【kqbd brazil b】Đồng hành cùng Festival
Chị Phan Thị Hồng Thanh,Đồnghànhcùkqbd brazil b Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Phước Phú (xã Phong Hòa) cho biết, từ năm 2016, chi hội đã thành lập tổ ẩm thực phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách khi đến thăm làng cổ Phước Tích. Hiện nay, tổ được phân thành 4 nhóm với tổng cộng 16 thành viên nữ, có nhiệm vụ luân phiên đón tiếp du khách.
Phụ nữ làng Phước Tích trình diễn nghề làm gốm cổ truyền. Ảnh: ĐQ
“Chị em chỉ xem đây là nghề “tay trái”, chủ yếu là để phục vụ du khách đầy đủ nhất, giúp nâng tầm du lịch địa phương chứ thu nhập cũng không đáng bao nhiêu”, chị Thanh tâm sự. Chính vì làm bằng cái tâm, mong muốn góp sức xây dựng quê hương nên các chị không chỉ đơn thuần là người nấu ăn mà còn kiêm luôn hướng dẫn viên cho du khách khi cần thiết. Nhiều du khách nước ngoài cảm thấy hứng thú với bữa ăn truyền thống khi có thể tham gia vào công đoạn như hái vả, lá lốt, chuẩn bị thức ăn… Các món ăn cũng dân dã, mang đậm hương vị quê hương, với các nguyên liệu ngay tại vườn nhà hay mua lại của bà con xung quanh. Giá mỗi suất ăn trung bình khoảng 70.000 – 150.000 đồng, tùy theo nhu cầu của khách đặt món, không hề có tình trạng chặt chém, làm giá. Để nâng tầm dịch vụ, thu nhập từ mỗi đoàn khách đều được trích lại một khoản làm quỹ chung cho tổ để mua sắm chén, dĩa và may đồng phục cho chị em.
Dịp Festival sắp tới, ngoài hoạt động phục vụ bữa ăn cho du khách như thường ngày, tổ đã lên kế hoạch phối hợp với Ban quản lý làng cổ Phước Tích tổ chức các gian hàng ẩm thực, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Các buổi trình diễn nghề làm gốm cổ truyền cũng có sự tham gia tích cực của các chị em.
Chị Đoàn Thị Lành, Chủ tịch Hội LHPN xã Phong Hòa đánh giá, tổ ẩm thực thôn Thanh Phước hoạt động khá hiệu quả. Ngoài mang lại thu nhập cho chị em, đây còn là phương thức quảng bá du lịch khá hiệu quả với các món ăn truyền thống địa phương. Các lớp tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, cách nấu, bày trí món ăn đều được địa phương ưu tiên cho thành viên tổ tham gia để ngày càng nâng cao chất lượng. Ngoài ra, các chị còn được tham gia lớp học làm gốm. Khi xưởng gốm có nhu cầu nhân công do lượng đặt hàng lớn, đây là nguồn nhân lực có sẵn tại chỗ và lành nghề, cũng là lực lượng tham gia tích cực các buổi trình diễn nghề gốm mỗi dịp lễ hội.
Hoạt động của tổ ẩm thực chỉ là một trong nhiều chương trình hưởng ứng Festival do hội phát động. Với lợi thế phát triển du lịch địa phương nhờ làng cổ Phước Tích, hội xác định việc góp sức vào các hoạt động du lịch là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Hội đã vận động chị em phụ nữ trên địa bàn dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, vệ sinh môi trường để chuẩn bị đón du khách. Trong khuôn khổ lễ hội “Hương xưa làng cổ”, có khoảng hơn 50 hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động tái hiện trò chơi dân gian như: thi nấu cơm, kéo co, cắm hoa…và biểu diễn nghề làm gốm cổ truyền.
"Các hoạt động được hội viên tham gia trên tinh thần tự nguyện và không hề có thù lao nhưng các chị luôn nhiệt tình, hết sức vì cái chung, với mong muốn đưa địa phương trở thành địa điểm du lịch ấn tượng", chị Lành hồ hởi.
Minh Nguyên