【big 6 ngoại hạng anh】Người trồng rau ở Tân Thiện khó khăn sau lũ

Khu vực Bảy Mẫu,ườitrồngrauởTacircnThiệnkhoacutekhănsaulũbig 6 ngoại hạng anh phường Tân Thiện (TX. Đồng Xoài) được xem là vựa rau xanh lớn nhất tỉnh. Hơn 90 hộ trồng rau nơi đây hằng ngày cung cấp ra thị trường hàng tấn rau xanh các loại. Tuy nhiên vào thời điểm này, cuộc sống của họ vô cùng khó khăn bởi mưa kéo dài gần 1 tháng với 4 trận lũ đã cuốn trôi hết vốn liếng. Nhiều hộ đang phải vay mượn để sống qua ngày.

Người dân khu vực Bảy Mẫu thu dọn và cải tạo đất để tiếp tục trồng rau

Hộ anh Tạ Văn Quý và chị Phan Thị Bưởi ở tổ 2, khu phố Xuân Đồng, phường Tân Thiện sống nhờ 1 sào đất trồng rau. Gia đình anh Quý trồng các loại rau mồng tơi, cải xanh, cải ngọt, xà lách... rồi đưa ra chợ bán để sinh sống và nuôi 2 con ăn học. Năm 2011, anh Quý vay 10 triệu đồng của Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh đầu tư trồng rau an toàn. Anh chị chắt góp làm ăn với mong muốn năm nay sẽ cải thiện kinh tế gia đình khá hơn và trả được vốn vay. Niềm vui bỗng chốc tan biến khi hơn 1 tháng qua mưa không dứt. Không trồng rau được, nguồn thu chính của gia đình bị hụt nên vợ chồng anh Quý phải vay 15 triệu đồng chi tiêu và lo cho các con ăn học.

Anh Quý buồn bã nói: “Tôi cứ nghĩ mưa, ngập xảy ra cũng như mọi năm. Đâu ngờ, từ đầu mùa mưa đến nay đã có 6 trận lũ, trong đó chỉ riêng tháng 10 xảy ra 4 trận lũ. Rau chết, vốn liếng cũng trôi đi. Bình quân mỗi ngày chị Bưởi bán được 300 ngàn đồng tiền rau, đủ chi phí ăn uống, sinh hoạt cho cả gia đình và tái sản xuất. Không có rau bán đành phải đi vay nợ để sống qua ngày. Mấy hôm nay trời ngớt mưa và có nắng, anh Quý cày đất lên và bắt đầu gieo hạt. Đất vẫn còn ướt nên vợ chồng anh chỉ xuống giống mỗi loại một ít để có hàng bán. Hơn nữa do vốn đã cạn nên họ không thể đầu tư nhiều hơn.

Hộ anh Nguyễn Văn Thủy ở tổ 2 là một trong những hộ trồng rau an toàn lớn nhất khu vực Bảy Mẫu. Diện tích 0,4 ha rau xanh của gia đình anh Thủy đã trở thành đầu mối cung cấp rau hàng ngày cho Siêu thị Co.op Mart Đồng Xoài, các sạp rau ở chợ và một số sạp hàng thực phẩm gần Công ty Giày da Thái Bình. Bình quân mỗi tháng gia đình anh thu khoảng 30 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 15 triệu đồng. Thế nhưng, mưa lũ đã làm gia đình anh Thủy mất trắng 50 triệu đồng. Hiện nay, muốn trồng rau lại phải có khoảng 15 triệu đồng mua giống, phân và làm đất. Gắn bó với nghề trồng rau đã nhiều năm và cũng không có ý định bỏ nghề nên vợ chồng anh Thủy đành phải vay nợ để tiếp tục canh tác.

Anh Thủy cho biết: Người trồng rau ở khu vực Bảy Mẫu đều biết hằng năm có khoảng 3 đến 4 tháng phải “treo vườn” vì thời tiết không thuận lợi. Do đó, họ cũng tính toán lấy thu nhập của tháng cao bù cho những tháng mưa ngập. Nhưng năm nay mưa nhiều và kéo dài, ngập lụt liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn cho người trồng rau nên gia đình nào cũng gặp khó khăn.

Ông Bùi Viết Tiễng, Bí thư Chi bộ khu phố Xuân Đồng cho biết: Xuân Đồng có khoảng 90 hộ trồng rau, trong đó tổ 2 có 70 hộ. Gắn bó với mảnh đất này hàng chục năm nhưng ông Tiễng chưa thấy gia đình nào giàu lên từ nghề trồng rau. Vào tháng mưa nhiều, có đến 70% hộ chuyên trồng rau phải đi vay mượn để trang trải cuộc sống.

Năm 2011, sau những cơn lũ, người trồng rau ở khu phố Xuân Đồng được hỗ trợ 100 ngàn đồng/sào/hộ. Tuy số tiền không lớn, nhưng sự quan tâm của chính quyền đã góp phần động viên, khích lệ người dân. Năm nay, Hội nông dân phường cũng đã khảo sát, hướng dẫn các hộ kê khai thiệt hại sau lũ để đề xuất UBND thị xã Đồng Xoài hỗ trợ giúp họ tiếp tục sản xuất. Ông Bùi Xuân Toản, Chủ tịch Hội nông dân phường Tân Thiện cho rằng: Để giải quyết khó khăn trước mắt cho những hộ trồng rau, hội sẽ kết hợp với các đoàn thể của phường động viên người dân khắc phục khó khăn. Hội còn đề xuất miễn giảm thuế đất cho các hộ trồng rau, giúp người dân ổn định cuộc sống trước mắt, nhanh chóng khôi phục sản xuất.

Phương Dung

Nhà cái uy tín
上一篇:Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
下一篇:Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?