【cho số đề miền nam】Nhiệm vụ ứng phó BĐKH của tỉnh còn rất nặng nề

作者:Cúp C1 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 17:07:22 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) “Nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn tỉnh Cà Mau dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng thời gian tới đây vẫn là nhiệm vụ vô cùng nặng nề”.

Đó là nhận định của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tại buổi làm việc vào sáng hôm nay, 12/10, với Phó ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử khảo sát hiệu quả từ dự án kè ly tâm tạo bãi khu vực cống Hương Mai.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử thông tin, thời gian qua tỉnh đã tập trung tuyên truyền nên nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tác động của BĐKH được nâng lên đáng kể. Đến nay, hầu hết người dân đều hiểu được tác động của BĐKH. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cấp đê biển Tây được trên 23 km, lồng ghép nhiều dự án để khôi phục rừng phòng hộ ven biển, xây dựng khu neo đậu tránh trú bão.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế mà thời gian qua tỉnh đang gặp phải trong nỗ lực thích ứng với BĐKH. Cụ thể, phía biển Đông hiện trên địa bàn tỉnh chưa có km đê nào, nên việc triển khai các dự án thích ứng với BĐKH là vô cùng khó khăn. Không chỉ vậy, kể cả khu neo đậu tránh trú bão vẫn chưa được đầu tư đáp ứng nhu cầu. 

Hiện toàn tỉnh chỉ có 3 khu đảm bảo cho 2.600 tàu neo đậu trong khi nhu cầu thực tế trên 4.500 tàu. Kể cả khu neo đậu Sông Đốc - nơi tập trung tàu khai thác của cả khu vực phía Nam khi có mưa bão nhưng chỉ được đầu tư đạt tiêu chuẩn cấp I, chưa phải cấp vùng. 

Đối với các khu tái định cư, dù tỉnh đã quy hoạch 35 cụm tuyến nhưng đến nay chỉ mới hoàn thành được 5 dự án, bố trí được 1.300 hộ trong khi nhu cầu trên 13.800 hộ.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tham quan xưởng đúc kè phục vụ cho các dự án hộ đê khẩn cấp.

Phân tích thêm về những khó khăn, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, hiện tỉnh đang cần rất nhiều vốn: vốn để xây dựng công trình, vốn để khôi phục rừng, vốn để sắp xếp ổn định dân cư vùng bị ảnh hưởng thiên tai, vốn để triển khai các dự án sản xuất xanh... Đây là khó khăn lớn nhất mà tỉnh đang gặp phải, rất cần sự hỗ trợ của Trung ương.

Theo Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện, tất cả các kịnh bản về BĐKH, Cà Mau đều rơi vào một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thế nhưng, kinh phí để giải quyết các vấn đề liên quan đến BĐKH hiện còn quá ít. Mong rằng Trung ương có sự quan tâm đặc biệt trong hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để có nhiều hơn nữa những dự án thích ứng BĐKH cũng như bảo vệ môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đánh giá, BĐKH tác động đã quá rõ, quá nhanh. Chỉ trong 5 năm gần đây, tỷ lệ ngập tràn sâu hơn, rộng hơn. Tiêu biểu như đường Hồ Chí Minh chỉ mới hoàn thanh đã bị tràn, tỉnh phải đắp bờ bao bảo vệ. Tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông ngày một nghiêm trọng hơn, rộng hơn; chỉ mới xử lý xong khu vực này thì lại xuất hiện thêm nhiều khu vực khác trong tình trạng nguy hiểm. Sạt lở làm mất rừng phòng hộ của tỉnh mỗi năm 400 - 500 ha.

Trước những khó khăn trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho tỉnh được áp dụng cơ chế ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ số vốn ODA đầu tư các dự án xây dựng đê biển, xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ chống sạt lở ven biển. Đồng thời, có cơ chế huy động vốn của các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển để kết hợp khai thác du lịch và kinh tế; hỗ trợ nguồn vốn để tỉnh sớm hoàn thành các dự án có lồng ghép ứng phó BĐKH như: dự án nâng cấp, mở rộng đường Cà Mau – Đầm Dơi, đường Tắc Thủ - Sông Đốc…

Phó ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong thích ứng BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đã xây dựng được những mô hình sản xuất hiệu quả, thích ứng với BĐKH, để đời sống người dân ngày càng ổn định. Tác động tiêu cực của BĐKH diễn ra ngày một nhanh hơn, mạnh hơn nên tỉnh phải nhanh chóng rà soát lại toàn bộ chương trình hành động mà Tỉnh uỷ, UBND đã ban hành để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ. Phải tiến hành lồng ghép tất cả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ với thích ứng BĐKH. Phải tăng cường tuyên truyền để tạo sự chuyển biến trong Nhân dân. Thích ứng với BĐKH chính là từng người dân phải chủ động thích ứng tại nhà mình, mảnh đất của mình.

Nguyễn Phú – Đặng Duẩn