầu tư vào ngành, nghề này thuê đất, thuê lại đất tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp. khu công nghiệp chuyên sâu được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư như áp dụng đối với khu công nghiệp hỗ trợ.
Về mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, dự thảo Nghị định đã sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ để đảm bảo phù hợp với các luật mới được ban hành.
Đối với phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, dự thảo Nghị định bổ sung các phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế gồm: Tiền thuê lại đất ứng trước từ các nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp; nguồn vượt thu hằng năm hoặc các nguồn vốn ngân sách Nhà nước hợp pháp khác và thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn khu kinh tế được để lại cho đầu tư để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu kinh tế.
Đối với giá cho thuê lại đất trong khu công nghiệp: Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về biện pháp xử lý trong trường hợp giá cho thuê lại đất trong khu công nghiệp tăng trên 30% so với khung giá cho thuê lại đất đã đăng ký với ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Cụ thể, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quyết định việc thực hiện các biện pháp về giá sau đây: Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế đề nghị nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện đăng ký lại khung giá và các loại phí trước thời hạn phải đăng ký theo quy định và giải trình về sự thay đổi về khung giá và các loại phí;
Theo đề nghị của nhà đầu tư có nhu cầu thuê lại đất trong khu công nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức hiệp thương về giá theo quy định của pháp luật về giá.
Tư lệnh ngành Giao thông ra chỉ thị yêu cầu tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Theo thông tin của baodautu.vn, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Chỉ thị số 06 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 nhằm thực hiện thành công kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Phan Thiết - Dầu Giây. |
Theo đó, với tinh thần “Kiên định thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển KTXH, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý Dự án, các cơ quan tham mưu liên quan của Bộ quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công, đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án, đồng thời chú trọng đến công tác kiểm soát chất lượng.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải phân công trách nhiệm cụ thể lãnh đạo đơn vị, cán bộ theo dõi tiến độ thực hiện các dự án, báo cáo về Bộ qua Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông và Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
Các đơn vị này được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tư vấn; thủ tục điều chỉnh thiết kế, dự toán; thủ tục quyết toán các dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đang triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng yêu cầu; đồng thời chủ động, quyết liệt chỉ đạo, cử cán bộ có đủ thẩm quyền thường xuyên có mặt tại hiện trường phối hợp, làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng.
Tại Chỉ thị số 06, Bộ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh, căn cứ kế hoạch giải ngân chi tiết hàng tháng đã được Bộ chấp thuận để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành thực hiện; đảm bảo kế hoạch giải ngân tổng thể các dự án của Bộ trong năm 2021: hết tháng 12/2021 đạt tối thiểu 90% kế hoạch và đến 31/01/2022 phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch. Trong đó các dự án có nguồn vốn kéo dài từ kế hoạch năm 2020 phải giải ngân toàn bộ trước ngày 31/12/2021.
Đối với một số dự án mới được giao bổ sung kế hoạch, yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án căn cứ tiến độ triển khai, cập nhật, chuẩn xác kế hoạch giải ngân chi tiết từng tháng còn lại trong năm 2021 gửi Bộ GTVT để lãnh đạo Bộ xem xét, chấp thuận làm cơ sở chỉ đạo, điều hành và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của đơn vị
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, kết quả giải ngân kế hoạch đăng ký đầu năm là tiêu chí chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2021 của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, trừ lý do bất khả kháng và yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị lấy tiêu chí kế hoạch giải ngân của đơn vị để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ có liên quan.
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai 19 công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, trong đó có 6 dự án đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư; 10 dự án đang triển khai thực hiện; 3 dự án[1] đang hoàn tất thủ tục nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
Tổng kế hoạch năm 2021 của Bộ GTVT được giao khoảng 43.401 tỷ đồng, gồm: 42.996 tỷ đồng (gồm: 38.159 tỷ đồng vốn trong nước và 4.837 tỷ đồng vốn nước ngoài) và khoảng 405 tỷ đồng kế hoạch kéo dài. Đến nay, Bộ đã giao chi tiết 40.933/42.996 tỷ đồng, đạt 95,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đã nhập dự toán trên hệ thống TABMIS của Bộ tài chính; đối với tổng số 2.062,91 tỷ đồng còn lại, Bộ đang chỉ đạo các chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện thủ tục để giao chi tiết kế hoạch theo quy định; chờ kế hoạch trung hạn để giao cho 3 dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn theo quy định tại Nghị quyết số 129/2020/QH14 của Quốc hội.
Tới hết tháng 5/2021, dự kiến lũy kế giải ngân tại các dự án do Bộ GTVT quản lý ước đạt 13.516 tỷ đồng, đạt 32,7% kế hoạch đã phân bổ và đạt 32,1% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
Đề xuất UBND TP. HCM làm đầu mối triển khai tuyến vành đai 3, vành đai 4
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký công văn số 5520/BGTVT – ĐTCT về việc triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 Tp.HCM gửi UBND Tp.HCM, UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.
Dự án 1A và 1B, thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch tuyến Vành đai 3 TP HCM. Đồ họa: Thanh Huyền. |
Theo đó, để khẩn trương thực hiện nghiêm và hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị các địa phương tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và thực hiện các thủ tục giao cơ quan có thẩm quyền; cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các địa phương triển khai đầu tư các dự án thành phần của tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 Tp.HCM đi qua địa bàn các tỉnh, thành phố để kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội.
Các địa phương cũng được đề nghị nghiên cứu Luật Đầu tư PPP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 122/TB-VPCP, thực hiện các thủ tục để khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố làm cơ quan có thẩm quyền.
