Cúp C2

【bóng đá hôm qua việt nam】Tái cấu trúc DNNN: Biện pháp mạnh gắn với trách nhiệm người đứng đầu

字号+ 作者:88Point 来源:Thể thao 2025-01-10 17:09:30 我要评论(0)

Bộ Tài chính- đơn vị chủ trì thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN đang khẩn trương giúp các tập đoàn, tổn bóng đá hôm qua việt nam

tai cau truc dnnn bien phap manh gan voi trach nhiem nguoi dung dau

Bộ Tài chính- đơn vị chủ trì thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN đang khẩn trương giúp các tập đoàn,áicấutrúcDNNNBiệnphápmạnhgắnvớitráchnhiệmngườiđứngđầbóng đá hôm qua việt nam tổng công ty (TĐ, TCT) hoàn thiện Đề án để chuẩn bị cho quá trình tiến hành tái cơ cấu. Báo Hải quan đã phỏng vấn ông Đặng Quyết Tiến (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) về tiến độ và những vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện.

Tính đến thời điểm hiện nay đã có bao nhiêu DNNN trình Chính phủ Đề án tái cấu trúc và bao nhiêu Đề án Bộ Tài chính đang góp ý, cho ý kiến để hoàn thiện, thưa ông?

Hiện đã có 75/100 TĐ, TCT đã triển khai xây dựng Đề án tái cơ cấu DNNN ở các mức độ khác nhau, trong đó có 52 TĐ do bộ, ngành Trung ương quản lý và 23 TCT địa phương.

Bộ Tài chính góp ý theo thẩm quyền là 19 Đề án đã được xây dựng sau Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17-7-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN, còn đối với các đề án tiến hành trước Quyết định 929 là 5 Đề án.

Được biết có một số Đề án bị trả lại do không đạt yêu cầu. Ông có thể cho biết những vấn đề còn “khiếm khuyết” trong đó?

Đối với các Đề án Bộ Tài chính tham gia, góp ý kiến, Bộ chủ yếu rà soát đúng theo nội dung Quyết định 929 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, phải bám theo 5 nội dung cơ bản. Thứ nhất, là các chiến lược kinh doanh đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 gắn với quy hoạch ngành. Thứ hai, liên quan đến ngành nghề, phải tập trung vào ngành nghề chính và thoái vốn ở các ngành nghề không thuộc ngành nghề chính. Thứ ba, là về con người, lao động, bộ máy, phải tính toán được nhu cầu lao động sẽ bị dôi dư khi tái cơ cấu, vấn đề phải có chính sách đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ quản lý và trình độ tay nghề cho người lao động. Thứ tư, là về quản trị, phải đảm bảo tính minh bạch thông tin, và quản trị phòng ngừa rủi ro về tài chính và kinh doanh. Thứ năm, nội dung mà Bộ Tài chính phải tập trung nhất đó là cơ cấu lại tài chính. Bất kỳ DN nào cũng phải xây dựng được lộ trình thoái vốn, tổng nguồn vốn, thoái vốn thu về được bao nhiêu, nhu cầu vốn để thực hiện phát triển kinh doanh theo chiến lược đề ra, nhu cầu vốn trong xử lý lao động dôi dư; và phải làm rõ đâu là các khoản nợ xấu phải xử lý. Tổng thể bức tranh ấy là phải làm rõ nguồn để cho tái cơ cấu là gì, nguồn của DN, nguồn huy động từ các nguồn lực có thể thực hiện và nguồn từ phía Nhà nước...

Tựu trung lại, các Đề án không đạt yêu cầu tập trung vào mấy khía cạnh: Quản trị minh bạch chưa đáp ứng được; phương án tài chính chưa rõ vì phải rõ phương án tài chính mới biết nhu cầu thế nào và lúc đó Bộ Tài chính mới có thể cân đối nguồn và tính toán tổng thể để phê duyệt và có thể kêu gọi được các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ thêm để tiến hành cải cách (chi phí cải cách). Nhân đây tôi cũng khẳng định luôn, đối với Đề án tái cơ cấu DNNN, không lấy nguồn từ NSNN mà là nguồn tự DN, lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ tích lũy của DN và nguồn thu được từ tái cơ cấu và từ các nguồn lực khác.

Kế hoạch thoái vốn và phương án giảm tỷ lệ nợ xấu được cho là yêu cầu rất khó trong thời điểm hiện nay đối với các DNNN. Tuy nhiên, không phải khó mà không thực hiện và chắc hẳn đã có những phương án khả thi trong một số Đề án được phê duyệt. Ông có thể cho biết về vấn đề này?

