Với sự hỗ trợ tích cực của UBND tỉnh và sự quyết tâm từ ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh nên việc sản xuất,ềuđổithaytrongsảnxuấtkinhdoanhcủadoanhnghiệtrận bilbao kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ở Hậu Giang đang có bước phát triển mới nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp” do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Sở KH&CN tỉnh thực hiện.
Thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mà sản phẩm sản xuất ra của Casuco đều đạt yêu cầu cho đối tác và năng lực cạnh tranh được nâng cao so với các công ty sản xuất cùng sản phẩm.
Với mục tiêu xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý chất lượng, mô hình, công cụ cải tiến và phát triển nguồn nhân lực cần thiết nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh; đồng thời tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao mức đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP của tỉnh; cũng như đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt và phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, thân thiện môi trường cho tỉnh;… Sau gần 9 năm (giai đoạn 2012-2020) triển khai Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp (dự án), hiện các nội dung của dự án đã được cơ quan thực hiện là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) tỉnh triển khai hoàn thành cơ bản các nội dung theo kế hoạch đề ra.
Những kết quả ấn tượng
Một trong những kết quả ấn tượng đầu tiên là đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, hoàn thiện, đổi mới công nghệ, đổi mới dây chuyền sản xuất. Cụ thể đến nay, dự án đã hỗ trợ 17 lượt công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đăng ký tham gia và được Hội đồng đánh giá cấp tỉnh thống nhất lựa chọn. Về tổ chức thực hiện, khi các doanh nghiệp, cơ sở đăng ký tham gia dự án thực hiện xong theo hợp đồng ký kết; Sở KH&CN tỉnh tổ chức thành lập Hội đồng xét duyệt nội dung và nghiệm thu dự án của các doanh nghiệp đăng ký tham gia. Hội đồng sẽ xem xét kết quả thực hiện của các doanh nghiệp và thống nhất để chi hỗ trợ theo quy định khi doanh nghiệp, cơ sở đã thực hiện xong và đã được cấp giấy chứng nhận, quyết định đối với các lĩnh vực doanh nghiệp đã đăng ký tham gia xây dựng. Bên cạnh nhiệm vụ trên, cơ quan quản lý và thực hiện dự án còn tổ chức tư vấn, hướng dẫn trên 90 lượt doanh nghiệp về Giải thưởng chất lượng quốc gia, MSMV, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng về ISO 9001, HACCP, GMP, áp dụng VietGAP, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở… Ngoài ra, Chi cục TCĐLCL đã cấp 12 thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn các sản phẩm gồm: Bê tông trộn sẵn, xi măng và đường tinh luyện; hướng dẫn trên 70 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, giống cá nước ngọt, gạch, đường, nhớt… trên địa bàn tỉnh xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy; hàng năm, thực hiện nhiệm vụ thống kê trên địa bàn tỉnh các sản phẩm, hàng hóa phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật. Qua thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 50 nhóm sản phẩm, hàng hóa đã áp dụng quy chuẩn kỹ thuật thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, y tế và được Sở NN&PTNT, Sở Y tế tỉnh tiếp nhận.
Qua công tác hỗ trợ và thông tin từ các doanh nghiệp đã tham gia dự án như: Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Long Phú, Công ty TNHH Thanh Khôi (chế biến các sản phẩm, phụ phẩm từ cá), DNTN Dương Thanh, HTX nông nghiệp Phước Trung,… cho thấy các sản phẩm sản xuất ra đều đạt yêu cầu cho đối tác, năng lực cạnh tranh được nâng cao so với các công ty sản xuất cùng sản phẩm.
Một điểm nổi bật khác trong quá trình triển khai dự án là trong giai đoạn 2012 – 2020, Sở KH&CN phối hợp với Sở NN&PTNT, Liên minh Hợp tác xã tỉnh thành lập “Tổ xây dựng nhãn hiệu nông sản tỉnh Hậu Giang” để phát triển các nhãn hiệu nông sản của tỉnh. Đến nay, Hậu Giang đã có 12 nhãn hiệu (gồm 11 nhãn hiệu tập thể và một nhãn hiệu chứng nhận) về nông sản và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng độc quyền như: bưởi Năm Roi, cam sành Ngã Bảy, chanh không hạt Hậu Giang, lúa Hậu Giang 2, cá rô Hậu Giang, quýt đường Long Trị, cá thát tát Hậu Giang, khóm Cầu Đúc Hậu Giang, xoài cát Hậu Giang, cam xoàn Phụng Hiệp, mãng cầu Hậu Giang, gà tàu vàng Hậu Giang. Hiện tại, tỉnh đang nâng chất nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang thành chỉ dẫn địa lý “Khóm Cầu Đúc Hậu Giang” qua việc thực hiện Dự án từ Chương trình “Hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020”. Ngoài ra, hướng dẫn cho 11 cơ sở khác đăng ký bảo hộ nhãn hiệu về bánh kẹo, cafe, gạch không nung, thủy sản; đồng thời, thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và tuyên truyền nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp.
Mặt khác, để góp phần thu hút các doanh nghiệp, cơ sở đăng ký tham gia để giúp dự án thành công thì công tác tuyên truyền, vận động đã được cơ quan quản lý và thực hiện dự án triển khai quyết liệt. Theo đó, cơ quan quản lý và thực hiện dự án đã tiến hành tổ chức hội nghị triển khai dự án nhằm giới thiệu các nội dung về dự án đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết tham gia. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng năng suất, chất lượng tại 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở phân tích, đánh giá, xác định các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, Chi cục TCĐLCL chủ trì, phối hợp tổ chức 24 lớp tập huấn áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hậu Giang cho các đối tượng là lãnh đạo văn phòng, công chức, viên chức phụ trách HTQLCL (Thư ký ISO), phụ trách thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chi cục và cơ quan tương đương trực thuộc Sở; cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa, bộ phận chuyên môn và Thư ký ISO của các Phòng trực thuộc 8/8 Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố; công chức các xã, phường, thị trấn trực thuộc. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ cho các tổ chức, cá nhân.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thì nhằm phát huy tiềm lực hoạt động, UBND tỉnh thống nhất phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục TCĐLCL. Đến nay, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã được Tổng cục TCĐLCL công nhận 12 lĩnh vực đáp ứng tương đối đủ phục vụ nhu cầu đo lường cần thiết tại địa phương, như: cân ĐHLX, cân bàn, cân đĩa, cân phân tích, cân kỹ thuật, công tơ điện 1 pha, đồng hồ áp kế, cột đo xăng dầu, đồng hồ nước lạnh, huyết áp kế, phương tiện đo dung tích thông dụng, quả cân. Trung tâm đang thực hiện chứng nhận theo Tiêu chuẩn ISO 17025 đối với các lĩnh vực được công nhận khả năng kiểm định.
Từ nhiều giải pháp, cách làm như trên trong quá trình thực hiện của cơ quan quản lý và thực hiện dự án, hiện toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất đăng ký áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm GMP+ HACCP và xây dựng tiêu chuẩn VietGAP; có 7 doanh nghiệp đăng ký áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bao gồm: ISO 9001:2015, ISO 50001:2011, hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000; có 30 doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng; 12 lượt doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia…
Nhiều định hướng mới
Nhằm phát huy kết quả đạt được, nhất là ngày càng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trong tỉnh như mục tiêu của dự án; cơ quan quản lý và thực hiện dự án tiếp tục đề ra không ít định hướng trong thời gian tới để các ngành chức năng của tỉnh, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh xem xét. Cụ thể, tiếp tục xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề chủ lực của tỉnh. Trong đó, có thể xem xét ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp, chế biến thủy sản hoặc các sản phẩm, hàng hóa công nghiệp phụ trợ; hỗ trợ ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến các sản phẩm của tỉnh như: cá thát lát, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch, hỗ trợ truy suất nguồn gốc theo chuỗi.
Ngoài gợi mở những định hướng trên thì để công tác quản lý dự án giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh tiếp tục mang lại hiệu quả như kỳ vọng thì cơ quan quản lý và thực hiện dự án cũng kiến nghị Bộ KH&CN tiếp tục tổ chức nhiều buổi hội nghị, hội thảo về năng suất, chất lượng để các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; cũng như tăng cường giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng về các doanh nghiệp điển hình trong xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng cũng như công cụ cải tiến năng suất, chất lượng để các địa phương tham khảo học tập. Đồng thời, sớm có văn bản hướng dẫn để địa phương có đầy đủ cơ sở ban hành các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 tại địa phương mình...
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC