【soi kèo chelsea vs】Tăng trưởng GDP tiếp tục phục hồi nhưng khó đạt mục tiêu cả năm
Tận dụng thời gian phục hồi để tăng tốc tăng trưởng Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,ăngtrưởngGDPtiếptụcphụchồinhưngkhóđạtmụctiêucảnăsoi kèo chelsea vs5% là thách thức lớn Còn động lực và dư địa cho doanh nghiệp tiếp tục phục hồi |
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. |
Bà đánh giá như thế nào về kết quả tăng trưởng GDP quý 3 và 9 tháng năm 2023?
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2023 của nước ta duy trì đà tăng trưởng tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Cụ thể là quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,05%, quý 3 tăng 5,33%. Trong đó, có một số điểm sáng đáng chú ý như sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc hơn, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2023 ước tăng 5,1%. Hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 9 sôi động và duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng ước đạt 8,9 triệu lượt khách, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm 2022.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội có xu hướng tăng cao, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tính đến 20/9/2023 tiếp tục là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức cùng kỳ năm trước là 6,9 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 6,9 tỷ USD) với các sản phẩm chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Đáng lưu ý, khu vực doanh nghiệp trong nước có sự phục hồi mạnh mẽ hơn cả về xuất khẩu và nhập khẩu so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Từ những tín hiệu của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, có thể kỳ vọng nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, từ đó tạo đà cho xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng khá trong những tháng cuối năm cũng như trong năm 2024.
Bà dự báo như thế nào về triển vọng tăng trưởng cả năm 2023?
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, còn một số khó khăn, hạn chế đã kìm hãm tăng trưởng của 9 tháng năm 2023. Đó là cầu thế giới phục hồi yếu, lạm phát vẫn ở mức cao, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, chuỗi cung ứng thiếu ổn định đều dẫn tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp giảm sút. Động lực từ khu vực sản xuất còn khá yếu do thiếu hụt đơn hàng. Chi phí đầu vào tăng cao. Thị trường xuất khẩu thu hẹp… Hoạt động xuất, nhập khẩu phục hồi chậm do nhu cầu thế giới giảm.
CPI tháng 9 tăng 3,66%, là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3 năm 2023. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 4,49%, cao hơn lạm phát chung (3,16%) và là mức tăng cao nhất của cùng kỳ trong 5 năm qua. Đây là một thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ.
Trước những thách thức trên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay là một áp lực lớn. Tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng sẽ được cải thiện trong các quý tới, nhưng để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm thì tăng trưởng quý 4 cần đạt trên 12%. Đây là điều không khả thi trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Tuy nhiên, dù còn nhiều khó khăn nhưng từ nay đến cuối năm kinh tế Việt Nam vẫn có triển vọng tăng trưởng từ các yếu tố tích cực. Về phía cầu, hoạt động đầu tư sẽ được hỗ trợ lớn từ đầu tư công đang được triển khai ráo riết theo cam kết của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương, trở thành đòn bẩy cho các luồng đầu tư ngoài Nhà nước và đầu tư FDI; cầu tiêu dùng sẽ có thể cải thiện do xu thế tiêu dùng thường tăng vào cuối năm.
Về phía cung, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục thể hiện vai trò là “trụ đỡ” vững chắc của nền kinh tế. Khu vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo thoát khỏi vòng suy giảm âm từ đầu năm và có dấu hiệu khởi sắc trong quý 3 sẽ giảm tối đa áp lực cho tăng trưởng.
Khu vực dịch vụ những tháng cuối năm được dự báo sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng khá. Lạm phát được kiểm soát hiệu quả sẽ giúp ổn định dòng tiền là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất đã giảm và dự kiến lãi suất cho vay khả năng tiếp tục giảm trong thời gian tới sẽ kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và kích thích tiêu dùng của người dân.
Việt Nam đang tích cực triển khai các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phục hồi phát triển kinh tế kinh tế-xã hội. Đây cũng là động lực chính để phát triển kinh tế những tháng cuối năm.
Để đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong quý cuối cùng của năm, theo bà chúng ta cần triển khai những giải pháp gì?
Để kịp thời có giải pháp khắc phục khó khăn, đồng thời chủ động khai thác các cơ hội nhằm đạt được kết quả phát triển kinh tế-xã hội cao nhất những tháng tiếp theo trong năm 2023, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ tiếp tục tập trung triển khai nhanh, hiệu quả các chủ trương, chính sách về tài chính, tiền tệ; theo dõi sát và cập nhật kịp thời diễn biến tình hình thế giới, chính sách tài khóa, tiền tệ của các nước có quy mô kinh tế lớn, là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng đối với Việt Nam.
Đồng thời, thực hiện hiệu quả các giải pháp về tiền tệ, lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; điều hành tỷ giá phù hợp; tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu và an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng. Liên tục cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để chủ động điều hành, ứng phó với các tình huống phát sinh.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiêu dùng thông qua các giải pháp tập trung phát triển thị trường trong nước; thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa; quyết liệt thực hiện các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài; tăng cường hợp tác công tư (PPP); tích cực, chủ động thu hút FDI có chọn lọc, bảo đảm chất lượng.
Xin cảm ơn bà!
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/305e798698.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。