Đúng là một trong những cái khó mà các TĐ, TCT chưa nói được là phương án thoái vốn. Thoái vốn để thu hồi vốn về và để xác định rõ đâu là nợ xấu và khi xác định rõ thì sẽ thấy được trách nhiệm lỗi ở đâu và có phương án xử lý. Đây là vấn đề mà một số Đề án chưa chỉ ra được. Lộ trình thoái vốn, thoái như thế nào, bao giờ và phải minh bạch, kê khai ra đâu là khoản nợ xấu, đâu là tài sản xấu không thể thu hồi được. Trong quá trình thẩm định vừa qua, Bộ Tài chính đề nghị, các đề án phải bổ sung hoàn thiện khâu này hoặc vấn đề sắp xếp mô hình chưa rõ. Ví dụ Đề án của TĐ Bưu chính viễn thông vẫn giữ một số lĩnh vực đầu tư ở một số tổ chức tài chính hoặc một số DN nằm trong lộ trình cổ phần hóa thì vẫn giữ lại 100% vốn Nhà nước, Bộ Tài chính đã đề nghị cân nhắc lại và yêu cầu thoái vốn tại các Đề án này.

Tái cấu trúc DNNN là một quá trình dài và là một chính sách mở, do đó, việc thực hiện Đề án không thể chủ quan, nóng vội nhưng cũng không được phép chậm chạp. Về phía Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ cho các DNNN trong quá trình thực hiện như thế nào, thưa ông?

Trong Đề án, khó nhất là vấn đề thoái vốn. Đây cũng là vấn đề bắt buộc phải làm rõ trong Đề án. Các DN phải rà soát, đưa ra được phương án và bản thân DN minh bạch được thì các cơ quan quản lý Nhà nước và Bộ Tài chính mới tham mưu trình Chính phủ đưa ra các giải pháp để xử lý, mỗi DN có giải pháp khác nhau. Tóm lại phải đưa ra một con số tổng chi phí cải cách là bao nhiêu, DN cần là bao nhiêu và phần Nhà nước, nhà đầu tư đáp ứng được là bao nhiêu, đặc biệt là đối với nợ xấu, phải chỉ ra được chính xác khoản nợ xấu là bao nhiêu mới xử lý được. Hiện nay, Bộ Tài chính căn cứ vào các báo cáo của TĐ, TCT bước đầu đã bóc tách được các con số nợ xấu. Trong nợ xấu đó có khoản nợ có thể thu hồi được với tỷ lệ thấp hơn, nợ xấu nào không thể thu hồi được, sau đó sẽ có giải pháp.

Các giải pháp thoái vốn và hình thức thu hồi vốn đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Yêu cầu cốt yếu là phải bảo toàn vốn. Nhiều DN cho rằng khó quá vì mua giá cao giờ bán giá thấp. Bộ Tài chính và Chính phủ đã đưa ra những giải pháp trong quản trị tài chính. Nếu không đạt yêu cầu thì DN phải rà soát lại và làm rõ trách nhiệm. Không ai hết mà chính là DN phải chỉ ra được những vấn đề này, còn sau đó, Nhà nước sẽ có giải pháp xử lý.

Yêu cầu tất cả các DNNN phải hoàn thiện Đề án tái cơ cấu trình Chính phủ “chốt” ở thời điểm nào, thưa ông?

Quy định của Thủ tướng Chính phủ là trong quý III phải hoàn thành. Vừa qua, trong quá trình thực hiện các TĐ, TCT gặp nhiều khó khăn cho nên có thể trong quý IV này sẽ hoàn thành. Trong trường hợp thực hiện chậm sang năm sau hoặc muộn hơn thì phải xử lý trách nhiệm trong thực hiện kỷ luật kỷ cương.

Bộ Tài chính với trách nhiệm là cơ quan được Thủ tướng giao giám sát, đôn đốc, tổng hợp báo cáo, Bộ Tài chính đã có công văn đôn đốc các TĐ, TCT phải hoàn thành báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng có chỉ đạo quyết liệt hơn gắn với trách nhiệm từng vị trí lãnh đạo TĐ, TCT và trách nhiệm của chủ sở hữu là các bộ, ngành và UBND các tỉnh theo phân cấp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt Đề án. Phải thực hiện các biện pháp mạnh gắn với trách nhiệm thì chúng ta mới đảm bảo được tiến độ.

Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước

    Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước

    2025-01-10 16:53

  • EU lên tiếng sau khi Nga tạm dừng nguồn cung khí đốt cho các nước

    EU lên tiếng sau khi Nga tạm dừng nguồn cung khí đốt cho các nước

    2025-01-10 16:48

  • “Siêu bão" đe dọa các nước đang phát triển

    “Siêu bão" đe dọa các nước đang phát triển

    2025-01-10 16:09

  • NHNN bác đề xuất của HoREA về gói 30.000 tỷ

    NHNN bác đề xuất của HoREA về gói 30.000 tỷ

    2025-01-10 14:37

网友点评