【ngoại hạng bồ đào nha】Quản lý hiệu quả tài sản công góp phần thúc đẩy tăng trưởng

[Cúp C2] 时间:2025-01-26 17:42:15 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:196次

quan ly hieu qua tai san cong gop phan thuc day tang truong

Tiêu chuẩn,ảnlýhiệuquảtàisảncônggópphầnthúcđẩytăngtrưởngoại hạng bồ đào nha định mức tạo cơ sở sắp xếp, điều chuyển phương tiện đi lại trong toàn hệ thống để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh: S.T.

6 tháng, phê duyệt sắp xếp 1.374 cơ sở nhà, đất

Bộ Tài chính đang dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó, định hướng đến năm 2020 giảm khoảng 30-50% số xe ô tô phục vụ công tác chung hiện có tại các bộ, ngành, địa phương; quy định cụ thể cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê xe ô tô để phục vụ công tác như một số bộ, địa phương đã thực hiện (Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, TP. Hà Nội,...). Hiện nay, dự thảo đang trình Bộ xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Nhìn lại cả quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, Bộ Tài chính đã ghi nhận nhiều kết quả quan trọng.

Kết quả dễ nhận thấy nhất chính là việc ban hành được hệ thống tiêu chuẩn, định mức về sử dụng TSC tương đối đầy đủ, đồng bộ đối với 4 nhóm tài sản được sử dụng phổ biến tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm trụ sở làm việc; ô tô; trang thiết bị và phương tiện; điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động. Các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công đã tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa vừa phù hợp với yêu cầu sử dụng, vừa phù hợp với khả năng ngân sách, tạo công bằng, minh bạch. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, định mức nói trên cũng tạo cơ sở cho việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất, điều chuyển phương tiện đi lại trong toàn hệ thống để đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Trong việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, trên cơ sở thí điểm từ năm 2001, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg chính thức sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên phạm vi cả nước. Bên cạnh việc rà soát, bố trí lại hệ thống trụ sở phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng; khai thác hiệu quả tạo nguồn tài chính, thông qua sắp xếp nhà, đất, Bộ Tài chính cũng thu hồi được một phần nhà, đất dôi dư, giao lại cho chính quyền địa phương để xây dựng nhà trẻ, trường học, công viên,... Chính vì lợi ích tổng thể này, Quyết định số 09 tạo sự chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công. Theo ông La Văn Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2017, các cấp có thẩm quyền phê duyệt được 1.374 cơ sở nhà, đất. Tính đến ngày 20/6/2017, đã thực hiện phê duyệt 1.502/1.573 cơ sở nhà, đất (đạt 95,48%) trên địa bàn TP.HCM; 1.460/1.740 cơ sở nhà, đất (đạt 83,9%) trên địa bàn TP. Hà Nội.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng, trong quá trình thực hiện, mặc dù chưa có các quy định cụ thể trong Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 song trên cơ sở các nguyên tắc của Luật, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chế độ quản lý, xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước. Tiếp đó, Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, chế độ quản lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017.

Đặc biệt, nhằm thu thập đầy đủ số liệu cả về hiện vật và giá trị, Bộ Tài chính đã xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước đối với đất đai, nhà cửa, ô tô và tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng trở lên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Cho đến nay, cơ sở này đã tổng hợp được số liệu của 91.514 đơn vị (chiếm 99% các đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước), với tổng giá trị tài sản trên 1 triệu tỷ đồng (chưa tính tài sản của các lực lượng vũ trang nhân dân và DNNN). Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước đã tạo lập cơ sở quan trọng để thực hiện công khai, minh bạch về tài sản.

Tạo hành lang pháp lý để quản lý hiệu quả tài sản công

Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng TSC thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 với 93,69% đại biểu Quốc hội tán thành. Ông La Văn Thịnh cho biết, Luật Quản lý, sử dụng TSC được ban hành nhằm cụ thể hóa phạm vi TSC theo Điều 53 Hiến pháp, đồng thời quy định chế độ quản lý, sử dụng và xác định vai trò của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với TSC.

Để sớm áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, ngay trong quá trình xây dựng Luật, Cục Quản lý công sản đã chủ động xây dựng dự thảo 11 Nghị định của Chính phủ và 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng TSC. Tới nay, 5 dự thảo Nghị định hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô, sử dụng tài sản của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, tài sản thanh toán cho các dự án công - tư và 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị đã được Bộ Tài chính công khai trên Cổng Thông tin để xin ý kiến rộng rãi. Các dự thảo còn lại đều đã được gửi tới cơ quan tài chính của các bộ, cơ quan Trung ương, Sở tài chính các địa phương và một số cơ quan chuyên môn có liên quan xin ý kiến bước đầu trước khi công bố.

Đánh giá tại hội nghị sơ kết 6 tháng của ngành Tài chính, ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận định rằng: Nguồn TSC của chúng ta còn rất lớn. Thông thường, TSC một quốc gia bằng 4 – 5 lần giá trị GDP, nhưng hiện nay chúng ta mới ghi nhận số tài sản bằng khoảng 1 – 1,2 lần GDP. Như vậy, có nghĩa là còn nhiều TSC chưa được sử dụng, khai thác có hiệu quả. Việc Bộ Tài chính khẩn trương dự thảo các Nghị định và nhiều thông tư để quản lý TSC hiệu quả hơn theo Luật mới sẽ là dư địa để góp phần cùng cả nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra trong thời gian tới.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接