欢迎来到88Point

88Point

【giải vô địch bắc new south wales úc】Kỳ công nghề thu mẫu vật, dựng tiêu bản ở Viện Hải dương học Nha Trang

时间:2025-01-10 10:42:43 出处:Cúp C2阅读(143)

Phòng trưng bày mẫu vật trong Viện Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Xuân Ngọc)

Rong ruổi mọi miền thu mẫu vật

Viện Hải dương học Nha Trang có nhiều người tới tham quan vào những ngày gần Tết. Tại phòng trưng bày,ỳcôngnghềthumẫuvậtdựngtiêubảnởViệnHảidươnghọgiải vô địch bắc new south wales úc ông Lê Khả Phú (50 tuổi, Phó phòng Quản lý chế tác và Trưng bày mẫu vật) cùng cộng sự cẩn trọng kiểm tra các mẫu vật, tiêu bản.

Nhiều năm trong nghề, ông Phú từng rong ruổi từ Bắc vào Nam thu mẫu vật, dựng nhiều tiêu bản. Ông kể, hồi tháng 9/2010, người dân thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) phát hiện xác cá nhám màu đen, đốm trắng dài hơn 12m, nặng 10 tấn, đã kéo vào bờ.

Đây là loài cá nhám voi thuộc nhóm I, nằm trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm. Cá chỉ được khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu nên cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu quyết giữ lại mẫu vật để bảo tồn, trưng bày.

Khi ông Phú và các cộng sự tới nơi, da cá đã bị khô cứng, bộ khung cá quá lớn khiến việc tạo dáng gặp khó khăn. Lúc này, đoàn công tác của Viện Hải dương học Nha Trang phải ngâm cá lại trong hồ hoặc thấm bông tẩm nước để da mềm hơn, dễ thực hiện.

Mỗi ngày họ làm được một phần nhỏ. Có lúc, các thành viên phải chui vào bên trong da con cá nhiều giờ liền để nhồi hơn chục tấn bông vào. Khi ấy, mùi phoóc-môn xộc vào mũi, mắt cay xè, mọi người phải ra ngoài một lúc mới vào lại. Trải qua chục ngày nỗ lực, sản phẩm tiêu bản được hoàn thiện.

Tới tháng 4/2013, tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục "bộ da cá nhám voi lớn nhất Việt Nam" cho Lăng Ông Nam Hải (thị trấn Gành Hào).

Ông Lê Khả Phú giới thiệu mẫu vật được lưu giữ nhiều năm qua. (Ảnh:Xuân Ngọc)

Ngoài tiêu bản này, ông Phú cùng các cộng sự còn làm nhiều mẫu vật khác. Chẳng hạn, đầu năm 2019, Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc tiếp nhận mẫu rùa da nặng khoảng 200kg. Đây là loài rùa biển lớn nhất trên thế giới.

Viện Hải dương học Nha Trang được bàn giao xác rùa để lưu giữ. Khi đó, ông Phú cùng cộng sự liền đưa mẫu vật về đất liền tách lấy da, ngâm phoóc-môn khoảng 3 tháng để chống phân hủy.

Sau đó, họ đo kích thước, nhồi bông tạo hình mẫu vật trước khi khoác lên bộ da đã qua xử lý, rồi dựng làm tiêu bản trưng bày. “Một tiêu bản được đánh giá chế tác thành công là khi trông chúng giống như thật”, ông Phú chia sẻ.

Trong khi đó, mỗi khi có du khách tò mò về các mẫu vật đang trưng bày, chị Vũ Thị Liễu (41 tuổi, nhân viên phòng Quản lý chế tác và Trưng bày mẫu vật) lại ân cần giới thiệu từng loài.

Chị Vũ Thị Liễu đang giới thiệu cho học sinh về các mẫu vật trưng bày. (Ảnh:Xuân Ngọc)

Từ bé, chị Liễu đã yêu biển và các loại sinh vật biển. Đam mê càng được hun đúc nhiều hơn khi chị vào Viện Hải dương học Nha Trang làm việc.

Hằng ngày, công việc chính của chị là bảo quản, xử lý mẫu vật. Chị thường xuyên đi kiểm tra những lọ thủy tinh chứa mẫu vật. Lọ nào úa vàng thì thay mới, hoặc lọ nào hóa chất bị bốc hơi thì thêm vào. Mỗi khi mẫu vật đưa về, chị cố định lại cho thẳng, sau đó cho hóa chất vào ngâm để bảo quản.

Khi mới làm việc này, tiếp xúc với các xác chết động vật chưa qua xử lý, mùi hôi xông lên nồng nặc khiến chị muốn nôn ọe. “Trải qua những lần như thế, mình muốn bỏ cuộc, nhưng được anh chị em xung quanh động viên, hỗ trợ nên bản thân lại tự trấn an để vượt qua”, chị Liễu chia sẻ.

Vượt sóng thu xương cá về làm tiêu bản

Với thâm niên gần 30 năm trong nghiên cứu các động vật thân mềm và mẫu vật biển, ông Bùi Quang Nghị (59 tuổi, nghiên cứu viên) cho biết, mỗi loài đều có những đặc điểm riêng nên khi dựng tiêu bản có những khó khăn khác nhau.

Tuy nhiên, yếu tố thời gian là điều quan trọng nhất để tạo ra một tiêu bản. Khi con vật chết, bước đầu tiếp nhận, phải thao tác để giữ lớp da thì tác phẩm mới đẹp. Nếu để lâu, da phân hủy thì chỉ làm tiêu bản xương, nhưng vài trường hợp động vật thuộc lớp sụn mà không giữ được da thì đành bất lực.

Nữ nhân viên đang kiểm tra mẫu trưng bày. (Ảnh: Xuân Ngọc)

Ông Nghị kể về lần đặc biệt đi thu mẫu vật 4 năm trước. Vào tháng 11/2018, có xác cá voi thân đen, dưới bụng màu trắng, nặng khoảng 10 tấn, dài 12m với nhiều vết rách trên cơ thể dạt vào đảo Sơn Dương (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Cá đã chết nhiều ngày, xác phân hủy mạnh. 

Với vali chứa đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay, các dụng cụ giải phẫu gồm dao, kéo, hóa chất, khử khuẩn... ông Nghị cùng đồng nghiệp tức tốc lên đường. Đến Hà Tĩnh, trời mưa do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới. Gió giật mạnh, biển động, sóng cao, tàu không thể xuất bến nên họ phải chờ biển lặng.

Chiều hôm sau, lặng gió, tàu Biên phòng đưa nhóm chuyên gia ra đảo, cách bờ chừng 4 hải lý. Tới đảo, họ đi bộ thêm 30 phút mới tới vị trí cần đến. Trời cũng đã tối, từng đợt sóng mạnh đẩy cá xa bờ khiến họ không thể xử lý. Mọi người tá túc ở Đồn Biên phòng.

Trời sáng, mưa ngớt, nước rút. Ông Nghị cùng các cộng sự dùng mọi cách kéo cá vào bờ, thu mẫu. Lúc này, xác cá phân hủy, mùi hôi thối nồng nặc, họ đeo hai lớp khẩu trang, đồ bảo hộ song vẫn không chịu được. Cùng với đó, dụng cụ mang theo không thể xuyên qua lớp da thịt cá dày khiến công việc gặp khó khăn.

Qua hai ngày nhờ sự giúp đỡ của Biên phòng, họ xẻ thịt được cá. Từng đốt xương rời ra, họ gom lại chuyển vào bờ. Thế nhưng, vừa vào đất liền thì dân làng ngăn cản đưa bộ xương cá đi. Người dân yêu cầu đưa bộ xương về đình làng để làm nghi lễ chôn cất theo phong tục vùng biển.

Lúc này, ông Nghị cùng cộng sự bình tĩnh đưa ra các giấy tờ chứng minh là người của Viện Hải dương học Nha Trang đang làm nhiệm vụ. Sau hơn một giờ thuyết phục, giải thích việc thu mẫu xương cá về để xử lý, phục dựng nhằm nghiên cứu khoa học, lưu mẫu vật trưng bày, người dân mới đồng ý.

Du khách tham quan, tìm hiểu về mẫu vật. (Ảnh: Xuân Ngọc)
Một mẫu vật khổng lồ trong Viện Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Xuân Ngọc)

Viện Hải dương học Nha Trang (tiền thân là Sở Hải dương học nghề cá Đông dương thành lập năm 1922) được xem là cơ sở nghiên cứu biển hàng đầu của Việt Nam và Đông Nam Á. Nơi đây lưu giữ hàng chục nghìn mẫu sinh vật biển với hơn 5.000 loài được thu thập trong 100 năm qua.

Trong đó, có bộ xương cá voi dài 18m, nặng gần 10 tấn, được khai quật tại xã Hải Cường (huyện Hải Hậu, Nam Định) năm 1994. Bộ xương được phát hiện khi đào kênh thủy lợi, bị vùi sâu dưới ruộng 1,2m và cách biển 4km.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: