【kết quả tiger】Mất 4,5 tỷ USD, ông chủ Kakao nhường lại ngôi vị giàu nhất Hàn Quốc cho "thái tử" Samsung
Mất 4,ấttỷUSDôngchủKakaonhườnglạingôivịgiàunhấtHànQuốcchotháitửkết quả tiger5 tỷ USD, ông chủ Kakao nhường lại ngôi vị giàu nhất Hàn Quốc cho "thái tử" Samsung
Với việc cổ phiếu "bốc hơi" 1/5 giá trị, tài sản của ông chủ Kakao chỉ còn 10,3 tỷ USD, thấp hơn ông Lee với khối tài sản 10,7 tỷ USD.
Người sáng lập tập đoàn Internet Kakao - Brian Kim - đã "tuột mất" vị trí người giàu nhất Hàn Quốcsau khi cổ phiếu của doanh nghiệp giảm mạnh. Điều này xảy ra trong bối cảnh các nhà đầu tư nước này lo ngại về việc siết kiểm soát đối với những gã khổng lồ công nghệở Hàn Quốc.
Chỉ tính riêng trong tháng 9 này, cổ phiếu Kakao đã "bốc hơi" hơn 1/5 giá trị, mức giảm theo tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2008, qua đó khiến tài sản của ông Kim tụt 4,5 tỷ USD, còn 10,3 tỷ USD. Trong khi đó, người thừa kế của Samsung, Lee Jae Yong giành lại vị trí số 1 với khối tài sản 10,7 tỷ USD.
Không chỉ người sáng lập tập đoàn bị rút ví mà công ty cũng mất 15 tỷ USD giá trị thị trường do các nhà đầu tư tổ chức bán tháo cổ phiếu mạnh mẽ.
Cổ phiếu Kakao đã tăng hơn 6 lần từ mức thấp nhất của đại dịch vào tháng 3/2020 lên mức cao kỷ lục vào tháng 6, do nhu cầu ở nhà của người dân và thông tin về việc niêm yết các công ty con của tập đoàn. Ngay cả sau những lần sụt giảm gần đây, Kakao vẫn là công ty lớn thứ sáu ở Hàn Quốc, với giá trị thị trường là 44 tỷ USD.
Kakao là tập đoàn vận hành ứng dụng nhắn tin lớn nhất Hàn Quốc, cung cấp dịch vụ từ thanh toán đến gọi xe. Tuy nhiên gần đây, Hàn Quốc tỏ ra lo ngại về vai trò ngày càng tăng của nền tảng này trong nền kinh tế quốc gia. Các nhà lập pháp gọi công ty là “biểu tượng của lòng tham”, đồng thời cáo buộc nền tảng đang sử dụng truyền thông xã hội để lạm dụng sự thống trị.
Một cuộc thăm dò của quốc hội về hoạt động độc quyền tiềm năng của các nền tảng trực tuyến bao gồm Kakao và công ty Internet khác như Naver dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng tới. Các nhà chức trách lo ngại danh mục dịch vụ mở rộng của những tập đoàn lớn này đang "bóp nghẹt" doanh nghiệp nhỏ hơn.
Park Ju-gun, người đứng đầu công ty nghiên cứu doanh nghiệp Leaders Index ở Seoul chia sẻ: “Kakao đang phải đối mặt với một rủi ro nghiêm trọng khi Chính phủ nhìn nhận doanh nghiệp giống như các tập đoàn lâu nay bị chỉ trích vì đã tạo ra ảnh hưởng quá lớn".
Nhằm đối phó với áp lực hiện hữu, tỷ phú Brian Kim đã cam kết chi 300 tỷ won (tương đương 253 triệu USD) để giúp đỡ các thương nhân nhỏ hơn, đồng thời xem xét việc rời bỏ những doanh nghiệp cạnh tranh với cửa hàng bán lẻ.
Trong một thông báo mới đây, công ty đầu tư thuộc sở hữu của ông Kim - K Cube Holdings - cũng sẽ tập trung vào việc tạo ra “giá trị xã hội” trong nhiều lĩnh vực như giáo dục.
Vào tháng 7 vừa qua, ông Kim vượt qua người thừa kế nhà Samsung để trở thành người giàu nhất Hàn Quốc. Brian Kim được xem là một ví dụ điển hình cho thấy các tỷ phú công nghệtự thân đang mạnh mẽ tiến vào bảng xếp hạng những người giàu nhất Hàn Quốc, thậm chí còn vượt qua cả thành viên các gia tộc kiểm soát những tập đoàn khổng lồ (cheabol) lâu năm ở nước này.
Ông Brian Kim thành lập công ty tiền thân của Kakao vào năm 2006 và ra mắt KakaoTalk 4 năm sau đó. Dịch vụ tin nhắn của hãng có khoảng 54 triệu người dùng trên toàn cầu, trong đó thị trường nội địa chiếm tới 87%.
Ông Kim, 55 tuổi, có xuất thân khiêm tốn. Vị tỷ phú này là người đầu tiên trong số các anh chị em của mình được học đại học và theo học tại Đại học Quốc gia Seoul danh giá. Trong thời gian đi học, ông làm gia sư để tự trang trải học phí và sinh hoạt.
Hồi tháng 3/2021, ông Kim gia nhập The Giving Pledge - sáng kiến được khởi xướng bởi các tỷ phú Warren Buffett, Bill Gatesvà Melinda French Gates nhằm kêu gọi những người giàu nhất thế giới cho đi phần lớn tài sản trong lúc còn sống để giải quyết các vấn đề xã hội.
“Lớn lên trong cảnh nghèo khó nên tôi vẫn xem việc trở nên giàu có là thước đo duy nhất về một cuộc đời thành công. Tuy nhiên, sau khi đạt được giàu có như mong đợi, tôi lại cảm thấy không còn động lực và mất phương hướng”, ông Kim chia sẻ trong tuyên bố gia nhập The Giving Pledge.
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Khởi tố thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai vì nhận hối lộ 500 triệu đồng
- ·Parkson Landmark 72 đóng cửa: Còn nhiều khó hiểu!
- ·Liếc nhìn người yêu cũ và vụ giết người vì ghen ở Hà Nội
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Bắt cán bộ văn phòng ĐKĐĐ về hành vi giả mạo trong công tác
- ·Saigon Co.op phát triển mạng lưới phân phối
- ·Cặp vợ chồng dùng chiêu thức tàn độc hành hạ bé gái 18 tháng tuổi
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Savills Vietnam phân phối độc quyền dự án Harmony Tower Đà Nẵng
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Lần đầu tiên có triển lãm về nghệ thuật thiết kế quảng cáo Việt Nam
- ·Văn hóa soi đường: Đại học Malaysia tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
- ·Tranh cãi quanh vụ thân chủ tố luật sư lừa đảo 'chạy án'
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Thaco và Mazda đẩy mạnh hợp tác chiến lược
- ·Quảng bá hình ảnh Ninh Thuận tại Đà Nẵng và Trung Bộ
- ·Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng gửi đơn kiến nghị trước phiên xét xử bà Nguyễn Phương Hằng
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Phổ biến pháp luật cho người khuyết tật và chuyện không để ai bị bỏ lại phía sau
-
Kinh doanh kiểu 'tay không bắt giặc'Kinh tế phục hồi, giới trẻ vẫn thấp nghiệp nhiềuĐến nhà ông già sửa xe miễn phí được cộng đồng mạng ca tụngThầy bói bị đánh chết Mâu thuẫn tiền bạcVị thế của hàng Việt đã lên rất rõĂn sữa chua không đúng cách cũng có tác hạiKhông được phép tăng giá xăng dầu lúc nàyNgắm cặp RollsDoanh nhân trẻ nhất nước Anh là bé gái 6 tuổiNếu một ngày đẹp trời nhà mạng nổi hứng thu phí thì sao?