Hơn 7 nghìn người tử vong trong 24 giờ; biến chủng Omicron tăng trong cộng đồng
|
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở New York,êmngườimắcmớitronggiờdịchtáibùngpháttạichâuÂket qua vdqg ha lan Mỹ ngày 6/4/2020. |
Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số người mắc mới cao nhất (trên 100.000 ca), đồng thời cũng có số người tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.300 ca. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến sáng 15/12 (giờ Việt Nam), tổng số người mắc COVID-19 trên toàn nước Mỹ đã vượt 50,2 triệu ca, trong khi tổng số ca tử vong là 800.266 ca.
Châu Âu đang là điểm nóng của dịch với hơn 50% số ca mắc COVID-19 toàn cầu tập trung tại châu lục này. Cùng với đó, sự lây lan của biến thể Omicron đang trở thành thách thức lớn đối với khu vực này, đặc biệt tại Anh.
Ngày 15/12, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo, biến thể Omicron có khả năng làm tăng số ca nhập viện và tử vong tại châu Âu, đồng thời có thể là tác nhân chính gây ra các ca nhiễm mới tại châu Âu vào tháng 1 hoặc tháng 2/2022.
ECDC cho rằng, ngay cả khi biến thể Omicron gây ra bệnh lý ít nghiêm trọng hơn, nhưng nó sẽ nhanh chóng gây ra các ca bệnh theo cấp số nhân, từ đó dẫn tới mức độ nhập viện và tử vong cao hơn.
Trước sự lây lan phức tạp của biến thể Omicron, Pháp đã bắt đầu áp đặt các quy định mới nhằm siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có việc bắt buộc những người trên 65 tuổi sẽ phải tiêm liều vaccine tăng cường, nếu không muốn “thẻ y tế” của họ mất hiệu lực.
Italy cũng siết chặt quy định nhập cảnh đối với du khách từ các nước khác thuộc EU, theo đó yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh và yêu cầu cách ly 5 ngày đối với những người chưa tiêm chủng.
Người dân trên phố ở Sao Paulo, Brazil ngày 10/6/2020. |
Ngày 15/12, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) bày tỏ lo ngại châu Mỹ có thể "bị bỏ lại phía sau" trong cuộc chiến chống COVID-19, đồng thời kêu gọi các quốc gia và công ty trong khu vực hợp tác chặt chẽ để đảm bảo quyền tiếp cận các phương pháp điều trị mới cho châu lục này.
Liên quan đến diễn biến của đại dịch COVID-19 trong khu vực, bà Etienne - Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ đánh giá tình hình dịch bệnh năm 2021 đang tồi tệ hơn với số ca mắc mới và tử vong do virus SARS-CoV-2 cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Australia cũng ghi nhận tổng cộng khoảng 235.500 ca mắc, trong đó 2.117 ca tử vong.
Tại châu Phi số ca mắc mới COVID-19 đang tăng gấp đôi sau mỗi 5 ngày - khung thời gian ngắn nhất được báo cáo trong năm nay. Số ca mắc mới gia tăng đột biến chủ yếu là do sự lây lan của biến thể Delta và Omicron.
Tại Trung Quốc, riêng thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, từ ngày 7/12 đến tối 14/12 đã ghi nhận 171 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng và 1 ca không có triệu chứng.
Hàn Quốc ngày 15/12 ghi nhận 7.850 ca mắc mới và 964 ca nguy kịch - mức cao chưa từng thấy kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca mắc mới hàng ngày tại Hàn Quốc dao động trong khoảng 4.000-7.000 ca kể từ đầu tháng 12 này. Ngoài ra, với thêm 70 ca không qua khỏi, tổng số ca tử vong tại Hàn Quốc hiện tăng lên 4.456 ca trong tổng số 536.495 ca mắc. Hàn Quốc ghi nhận thêm 9 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca mắc biến thể này tại nước này lên là 128 ca.
Tại các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/12toàn khối đã ghi nhận thêm 21.304 ca mắc mới COVID-19 và 437 ca tử vong. Tổng số người mắc hiện đã trên 14.464.100 trường hợp và 298.239 ca tử vong.
Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam.
Một ngày qua, Hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/12/2021. |
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này hạ nhiệt nhanh chóng khi số ca mắc và tử vong đã giảm xuống mức 1 con số.
Việt Nam ngày 15/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 15.500 ca mắc mới và 283 ca tử vong. Số ca tử vong trong ngày của Việt Nam cũng đứng đầu châu Á trong 24 giờ qua.
Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á khi trong ngày 15/12 ghi nhận thêm trên 3.300 ca bệnh mới và 29 người tử vong. Nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.178.276 ca, trong đó có 21.260 người không qua khỏi.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 8 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Tổng số ca lây nhiễm cho đến ngày 15/12 tại Campuchia là 120.390, trong đó 116.746 ca đã bình phục và 2.995 người tử vong.
Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.245 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố và 6 ca tử vong do COVID-19; trong đó chỉ có 2 ca là người nhập cảnh. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 93.061 ca, trong đó có 256 người tử vong.