Liên quan đến việc thống nhất phạm vi các dự án thành phần, hướng tuyến, quy mô, rà soát quy hoạch, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) rà soát và khẩn trương có văn bản thống nhất điểm đầu, điểm cuối và phạm vi các dự án thành phần làm cơ sở để giao cho các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền.
Về quy mô đầu tư giai đoạn 1 trên toàn tuyến, Bộ GTVT đề xuất ưu tiên thực hiện theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt (đường cao tốc và đường song hành đi cùng mặt bằng) và đảm bảo tối thiểu 4 làn xe; trường hợp đối với những đoạn tuyến không thực hiện được theo quy mô quy hoạch, có thể nghiên cứu phương án đưa phần cao tốc chạy trên cao, không đi cùng mức với đường hiện hành để thuận lợi trong tổ chức giao thông.
UBND 5 tỉnh, thành phố có 2 tuyến vành đai đi qua cũng được đề nghị khẩn trương rà soát, điều chỉnh (nếu cần thiết) quy hoạch sử dụng đất hai bên tuyến đường để nghiên cứu, xây dựng cơ chế, phương án thu hồi đất, khai thác sử dụng quỹ đất; đồng thời phân công cơ quan chủ trì, đầu mối để phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, TEDI thực hiện thủ tục bàn giao, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan để địa phương triển khai ngay việc nghiên cứu dự án.
Bộ GTVT đề nghị UBND Tp.HCM đảm nhận nhiệm vụ là cơ quan đầu mối, tổng hợp tổng thể dự án. Đồng thời, nghiên cứu lựa chọn một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm là tư vấn tổng thể để đảm bảo tính thống nhất đồng bộ về quy mô, giải pháp kỹ thuật thực hiện của toàn tuyến; các đơn vị tư vấn khác cùng tham gia và thực hiện các dự án thành phần.
Về tiến độ thực hiện, Bộ GTVT đề xuất phấn đấu mốc thời gian thực hiện các dự án thành phần theo hướng: hoàn thành toàn bộ tuyến đường vành đai 3 trong giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu tuyến vành đai 4 cũng hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong giai đoạn trước mắt, sẽ hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ, có văn bản thống nhất phạm vi, hướng tuyến, quy mô và các nội dung liên quan khác của các dự án thành phần trước ngày 17/6/2021; hoàn thiện các thủ tục để có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan có thẩm quyền trước ngày 24/6/2021.
Cần Thơ chấn chỉnh các dự án chậm tiến độ
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký ban hành Công văn số 2139/UBND-XDĐT về việc phân bổ và đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021.
Một góc thành phố Cần Thơ |
Theo công văn trên, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ giao thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ Dự án/chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra đôn đốc các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công theo kế hoạch và cam kết đã đề ra.
Trường hợp đánh giá chậm tiến độ theo kế hoạch thì tổ chức làm việc tăng ca hoặc có biện pháp chế tài, xử lý đối với nhà thầu chậm tiến độ, đảm bảo giải ngân hết kế hoạch vốn đã bố trí trong năm 2021 (bao gồm nguồn vốn ODA). Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư/chủ dự án chịu trách nhiệm trước Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về kết quả giải ngân không đạt yêu cầu.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND quận, huyện (địa phương còn đang vướng mặt bằng), có biện pháp phù hợp và kế hoạch thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu thi công, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và kết quả giải ngân.
Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, báo cáo đề xuất gửi Tổ giám sát (Sở Kế hoạch và Đầu tư) xem xét, giải quyết kịp thời hoặc tổng hợp đề xuất giải quyết các nội dung vượt thẩm quyền.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước Cần Thơ và các đơn vị có liên quan rà soát việc phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2021 và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, tham mưu UBND thành phố có văn bản báo cáo, kiến nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đề xuất về cơ chế, chính sách, thủ tục pháp lý còn chồng chéo.
Đồng thời, theo dõi chặt tiến độ thực hiện các dự án và số liệu giải ngân, tổng hợp số liệu, tham mưu, đề xuất việc điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án không có hiệu quả, chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có hiệu quả, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, trình UBND thành phố xem xét, giải quyết kịp thời các vướng mắc theo thẩm quyền.
Theo UBND TP. Cần Thơ, ước 6 tháng đầu năm 2021, kết quả giải ngân kế hoạch các nguồn vốn đầu tư công thực hiện 1.802 tỷ đồng/tổng số 7.508 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 24% kế hoạch phân bổ (ngân sách địa phương giải ngân 1.196 tỷ đồng/5.982 tỷ đồng, đạt 20% kế hoạch).
Mặc dù thành phố đã có những chỉ đạo cụ thể yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, giải ngân vốn đầu tư công, thường xuyên kiểm tra chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân vốn đạt thấp.
Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng nhiều dự án lớn chậm, năng lực nhà thầu hạn chế, giá cát và giá thép xây dựng tăng mạnh, các dự án đầu tư đã và đang triển khai khi thực hiện bị ảnh hưởng, các nhà thầu thi công cầm chừng, chờ giá cát và giá thép giảm xuống.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2021
Tại Công văn số 3920/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý với Kế hoạch tổ chức Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2021.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các cơ quan liên quan chuẩn bị kỹ nội dung, chương trình, kịch bản điều hành Diễn đàn, rà soát thành phần đại biểu nhằm phục vụ công tác tổng kết Nghị quyết số 13-NQ/TW và tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012; đồng thời, chuẩn bị tốt công tác hậu cần, bảo đảm việc tổ chức Diễn đàn thiết thực, hiệu quả khi dịch COVID-19 ổn định và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền việc tổ chức Diễn đàn. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Diễn đàn và các hoạt động trong chương trình Diễn đàn; chuẩn bị trả lời các vướng mắc của kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Trước đó, Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2020 đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) vào tháng 12/2020 với chủ đề “Liên kết, hợp tác cùng phát triển - Xu hướng hội nhập quốc tế và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.
Đây là diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tại Diễn đàn, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã cùng trao đổi những vấn đề mới trong phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, nhận diện rõ hơn các cơ hội, thách thức. Các diễn giả cũng đề xuất những hướng phát triển mới hơn cho khu vực kinh tế hợp tác trong tương lai, nhất là các kinh nghiệm hợp tác quốc tế cũng như ứng dụng khoa học công nghệ mới 4.0 vào sản xuất.
Diễn đàn cũng là cơ hội tăng cường hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau, giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác, kết nối thị trường, công nghệ…
Lâm Đồng sẽ triển khai Dự án đường vành đai TP. Đà Lạt vốn 1.300 tỷ đồng
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chấp thuận ranh giới, diện tích thu hồi đất, giao cho Sở Giao thông Vận tải để triển khai Dự án xây dựng đường vành đai Thành phố Đà Lạt tại các phường 3,4,5 với tổng tiện tích 177.511,8 m2.
Trước đó, ngày 8/9/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng đã Quyết định phê duyệt dự toán lập dự án đầu tư dự án xây dựng đường vành đai Thành phố Đà Lạt và cơ sở hạ tầng khu dân cư.
Cụ thể, tên công trình: Lập dự án đầu tư, thuộc dự án đường vành đai Thành phố Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư, do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Đơn vị lập dự toán là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Lâm Đồng. Giá trị dự toán công trình (hạng mục) là hơn 964 triệu đồng.
Ngày 17/4/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành thông báo kết luận của ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tại buổi làm việc với Công ty CP Đầu tư xây dựng và Truyền thông 18 về đầu tư xây dựng đường vành đai TP. Đà Lạt theo hình thức BT.
Tại thông báo này, ông S cho rằng, do điều kiện ngân sách địa phương có khó khăn nên việc đầu tư các tuyến đường giao thông theo hình thức BT và hoàn trả bằng quỹ đất là rất cần thiết và phù hợp. UBND tỉnh Lâm Đồng hoan nghênh và ủng hộ việc đề xuất đầu tư đường vành đai TP. Đà Lạt (tên gọi cũ là đường tránh Quốc lộ 20 qua TP. Đà Lạt) của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, do Dự án có tổng mức đầu tư tương đối lớn (khoảng 1.300 tỷ đồng) mà việc đề xuất quỹ đất để hoàn trả cho nhà đầu tư chưa tính toán cụ thể để đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Vì vậy, để dự án đảm bảo tính khả thi, sớm triển khai thực hiện, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định, UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh theo các hình thức đầu tư PPP để tạo bức đột phá trong việc phát triển hạ tầng giao thông.
Trước mắt, Sở Giao thông Vận tải chủ trù, phối hợp chặt chẽ với UBND TP. Đà Lạt, huyện Đức Trọng xây dựng đề xuất dự án mới (tên dự án đầu tư đường vành đai TP. Đà Lạt theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao BT) và hoàn trả bằng quỹ đất trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định cụ thể phương án đầu tư, lộ trình đầu tư phù hợp; phương án hoàn trả bằng quỹ đất phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn cho nhà đầu tư (như quỹ đẩ bao nhiêu lô, diện tích bao nhiêu, giá trị dự kiến của từng lô đất…), báo cáo UBND tỉnh trong tháng 5/2018.
Tại thông báo trên, ông S cũng giao UBND TP. Đà Lạt, huyện Đức Trọng rà soát tình hình quỹ đất; nghiên cứu bổ sung quỹ đất, khu dân cư trong quá trình xây dựng quy hoạch các khu đô thị trên địa bàn, nhằm tạo quỹ đất để phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng đề xuất dự án đường vành đai TP.Đà Lạt theo hình thức hợp đồng BT làm cơ sở kêu gọi đầu tư.
Đường vành đai Thành phố Đà Lạt theo quy hoạch được phê duyệt dài 19 km với quy mô nền đường rộng từ 10 - 24 m. Đường nối từ cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn đến Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm dài 7,8 km, tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi. Yêu cầu đặt ra đối với dự án này là hạn chế tối đa đào đắp, có phương án trồng cây xanh hai bên đường, để không phá vỡ cảnh quan môi trường trong khu du lịch.
Liên quan đến dự án này, ngày 21/4, UBND TP. Đà Lạt có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh lâm Đồng ý kiến rằng, dự án đường vành đai TP. Đà Lạt được đầu tư xây dựng sẽ tiết kiệm chi phí lưu thông của người dân trong vùng dự án. Việc vận chuyển hàng hóa của người dân từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được nhanh chóng và thuận lợi, thông thương hàng hóa giữa TP. Đà Lạt và các vùng lân cận cũng dễ dàng hơn.
"Dự án cũng góp phần chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Đà Lạt, mở rộng quỹ đất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và các tỉnh Lâm Đồng nói chung. Việc tác động môi trường trong quá trình triển khai dự án như ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí khu vực dự án; chất lượng nước sông cũng bị ảnh hưởng bởi các tác động môi trường; tiếng ồn do máy móc tập trung thi công trong thời gian xây dựng công trình tương đối lớn; đất bị ô nhiễm về mặt hóa học do nhiều tác nhân và một số ảnh hưởng khác là không tránh khỏi. Do đó, khi thi công công trình, chủ đầu tư cần có các biện pháp nhằm hạn chế tới mức tối thiểu các tác động môi trường, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực dự án và vùng lân cận", UBND TP. Đà Lạt cho hay.
Doanh nghiệp nào trúng gói thầu 1.114 tỷ đồng tại Dự án cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn?
Gói thầu XL3 - xây lắp, khảo sát, thiết kế đoạn Km364+410,75 – Km380+000, Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn đã xác định được đơn vị thi công.
Vinaconex đang là đơn vị trúng nhiều gói thầu xây lắp nhất tại Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. |
Chiều 15/6, Ban quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) và liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung – Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký hợp đồng Gói thầu XL3: Xây lắp và khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công đoạn Km364+410,75 – Km380+000, Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, hợp đồng Gói thầu XL3 có giá trúng thầu là 1.144,4 tỷ đồng, là loại hợp đồng hỗn hợp, trong đó phần khảo sát được thực hiện theo đơn giá cố định; phần thiết kế bản vẽ thi công thực hiện trọn gói; phần xây lắp thực hiện theo đơn giá điều chỉnh. Hợp đồng Gói thầu XL3 có thời gian thực hiện hợp đồng là 720 ngày, bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.
Dự án đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn là 1 trong 11 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Đây là dự án được chuyển đổi từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công.
Công trình này có chiều dài 43,28 km, đi qua địa phận huyện Nông Cống và thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa), được phân kỳ đầu tư theo quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Tổng mức đầu tư Dự án là 5.534,4 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 3.193 tỷ đồng, thời gian xây dựng 2 năm, hoàn thành vào năm 2023.
Dự án được chia làm 3 gói thầu xây lắp, 3 gói thầu tư vấn giám sát. Hiện PMU2 đang yêu cầu liên danh Tập đoàn xây dựng Miền Trung – Vinaconex khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để có thể khởi công gói thầu vào cuối tháng 6/2021.
Hiện Vinaconex đang là nhà thầu trúng nhiều gói thầu nhất tại Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Nếu tính cả gói thầu XL3, Vinaconex đã tham gia trực tiếp hoặc dưới hình thức liên danh 4 gói thầu xây lắp với tổng giá trị lên tới khoảng 10.000 tỷ đồng.
Đề xuất đầu tư cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ từ vốn dư cầu Thịnh Long
Phần vốn dư từ Dự án xây dựng cầu Thịnh Long trị giá 599,951 tỷ đồng sẽ được dùng để xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B, đoạn qua tỉnh Nam Định.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn đề nghị các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, tài chính sớm xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B từ phần vốn dư Dự án đầu tư xây dựng cầu Thịnh Long.
Theo Bộ GTVT, Dự án đầu tư xây dựng cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án (nay là chủ trương đầu tư) sử dụng vốn ODA của Quỹ Hợp tác Phát triển kinh tế (EDCF) của Chính phủ Hàn Quốc. Dự án có tổng mức đầu tư là 1.158 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của EDCF là 45,995 triệu USD (tương đương 970,176 tỷ đồng) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 187,926 tỷ đồng.
Dự án xây dựng cầu Thịnh Long đã được hoàn thành theo đúng mục tiêu, quy mô nêu tại Quyết định đầu tư của Bộ GTVT và đưa vào sử dụng từ cuối tháng 5/2020. Trong quá trình thực hiện, do tiết kiệm từ kết quả đấu thầu và quản lý chặt chẽ việc sử dụng dự phòng của các hợp đồng nên Dự án còn dư khoảng 599,9 tỷ đồng gồm vốn vay EDCF là 23,386 triệu USD (tương đương 543 tỷ đồng) và vốn đối ứng là 56,853 tỷ đồng.
Để tận dụng hiệu quả nguồn vốn còn dư, Bộ GTVT đã đề xuất sử dụng vốn dư của Dự án xây dựng cầu Thịnh Long để đầu tư Dự án xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B (tỉnh Nam Định). Trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long chủ động trao đổi trước với Nhà tài trợ - ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank) liên quan đến việc sử dụng vốn dư và nhận được sự phản hồi đồng thuận từ nhà tài trợ.
Theo đó, Keximbank thông báo rằng có thể tiến hành rà soát đưa cầu Ninh Cường vào phạm vi công việc của Dự án cầu Thịnh Long và sử dụng khoản vay còn lại của Hiệp định. Đồng thời, Keximbank cũng nhấn mạnh rằng cần có đề xuất chính thức từ phía Chính phủ Việt Nam để điều chỉnh mục đích của khoản vay trong Hiệp định.
Được biết, Quốc lộ 37B là tuyến đường bộ nối 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam. Đồng thời, tuyến Quốc lộ 37B là một trong những trục giao thông xương sống của tỉnh Nam Định đi qua địa bàn 6 huyện (Giao Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên) và có vai trò quan trọng tạo thành vành đai kết nối các Quốc lộ (Quốc lộ 21A, 21B, 38B, 10) và Tỉnh lộ (ĐT.490C, ĐT.488C, ĐT.481) trên địa bàn.
Tại vị trí giao cắt giữa Quốc lộ 37B và sông Ninh Cơ được kết nối bằng cầu phao Ninh Cường (Km74+391). Về tổ chức giao thông, cầu phao bị hạn chế tải trọng (ô tô dưới 10T), lưu thông một chiều theo sự điều tiết và phải dừng khai thác 2 lần/ngày để tàu thuyền đi qua gây ùn tắc, đứt đoạn giao thông, nhiều trường hợp bị gián đoạn nghiêm trọng do xảy ra va chạm với phương tiện đường thủy.
Theo đề xuất của Ban Quản lý dự án Thăng Long, cầu Ninh Cường được thiết kế vĩnh cữu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều rộng mặt cầu 12m, bao gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80km/h.
Đầu tư giai đoạn 2 đường trục Khu đô thị mới Mê Linh đoạn xen kẹp qua Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc sử dụng vốn ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư giai đoạn 2 dự án đường trục Khu đô thị mới Mê Linh đối với đoạn xen kẹp qua Hà Nội.
Ảnh minh họa |
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp thu ý kiến của các cơ quan; chịu trách nhiệm thống nhất với Bộ Giao thông vận tải về việc đồng bộ hệ thống giao thông, Bộ tài chính về quản lý tài sản công, Bộ Tài nguyên và Môi trường về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có) và UBND thành phố Hà Nội trong quá trình triển khai Dự án.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý, chỉ thực hiện dự án khi đã thống nhất với các cơ quan về các vấn đề nêu trên, bảo đảm hiệu quả đầu tư, phù hợp quy hoạch, không phát sinh khiếu kiện, theo đúng quy định pháp luật.
Tỉnh Vĩnh Phúc cách Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Bắc, là điểm đến của rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn như Honda và Toyota của Nhật Bản, Piaggio của Italy, Foxconn, Compal và Fullpower của Đài Loan (Trung Quốc), GO. Max, Kumho và Lotte của Hàn Quốc, YCH và CPK của Singapore. Phát triển hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Do vậy, việc đầu tư dự án đường trục khu đô thị mới Mê Linh đối với đoạn xen kẹp qua địa bàn thành phố Hà Nội là rất cần thiết. Khi hoàn thành, tuyến đường trên không chỉ tạo thuận tiện trong việc giao thương giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc, mà quan trọng hơn nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông đối với vùng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hậu Giang: Tập đoàn Sao Mai tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết 3 khu đô thị, tái định cư
UBND tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thống nhất chủ trương cho Tập đoàn Sao Mai tài trợ kinh phí tổ chức lập quy hoạch chi tiết trên địa bàn TP. Vị Thanh và huyện Châu Thành A.
Cụ thể, Tập đoàn Sao Mai tài trợ 100% kinh phí (không hoàn lại) cho UBND TP. Vị Thanh tổ chức lập đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới 1, phường III, TP. Vị Thanh, với quy mô diện tích khoảng 44,9 ha.
Tài trợ 100% kinh phí (không hoàn lại) cho Sở Xây dựng tổ chức điều chỉnh đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư thương mại tại phường IV, thị xã Vị Thanh (nay là TP. Vị Thanh) và xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, quy mô điều chỉnh cục bộ khoảng 59,2 ha để tổ chức quy trình triển khai thực hiện dự án Khu đô thị mới đường Võ Nguyên Giáp phường IV, TP. Vị Thanh.
Tài trợ 100% kinh phí (không hoàn lại) cho UBND Châu Thành A tổ chức lập đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư - tái định cư phục vụ khu công nghiệp Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, với quy mô diện tích khoảng 350 ha.
Thời gian thực hiện và phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết là 9 tháng kể từ ngày có chủ trương của UBND tỉnh.
UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở Xây dựng, UBND TP. Vị Thanh, UBND huyện Châu Thành A tiếp nhận và tổ chức lập, điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chi tiết đảm bảo theo đúng quy định. Trong thời gian 9 tháng kể từ ngày có chủ trương, nếu không hoàn thành tài trợ kinh phí lập quy hoạch và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết theo quy định, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh thu hồi chủ trương tài trợ kinh phí lập các đồ án quy hoạch chi tiết nêu trên.
Việc tổ chức lựa chọn chủ đầu tư các dự án nêu trên được thực hiện theo quy định hiện hành.
Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù khai thác vật liệu thi công cao tốc Bắc Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 60/NQ – CP về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 (đã khởi công và sắp khởi công).
Theo Nghị quyết số 60, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được Quốc hội khóa XIV quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 với 11 dự án thành phần, trong đó có 7 dự án đã khởi công và 4 dự án sắp khởi công.
Theo báo cáo của một số địa phương thuộc phạm vi các dự án đường cao tốc và Bộ GTVT, nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khai thác tại các mỏ còn thời hạn chỉ đáp ứng hơn 60% nhu cầu của Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Trong khi đó, đây là dự án trọng điểm quốc gia, nếu không đủ vật liệu cung cấp cho các dự án thành phần sẽ dẫn tới nguy cơ Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu nên cần có “cơ chế đặc thù” để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi cấp phép mới cũng như khi tăng công suất cho các mỏ đã cấp phép, tăng cường trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Cụ thể, Chính phủ cho phép UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua được phê duyệt các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã có trong quy hoạch khoáng sản liên quan, đủ tiêu chuẩn và chỉ phục vụ thi công Dự án đường cao tốc là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đối với khu vực khoáng sản mới (chưa cấp phép thăm dò, khai thác), chỉ cấp cho nhà đẩu tư (đối với Dự án theo hình thức ppp và BOT), nhà thầu (đối với dự án đầu tư công) thi công Dự án đường cao tốc khi có đề nghị và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Nội dung giấy phép khai thác phải quy định trách nhiệm huy động toàn bộ công suất khai thác ghi trong giấy phép để cấp vật liệu cho Dự án đường cao tốc.
Đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông, cửa biển) đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được phép quyết định nâng công suất khônạ quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nhưng phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác.
Khi thực hiện “cơ chế đặc thù” nêu trên, đối với trường hợp nâng công suất, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua chỉ cho phép nâng công suất khi hoạt động khai thác đáp ứng yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và sau khi tổ chức, cá nhân khai thác đã ký văn bản cam kết cung cấp vật liệu cho nhà đầu tư/nhà thầu của dự án thành phần. Nội dung giấy phép khai thác (điều chỉnh) phải xác định địa chỉ sử dụng khoáng sản là nhà đầu tư/nhà thầu của dự án thành phân đường cao tốc; nghiêm cấm việc nâng giá, ép giá, nếu vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với khu vực khai thác mới, các địa phương có trách nhiệm yêu cầu tổ chức, cá nhân sau khi đã khai thác đủ khối lượng cung cấp cho Dự án đường cao tốc phải thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ, trả lại mỏ và đất đai cho địa phương quản lý theo quy định.
Chính phủ yêu cầu việc cấp phép khai thác phải bảo đảm không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, phòng chống sạt lở và tai biến địa chất, bảo đảm đa dạng sinh học và bảo vệ rừng; bảo đảm quốc phòng - an ninh; an toàn giao thông cũng như cho các công trình thuộc Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Việc khai thác cát, sỏi không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông. Không cấp phép khai thác mới đối với các mỏ nằm gần hành lang bảo vệ đường có ảnh hưởng đến cảnh quan và an toàn giao thông đối với đường cao tốc;
Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố phải kiểm soát chặt chẽ khối lượng khoáng sản khai thác thực tế để yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định; thực hiện việc công bố đầy đủ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định, không để xảy ra thất thoát tài sản Nhà nước. Trường hợp phát hiện loại khoáng sản khác không phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sàn kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để xử lý theo quy định.
Các địa phương phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các tập thể, cá nhân không làm tròn trách nhiệm hoặc bao che cho hành vi đầu cơ, nâng giá vật liệu để trục lợi; thu hôi giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã cấp đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
“Đặc biệt kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân bán vật liệu cho tô chức, cá nhân khác hoặc không cung cấp khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho nhà đầu tư/nhà thầu đã ghi trong giấy phép đồng thời thu hồi giấy phép đã cấp để cấp cho nhà đầu tư/nhà thầu theo quy định”, Chính phủ nhấn mạnh.
Ký kết Hợp đồng Gói thầu hơn 30.236 tỷ đồng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1
Chiều 17/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và liên danh nhà thầu Mitsubishi Corporation (Nhật Bản), Hyundai Engineering and Construction (Hàn Quốc) và Tổng công ty Xây dựng số 1 (Việt Nam), viết tắt là MC-HDEC-CC1 đã tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu số 15 (EPC-QTI) về thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp công trình Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 về điều chỉnh Quy hoạch Phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch VII điều chỉnh); Văn bản số 1828/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/10/2016 về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được giao làm chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Dự án được EVN giao Ban Quản lý dự án Điện 2 làm đại diện chủ đầu tư cùng với các dự án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch với tổng diện tích khoảng 48,6 ha tại thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Dự án bao gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, khi đi vào vận hành nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia sản lượng điện mỗi năm khoảng 8,4 tỷ kWh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao độ an toàn và ổn định cho hệ thống điện.
Tổng mức đầu tư của dự án là 41.130 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn của EVN (30%) và vốn vay thương mại trong nước (70%). Vào tháng 3/2021, Thủ tướng đồng ý để Vietcombank cấp tín dụng vượt khung cho EVN thực hiện dự án này. Theo đó, Vietcombank cho EVN hay hơn 27.000 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Gói thầu số 15 (EPC-QTI) - Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp công trình Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I có tổng giá trị gói thầu khoảng 30.236 tỷ đồng, phạm vi thực hiện bao gồm thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp 2 tổ máy, công suất 2 x 600 MW và các hệ thống phụ trợ dùng chung.
Tổ máy số 1 sẽ hoàn thành trong 42 tháng và Tổ máy số 2 sẽ hoàn thành trong 48 tháng tính từ ngày Hợp đồng có hiệu lực. Đây là dự án sử dụng công nghệ USC (trên siêu tới hạn) với thông số nhà máy cao nhất tại Việt Nam hiện nay.
Về công tác bảo vệ môi trường, nhà máy sẽ được trang bị đồng bộ các hệ thống xử lý nước thải, khí thải và lọc bụi do vậy hàm lượng phát thải khí sau khi được xử lý tuân thủ hoàn toàn các quy chuẩn về môi trường Việt Nam hiện hành và tương đương với các tiêu chuẩn của ngân hàng Thế giới (WB) áp dụng. Các thông số về môi trường nhà máy khi vận hành được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình để giám sát trực tuyến và hiển thị công khai tại khu vực cổng nhà máy 24/24h theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý môi trường.
Đà Nẵng: Đầu tư nâng cấp cảng Sông Hàn thành cảng du lịch
UBND TP. Đà Nẵng giao Ban quản lý Các dự án thực hiện các thủ tục liên quan để triển khai đầu tư, nâng cấp cảng Sông Hàn thành cảng du lịch.
Đó là ý kiến của Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Quang Nam tại Văn bản số 270/TB-VP, thông báo kết luận về việc kiến nghị đóng mới tàu, đầu tư bến thủy nội địa của Công ty TNHH Du thuyền Sông Hàn.
UBND TP. Đà Nẵng giao Ban quản lý Các dự án thực hiện các thủ tục liên quan để triển khai đầu tư, nâng cấp cảng Sông Hàn thành cảng du lịch. |
Về kiến nghị đóng mới 2 tàu nhà hàng 250 khách, đầu tư bến thủy nội địa của Công ty TNHH Du thuyền Sông Hàn, Phó chủ tịch Thành phố giao Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất điều chỉnh nội dung Quyết định số 3847/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển vận tải khách đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố đến năm 2025 cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Trong đó, lưu ý Sở Giao thông - Vận tải, Sở Du lịch và các đơn vị liên quan cập nhật nhu cầu, bổ sung các loại hình vận tải đường thủy mới (nhà hàng nổi…), làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu đầu tư theo quy định, báo cáo UBND Thành phố trong quý II/2022.
Đối với việc đầu tư bến thủy nội địa của Công ty TNHH Du thuyền Sông Hàn, sau khi UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy mô xây dựng các vị trí cảng, bến thủy nội địa, giao Sở Giao thông vận tải thông báo, hướng dẫn công ty tham gia đầu tư theo quy định.
Việc lập quy hoạch, đầu tư các bến thủy nội địa trên địa bàn Thành phố, đối với vị trí cảng Sông Hàn, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Quang Nam giao Ban quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thực hiện các thủ tục liên quan (bao gồm việc nghiên cứu, lập quy hoạch điều chỉnh cảng) để triển khai đầu tư, nâng cấp cảng Sông Hàn thành cảng du lịch, theo nội dung Quyết định số 4858/QĐ-UBND ngày 14-12-2020 của Thành phố.
Đối với các vị trí quy hoạch bến thủy nội địa còn lại (bao gồm các vị trí dự kiến quy hoạch bến thủy, cầu tàu du lịch thuộc các dự án du lịch của tư nhân), Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đơn vị tư vấn rà soát vị trí, quy mô cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố, đề xuất thứ tự ưu tiên, lộ trình đầu tư thực hiện; lấy ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Du lịch và các đơn vị liên quan, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trước ngày 1/8/2021.
Trước đó, ngày 20/4/2021, Ban kinh tế - Ngân sách, HĐND TP. Đà Nẵng có công văn chuyển UBND Thành phố này kiểm tra, giải quyết theo quy định, phản hồi kết quả cho Thường trực HĐND về đề xuất của Công ty TNHH Du thuyền Sông Hàn, xin chủ trương đầu tư xây dựng bến tàu thủy nội địa và 2 tàu nhà hàng 250 khách.
Thi tuyển kiến trúc, chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần 2- cầu Nhật Lệ 3
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo về việc tổ chức thi tuyển kiến trúc và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần 2 - cầu Nhật Lệ 3 và đường hai đầu cầu.
Cầu Nhật Lệ 2 bắc qua sông Nhật Lệ tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình. |
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, Dự án thành phần 2 - cầu Nhật Lệ 3 và đường hai đầu cầu là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề giao thông đối nội khu vực trung tâm tỉnh lỵ để phát triển kinh tế xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh.
Theo đó, UBND tỉnh Quang Bình yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi tuyển lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Nhật Lệ 3 và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần 2 - cầu Nhật Lệ 3 và đường hai đầu cầu.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan cũng tham mưu việc thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc; Kế hoạch, dự toán kinh phí và quy chế thi tuyển kiến trúc cầu Nhật Lệ 3, đồng thời tổ chức triển khai các bước tiếp theo đúng quy định của pháp luật.
Được biết, hiện nay đã có 2 cầu bắc qua sông Nhật Lệ là cầu Nhật Lệ 1 hoàn thành năm 2004 và cầu Nhật Lệ 2 – hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2017.
Dự án thành phần 2 - cầu Nhật Lệ 3 bắc qua sông Nhật Lệ thuộc Dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 với tổng mức đầu tư là 2.200 tỷ đồng. Đây là một trong các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh Quảng Bình sẽ triển khai trong thời gian tới.
Trước đó, trong tháng 3/2020, tại buổi làm việc bàn về việc đầu tư xây dựng cầu Nhật Lệ 3, đồng thời đề xuất lựa chọn hình thức đầu tư hợp lý, đại diện các sở ngành, địa phương và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã thống nhất địa điểm đầu tư xây dựng cầu Nhật Lệ 3 tại địa bàn xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Bình 2021, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cùng lãnh đạo Chính phủ và các bộ ngành Trung ương cũng đã tiến hành lễ khởi động dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 và Dự án mở rộng sân đỗ máy bay sân bay Đồng Hới.
Quảng Trị đề nghị Thủ tướng cho đầu tư PPP tuyến cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có tờ trình số 73/TTr – UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo hình thức PPP.
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. |
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Thủ tướng xem xét, giao cho địa phương này là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) và tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo quy định tại Khoản 1, Điều 13, Luật PPP.
Tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo có chiều dài tuyến khoảng 70km, theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, tổng mức đầu tư dự kiến là 7.700 tỷ, trong đó vốn nhà nước từ ngân sách Trung ương theo tính toán sơ bộ dưới 50% tổng mức đầu tư; thời gian hoàn vốn 19 năm.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, hiện nay các trục giao thông dọc của quốc gia như Quốc lộ 1 đã hoàn thành đầu tư nâng cấp với quy mô 4 làn xe. Hệ thống đường bộ cao tốc phấn đấu đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000km đưa vào khai thác, trong đó đến năm 2025 hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Tuy nhiên việc cả nước vẫn chưa có tuyến đường bộ cao tốc kết nối theo hướng Đông – Tây đã gây mất cân đối trong đầu tư để phát huy thế mạnh về vị trí địa lý nhằm khai thác có hiệu quả khai thác các nguồn hàng hoá bổ trợ cho nhau.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện chỉ có tuyến Quốc lộ 9 với chiều dài 83 km kết nối thành phố Đông Hà và cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Tuyến đường được nâng cấp vào năm 2006, quy mô đường cấp III, 2 làn xe.
