【kqbđ cup c1】Vị Thủy thực hiện luân chuyển cán bộ
Sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 25-1-2002 của Bộ Chính trị,ịThủythựchiệnlunchuyểncnbộkqbđ cup c1 công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở huyện Vị Thủy đã có những chuyển biến tích cực. Cấp ủy và lãnh đạo các cấp đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ là để đào tạo, rèn luyện cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ sớm trưởng thành trong thực tiễn. Từ đó đã tập trung chỉ đạo, giúp cho cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị kịp thời rút kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, uốn nắn những sai lệch. Các cơ quan làm công tác tổ chức thường xuyên rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có, lựa chọn cán bộ trong diện quy hoạch, luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ trẻ có triển vọng phát triển. Trong những năm qua, cán bộ từ tỉnh về huyện 8 đồng chí, từ huyện về tỉnh 51 đồng chí, cán bộ huyện xuống xã, thị trấn công tác là 15 đồng chí, cán bộ cơ sở về huyện 29 đồng chí (kể cả điều động).
Công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình. Trước hết, cấp ủy làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ được luân chuyển, với cấp ủy và lãnh đạo nơi cán bộ đi và đến. Hàng năm, cán bộ luân chuyển đều được nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và khả năng phát triển sắp tới, kết hợp với công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và đánh giá cán bộ.
Việc luân chuyển cán bộ đã tạo nên động lực mới trong công tác cán bộ, nhất là đối với đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, có khả năng và triển vọng phát triển, đồng thời có tác động thúc đẩy công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ, tạo chuyển biến tích cực và sự năng động của đội ngũ cán bộ kế cận theo quy hoạch; tạo được nguồn cán bộ dự bị có kinh nghiệm thực tiễn; khắc phục từng bước sự hẫng hụt, bị động trong công tác cán bộ.
Nhìn chung, đa số cán bộ sau thời gian luân chuyển đã trưởng thành, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn, nhiều đồng chí được xem xét bổ nhiệm vào những vị trí, chức vụ cao hơn, qua đó góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện.
Tuy nhiên, nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Nghị quyết 11-NQ/TW của Trung ương ở một số cấp ủy chưa được sâu sắc, thiếu toàn diện, chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện công tác này. Công tác luân chuyển cán bộ chỉ mới đáp ứng yêu cầu trước mắt, có đơn vị, cơ sở tuy có thực hiện luân chuyển cán bộ nhưng chủ yếu là do cấp trên bố trí sắp xếp và quyết định luân chuyển, chưa chủ động xây dựng kế hoạch, phương án luân chuyển cán bộ. Một số cấp ủy và lãnh đạo đơn vị còn nhầm lẫn giữa luân chuyển cán bộ theo quy hoạch để rèn luyện đào tạo, bồi dưỡng lâu dài, với việc điều động bố trí cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ. Có nơi luân chuyển cả những cán bộ không trong nguồn và độ tuổi quy hoạch; thời gian luân chuyển của một số cán bộ quá ngắn, không bảo đảm được tính ổn định của đội ngũ cán bộ. Công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ nữ, cán bộ trẻ còn ít.
Thời gian tới cần làm cho nội bộ hiểu sâu hơn mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, nguyên tắc và phương châm của công tác quy hoạch và luân chuyển, điều động cán bộ trong các chức danh lãnh đạo. Tiếp tục luân chuyển cán bộ gắn với đảm bảo chính sách cán bộ; luân chuyển trưởng, phó ngành huyện về lãnh đạo cơ sở; luân chuyển đồng bộ theo chiều dọc và ngang, coi trọng điều động theo chiều ngang để cán bộ hiểu biết toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhưng từng bước thận trọng, tránh xáo trộn; coi hiệu quả luân chuyển là quan trọng nhất. Rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm, chủ động tạo nguồn cán bộ, bố trí đủ chức danh, đạt chuẩn theo quy định. Coi trọng tỷ lệ cán bộ trẻ và cán bộ nữ, người dân tộc trong quy hoạch phải đạt cơ cấu tỷ lệ quy định. Từng bước chuẩn bị thật tốt cán bộ cho Đại hội Đảng bộ cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2015-2020.
VÕ MINH TÂM