当前位置:首页 > World Cup

【lich thi đau bong da hôm nay】Bài 3: Dám đổ tiền vào lĩnh vực “xương xẩu"

bai 3 dam do tien vao linh vuc xuong xauquot

“Ông lớn” bất động sản FLC quyết định thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) Ảnh: ST

Đầu tư “mạo hiểm”

Một thông tin bất ngờ nhất vào giữa năm 2017 được tung ra là chuyện “ông lớn” bất động sản FLC ra quyết định thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) - công ty con có 100% vốn của Tập đoàn FLC,àiDámđổtiềnvàolĩnhvựcxươngxẩlich thi đau bong da hôm nay với số vốn điều lệ lên tới 700 tỷ đồng, sở hữu Hãng hàng không Bamboo Airways. Thông tin này nhanh chóng gây xôn xao, bởi Việt Nam hiện đã có 4 hãng hàng không đang hoạt động, 1 hãng dù đã công bố kế hoạch bay từ năm 2016 nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động do phải chờ mở rộng hệ thống sân bay đã và đang quá tải. Vì thế, nhiều ý kiến đã cho rằng, ý tưởng lập hãng hàng không của FLC chỉ là “trên giấy”, thậm chí là “bất khả thi”.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài chuẩn bị và xúc tiến, đến ngày 26/3 vừa qua, Tập đoàn FLC và Tập đoàn Airbus (châu Âu) đã chính thức ký kết hợp đồng thoả thuận mua 24 máy bay A321NEO tại Pháp cho Bamboo Airways. Hợp đồng này trị giá lên tới 3 tỷ USD. Dự kiến, DN này sẽ còn tiếp tục đặt mua thêm 26 máy bay thân rộng Airbus A321 LR để mở rộng đội bay, nâng tổng số phi cơ lên 50 chiếc. Dù đến nay, hãng hàng không này vẫn đang chờ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, nhưng đại diện Tập đoàn FLC rất tự tin khi cho biết, khoảng đến cuối năm 2018, Bamboo Airways sẽ bắt đầu khai thác bay thương mại. Kế hoạch của hãng sẽ là tập trung khai thác các tuyến bay thẳng từ quốc tế tới các điểm du lịch Việt Nam. Chiến lược này vừa nhằm làm giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng hàng không tại các thành phố lớn, đồng thời tăng cường liên kết vùng, nâng tầm du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, còn nhiều tên tuổi khác đang dám “dấn thân” vào lĩnh vực đầu tư khá lạ và không dễ thực hiện. Theo đại diện Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group), nền kinh tế phát triển nhanh nên rất cần nguồn năng lượng sạch. Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác nguồn năng lượng sạch từ mặt trời và gió, nên việc triển khai có tính khả thi cao hơn so với thủy điện.

Tương tự, Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group) đang đầu tư vào các lĩnh vực về xuất khẩu nông sản, chế biến gạo, chế biến điều, trung tâm thương mại… thậm chí còn có nhà máy sản xuất bê tông, nhà máy sản xuất gạch tuynel. Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intimex Group, DN đầu tư theo chiều sâu với việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu hoặc mua lại cổ phần chi phối, tham gia vào công ty TNHH hai thành viên... để có được sự phát triển bền vững.

Cùng với đó, một số DN còn “mạo hiểm” khi đầu tư sang các thị trường xa và lạ như Tập đoàn Viettel đầu tư sang các nước khu vực châu Phi và châu Mỹ; Tập đoàn TH True Milk đầu tư sang Nga; Vinamilk đầu tư nhà máy tại Mỹ, New Zealand, Campuchia; cùng nhiều DN đầu tư tại thị trường Đông Nam Á… Mặc dù các DN này đầu tư trong lĩnh vực chính của mình nhưng việc bước chân ra những thị trường phi truyền thống cần một tiềm lực kinh tế lớn cũng như năng lực quản trị bền vững để có thể tạo được thế đứng tại các thị trường này.

Không sợ "vết xe đổ"

Đa phần việc đầu tư đa ngành của các DN tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chủ chốt, giàu tiềm năng phát triển như: bất động sản, thương mại, nông nghiệp, thực phẩm… nên khá “an toàn”. Nhưng theo các chuyên gia, thị trường ngách cũng có nhiều điểm hấp dẫn nếu DN biết tận dụng lợi thế cũng như thời cơ để phát triển.

Câu chuyện về DN làm ô tô là một ví dụ. Cách đây khoảng chục năm, Vinaxuki với tham vọng về ô tô “made in Vietnam” đã không thể thực hiện khi vấp phải những hạn chế về cơ chế chính sách, thiếu vốn vay và sự thờ ơ của chính người tiêu dùng. Nhưng “giấc mơ” của ông chủ Vinaxuki khép lại đã khiến các cơ quan quản lý phải có sự thay đổi trong tư duy làm chính sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Chính vì thế, khi thấy chính sách cho DN sản xuất thuận lợi hơn, thuế NK ô tô trong khối ASEAN về 0% khiến ô tô lắp ráp trong nước đắt hơn, nhu cầu của người Việt về thương hiệu ô tô Việt tăng cao…, Tập đoàn Vingroup đã đầu tư xây dựng dự án tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast với giá trị đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD.

bai 3 dam do tien vao linh vuc xuong xauquot
Tập đoàn Vingroup đã đầu tư xây dựng dự án tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast với giá trị đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD. Ảnh: ST
Theo đại diện của Vingroup, để tránh “vết xe đổ” của các DN sản xuất ô tô đi trước, Vinfast sẽ sản xuất ôtô, xe máy với thương hiệu của mình bằng các công nghệ hiện đại nhất; ký kết hợp đồng hợp tác, tư vấn với các đối tác hàng đầu thế giới về thiết bị, công nghệ và thiết kế ô tô. Vì thế, Tập đoàn này hy vọng sẽ sản xuất được những chiếc ô tô mang thương hiệu nước nhà, phù hợp với thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân trong nước, thậm chí là XK ra nước ngoài.

Một minh chứng khác có thể kể đến là trường hợp đầu tư vào thủy điện của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Vào khoảng giai đoạn năm 2010, chỉ trong thời gian ngắn, Hoàng Anh Gia Lai đã được cấp phép triển khai 20 dự án thủy điện, bởi khi ấy đầu tư vào thủy điện như một “trào lưu” do nhu cầu năng lượng lớn. Nhưng đến năm 2013, Hoàng Anh Gia Lai đã phải tái cấu trúc, thoái vốn khỏi lĩnh vực thủy điện để có thêm tài chính giảm nợ vay, tập trung cho các dự án tiềm năng hơn. Sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”, cuối tháng 1 vừa qua, HĐQT Hoàng Anh Gia Lai đã ra quyết định góp 49,5 tỷ đồng thành lập Công ty Thủy điện Hoàng Anh Sài Gòn cùng một số đối tác. Hiện vẫn chưa rõ hướng đi tiếp theo trong lĩnh vực này của DN, nhưng với hoạt động kinh doanh chưa thực sự khởi sắc cùng những khoản nợ vay lên tới hàng ngàn tỷ đồng, kế hoạch kinh doanh đa ngành của Hoàng Anh Gia Lai cần sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

Có thể thấy, việc đầu tư dù vào ngành nào, lĩnh vực nào, dù an toàn hay mạo hiểm cũng đều cần đến tư duy, kinh nghiệm và năng lực của người lãnh đạo DN. Không thể phủ nhận việc mạo hiểm, dám dấn thân vào những thị trường, lĩnh vực còn sơ khai sẽ là điều tốt để DN tận dụng cơ hội, giảm sự cạnh tranh khốc liệt, nhưng nếu DN có tham vọng quá lớn, khoác lên “chiếc áo” quá rộng thì có thể dẫn tới thất bại, nên rất cần những bước đi thận trọng.

Đưa ra lời khuyên về việc đầu tư đa ngành với các DN, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, các DN cần tránh việc đầu tư theo kiểu phong trào, vì lợi nhuận trước mắt mà quên đi mục tiêu lâu dài; các DN cũng cần theo sát sở trường và đầu tư đa ngành có trọng tâm; những ngành mới mà DN lựa chọn phải có tính bổ sung cao, thiết thực với năng lực và thị trường hiện tại, đồng thời phù hợp với triển vọng trung và dài hạn của thị trường trong nước và thế giới… Bởi việc hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực có tính hai mặt, nếu “chệch hướng” hoặc đầu tư không hiệu quả có thể khiến DN đánh mất thương hiệu và gây ra những thiệt hại to lớn khó lường.

-------------------------------

Bài 4: Từ sự thành công của DN tư nhân, nhìn về các DN nhà nước

分享到: