您的当前位置:首页 > La liga > 【union berlin – gladbach】“Bội thu” ký kết FTA 正文

【union berlin – gladbach】“Bội thu” ký kết FTA

时间:2025-01-25 06:16:49 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc tại Hà union berlin – gladbach

“Bội thu” ký kết FTA
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc tại Hà Nội (tháng 5/2015)

8 tháng ký 3 FTA lớn

Được ký kết sớm nhất vào ngày 5/5/2015 tại Hà Nội, FTA Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) được ví như “tấm giấy thông hành” cho hàng hóa của hai nước, khi Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu, tương đương với 95,4% số dòng thuế. Trong đó, nổi bật là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi như nông sản, thủy sản, dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí… Ngược lại, Việt Nam cũng cam kết ưu đãi cho 200 mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc với kim ngạch lên tới 737 triệu USD, trong đó gồm: 31 dòng sản phẩm nguyên, phụ liệu dệt may, da giày; 33 dòng sản phẩm động cơ, linh kiện, phụ tùng ôtô…

Từ đầu năm 2015 đến nay, Việt Nam đã ký kết các FTA lớn như VKFTA, EEU- FTA, hoàn tất đàm phán EVFTA. Từ nay đến cuối năm sẽ có nhiều sự kiện hội nhập quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, mở ra những trang mới cho kinh tế Việt Nam.

Với FTA Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu (EEU- FTA), bao gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, được ký kết ngày 29/5/2015 tại Kazakhstan, hai bên sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào trên 90% kim ngạch thương mại song phương. EEU-FTA sẽ tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ... Đặc biệt, Liên minh kinh tế Á Âu sẽ áp dụng thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi FTA có hiệu lực.

Với khu vực châu Âu- thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước- ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong 7 năm tiếp theo, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

“Bội thu” ký kết FTA

Cơ hội lớn

Việc Việt Nam đã và đang và tiến tới ký kết các FTA hứa hẹn sẽ đem lại những cơ hội lớn về thu hút đầu tư, tạo bước nhảy vọt trong xuất khẩu hàng hóa.

Tại cuộc trao đổi với báo chí ngay khi VKFTA được ký kết, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: Trong thời gian tới, khi VKFTA thực thi, chắc chắn quy mô và chất lượng trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ có những bước tiến nhảy vọt. Mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 70 tỷ USD vào năm 2020 là khả thi.

Cùng chung quan điểm, ông Claudio Dordi - Tư vấn trưởng Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU- MUTRAP) - dự báo: Sắp tới, khi EVFTA được ký kết, có hiệu lực, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư hai bên sẽ phát triển nhanh chóng. Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày, thủy sản... sang thị trường rộng lớn này. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư EU, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao như: Máy móc thiết bị, công nghiệp điện tử... hay một số ngành dịch vụ khác.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

Chủ động hội nhập quốc tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tận dụng được cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gắn với việc tham gia vào nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu, cải thiện vị thế và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp và từng ngành kinh tế của nước ta trên thị trường thế giới; đồng thời, phải chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế với nền kinh tế đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ...