您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tỷ lệ kèo truc tuyen】Sẽ tôn vinh địa phương triển khai hiệu quả hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng 正文

【tỷ lệ kèo truc tuyen】Sẽ tôn vinh địa phương triển khai hiệu quả hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng

时间:2025-01-12 13:25:46 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Mô hình giúp lan tỏa, triển khai nhanh các chỉ đạo về chuyển đổi sốTại phiên họp chuyên đề của Ủy ba tỷ lệ kèo truc tuyen

Mô hình giúp lan tỏa,ẽtônvinhđịaphươngtriểnkhaihiệuquảhoạtđộngTổcôngnghệsốcộngđồtỷ lệ kèo truc tuyen triển khai nhanh các chỉ đạo về chuyển đổi số

Tại phiên họp chuyên đề của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ đề “Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh, muốn chuyển đổi số toàn dân, toàn diện thì không cách nào khác là tổ chức các Tổ công nghệ số cộng đồng bám sâu vào các địa bàn. Nhận định mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng đã bước đầu phát huy tác dụng, người đứng đầu ngành TT&TT cũng lưu ý việc cần xây dựng cho lực lượng này một hệ công cụ hỗ trợ mạnh gồm các ứng dụng, nền tảng số và các thiết bị.

Hơn 1 năm qua, theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, các địa phương đã tích cực thiết lập, đưa vào hoạt động các Tổ công nghệ số cộng đồng, dần hình thành mạng lưới triển khai, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả công tác chuyển đổi số trên toàn quốc.

Theo thống kê của Cục Chuyển đổi số quốc gia, đến nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ công nghệ số đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với hơn 74.422 tổ và 348.362 thành viên, trong đó 52 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã. 

Các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng có nhiệm vụ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” biết, hiểu và thực hiện 5 nội dung kỹ năng số cơ bản gồm sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, tự bảo vệ mình trên không gian mạng, sử dụng nền tảng số khác tùy đặc thù của địa phương. 

Với sự hỗ trợ của mạng lưới Tổ công nghệ số cộng đồng, thời gian qua, nhận thức và kỹ năng số cơ bản của người dân đã được cải thiện.

Để trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng, trong năm 2022, Bộ TT&TT đã phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các địa phương, doanh nghiệp công nghệ số tổ chức phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho 255.545 thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng tại 59/63 địa phương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Theo đánh giá của Bộ TT&TT, với sự hỗ trợ của mạng lưới Tổ công nghệ số cộng đồng, nhận thức, kỹ năng số cơ bản của người dân đã cải thiện, góp phần đạt được những thành quả ban đầu của công cuộc chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong việc triển khai các nền tảng số quốc gia, quy mô toàn quốc, tác động trực tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm của người dân như nền tảng VNeID, nền tảng học trực tuyến MOOCs, cổng dịch vụ công quốc gia, nền tảng thanh toán trực tuyến, nền tảng tuyển sinh trực tuyến, Nền tảng khám chữa bệnh từ xa...

Trong tiến trình ứng dụng CNTT trước đây và chuyển đổi số hiện nay, đây là lần đầu tiên chủ trương từ Trung ương được lan tỏa nhanh chóng trong một thời gian rất ngắn. Thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng, các chủ trương, chính sách và chỉ đạo về công tác chuyển đổi số quốc gia từ trung ương tới địa phương mà trực tiếp là người dân được triển khai hiệu quả và kịp thời. “Đây là một kết quả đặc biệt đột phá. Tổ công nghệ số cộng đồng mang tính toàn dân, là đặc trưng Việt Nam, là điểm khác biệt của Việt Nam, là tiền đề cho những kết quả đột phá về chuyển đổi số trong tương lai”, công văn của Bộ TT&TT tổng kết thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng nêu rõ.

Thiết lập công cụ số hỗ trợ các Tổ công nghệ số cộng đồng

Cùng với việc chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương, trong văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố vào ngày 15/6, Bộ TT&TT cũng giới thiệu cách làm hay, hiệu quả của một số địa phương như Sóc Trăng, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Bình Phước, Yên Bái. 

Đặc biệt, Bộ TT&TT cũng đã đúc kết 3 bài học kinh nghiệm chung từ quá trình triển khai của các địa phương, đó là chiến lược “mưa dầm thấm lâu”, triển khai “đơn giản – tự nhiên – thiết thực” theo hướng xã hội hóa là chính, thiết lập đầu mối hỗ trợ Tổ công nghệ số cộng đồng và các kênh truyền thông về chuyển đổi số.

Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến là 1 trong 5 nhiệm vụ cơ bản của các Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương. 

Bộ TT&TT cũng cho biết, trong năm nay, Bộ tiếp tục thúc đẩy hoạt động mạng lưới Tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn quốc để hỗ trợ mạnh mẽ trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quy mô quốc gia về chuyển đổi số tại địa phương. 

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ TT&TT đang triển khai các hoạt động hướng đến tăng cường năng lực, thiết lập công cụ số, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động. 

Kế hoạch dự kiến gồm các hoạt động như cập nhật, bổ sung các khóa học trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà - MOOCs về phát triển Tổ công nghệ số cộng đồng cho cán bộ chính quyền cấp huyện, cấp xã và kỹ năng Tổ công nghệ số cộng đồng cho thành viên các tổ và người dân; xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng; phổ biến, chia sẻ các mô hình, cách làm hay, điển hình, sáng tạo.

Đồng thời, tổ chức tôn vinh, khen thưởng các địa phương triển khai có hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng; hỗ trợ nền tảng số phục vụ hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng với những địa phương có nhu cầu.

Doanh nghiệp công nghệ số chuyển từ gia công lắp ráp sang làm sản phẩm tích hợp

Doanh nghiệp công nghệ số chuyển từ gia công lắp ráp sang làm sản phẩm tích hợp

Điểm ra 3 giai đoạn chính của quá trình phát triển công nghiệp ICT, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT, Bộ TT&TT Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết, Việt Nam đang ở giai đoạn gia công lắp ráp và bắt đầu chuyển sang làm sản phẩm tích hợp.