Trong thời gian qua, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 9 tăng cao, đặc biệt là các xe container vận chuyển hàng hóa sang Lào và ngược lại. Năm 2020, trong điều kiện dịch bệnh và thiên tai diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu qua 2 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay vẫn tăng và đạt 379 triệu USD, thông quan 151.600 lượt phương tiện vận tải xuất nhập cảnh (trên 90% là phương tiện chở hàng hóa), tương ứng với 1,28 triệu tấn hàng hóa và 17.262 lô hàng quá cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo có trị giá trên 8,9 tỷ USD với trọng lượng 1,5 triệu tấn.
Mặt khác, tuyến Quốc lộ 9 đoạn từ Cam Lộ lên đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo là tuyến đường độc đạo, duy nhất kết nối trung tâm thành phố Đông Hà với các huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa và 2 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay. Khi thiên tai, bão lũ xảy ra, đặc biệt là mùa mưa lũ năm 2020, Quốc lộ 9 đi qua khu vực huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa bị sạt mái ta luy dương và xói lỡ ta luy âm; nhiều cầu, cống bị ngập nước gây chia cắt, cô lập, ách tắc giao thông toàn bộ khu vực phía Tây tỉnh Quảng Trị.
Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng việc nghiên cứu đầu tư xây dựng và hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo trong giai đoạn 2026 - 2030 là rất cấp thiết; đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh; kết nối các trục dọc quốc gia với cửa khẩu quốc tế và cảng biển khu vực; đặc biệt phá vỡ thế độc đạo của tuyến Quốc lộ 9 để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra thiên tai, bão lũ và thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- Trước ồn ào về phát ngôn của các người đẹp, 'ông trùm Hoa hậu' nói gì?
- Nhan sắc tuổi 58 của Hoa hậu tóc ngắn đẹp nhất Hong Kong
- Hoa hậu Bích Hạnh làm giám khảo cuộc thi người mẫu nhí
- Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- 80 thí sinh Miss Global 2023 diện áo dài, trải nghiệm văn hóa Việt Nam
- Nhan sắc người đẹp Ninh Bình đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2023
- Phan Kim Oanh bật khóc khi được bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ hoa hậu
- Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- Công ty chủ quản bác tin đồn Hoa hậu Thiên Ân bị cấm thi vì nghỉ học quá nhiều
- Thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ tích cực tập luyện cho đêm thi bán kết
- Hoa hậu Mai Phương gặp vấn đề sức khoẻ, bất lợi tại Miss World?
-
Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
Theo Apple, giờ đây mọi người có thể thêm một loạt bối cảnh làm việc để cuộc hội thoại của họ thêm đ ...[详细] -
Từ chối chụp ảnh với người hâm mộ, hoa hậu Đền Hùng Giáng My gây tranh cãi
(VTC News) - Khi có người đề nghị được chụp ảnh chung, Hoa hậu Giáng My đã lập tức từ chối và bước r ...[详细] -
Nhan sắc Việt từ hạng 51 đã lên 49 trên bảng xếp hạng của các quốc gia năm 2023 do chuyên trang Miss ...[详细]
-
Công ty chủ quản bác tin đồn Hoa hậu Thiên Ân bị cấm thi vì nghỉ học quá nhiều
(VTC News) - Công ty chủ quản của Hoa hậu Thiên Ân đã lên tiếng phủ nhận tin đồn người đẹp này nghỉ ...[详细] -
Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng ...[详细] -
Hoa hậu Tiểu Vy bật khóc hỏi Trường Giang: 'Sao người ta chửi mình vậy chú?'
(VTC News) - "Người ta chửi con tùm lum tùm la, nói không tốt về con", Hoa hậu Tiểu Vy khóc không ng ...[详细] -
Hoa hậu H’Hen Niê mất fan khi tham gia 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'?
(VTC News) - Những ngày qua, Hoa hậu H’Hen Niê liên tục bị gọi tên vì nhiều tin đồn ở show "Chị đẹp" ...[详细] -
Sau 1 tuần nhập cuộc Miss World, Hoa hậu Mai Phương thể hiện thế nào?
(VTC News) - Qua 1 tuần đến với Miss World 2023, Mai Phương đang khen vì luôn chỉn chu trong mọi hoạ ...[详细] -
32 triệu tài khoản Twitter bị hack
Trong tháng 5 vừa qua, hàng trăm triệu tài khoản LinkedIn và Myspace đã bị hacker tấn công và chiếm ...[详细] -
Mai Phương được dự đoán đăng quang Miss World 2023
(VTC News) - Bước qua gần một nửa chẳng đường, Mai Phương đang giữ phong độ ổn định và được các chuy ...[详细]
“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
Từ chối chụp ảnh với người hâm mộ, hoa hậu Đền Hùng Giáng My gây tranh cãi
- Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- Người đẹp Nicaragua đăng quang Miss Universe 2023
- Thí sinh 69 tuổi gây sốc ở Hoa hậu Hoàn vũ
- Hoa hậu Tiểu Vy bật khóc hỏi Trường Giang: 'Sao người ta chửi mình vậy chú?'
- "An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Bùi Quỳnh Hoa trượt top 20 tại Miss Universe 2023
- Trực tiếp chung kết Miss Earth