Tuy là những sản phẩm quần áo,ầnáohàngthùngvànguycơlâynhiễmbệnhvềmábầu cua là gì giày dép, túi sách… đã qua sử dụng, nhưng những đồ dùng này tại các chợ hàng thùng vẫn chưa bao giờ hết 'hot'. Những loại quần áo này được thu gom lại từ nhiều người và nhiều nơi như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp… sau đó được bán ra cho các đối tượng người tiêu dùng khác. Sở dĩ, nhiều người tìm đến với hàng thùng như vậy là do tâm lý mua được nhiều đồ độc, lạ với giá cả phải chăng, chỉ bằng 1/3 hay thậm chí 1/5 so với giá gốc. Tuy nhiên, những 'tín đồ' hàng thùng vẫn chưa biết cách xử lý để hoàn toàn đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân họ khi sử dụng mặt hàng này, theo báo Sức Khỏe Và Đời Sống. Viêm da do “mê hàng độc” Theo báo Kiến Thức, Chị Trần Minh Lý, ngụ tại căn cứ 26, phường 17, quận Gò Vấp, TPHCM chỉ vào khoảng lưng đầy mụn cho biết: “Cũng chỉ vì mê quần áo hàng thùngmà tôi bị thế này đây. Tôi bị ngứa ngáy khắp lưng. Đầu tiên chỉ ngứa dứt dứt như kiến cắn, tôi cứ tưởng ăn thức ăn bị dị ứng, nào ngờ lại do cái áo hàng “siđa”. Những mảng ngứa sau đó nổi thành mụn nước, lan rộng ra”. Chị Lý bị viêm da tiếp xúc do mặc quần áo hàng thùng
Còn chị Bùi Thanh Hằng, ngụ tại đường cây Trâm, quận Gò Vấp thì cho hay, nhìn thấy chiếc quần sọc jean “siđa” trông như hàng mới nên khi mua về là mặc ngay chứ không giặt lại. Cũng do chủ quan nên chị bị ngứa ngáy, viêm nhiễm phụ khoa phải đi bệnh viện khám. Nguy cơ lây nhiễm các bệnh về máu Báo Kiến Thứccho hay, BS Trần Thế Viện, chuyên khoa Da liễu, trường Đại học Y dược TPHCM cho biết, trong khám điều trị lâm sàng thường hay gặp những trường hợp viêm da do mặc quần áo kém chất lượng, hàng cũ, hàng lề đường, nhưng đa số người bệnh lại nhầm tưởng là bị chàm, hắc lào. Thường thì quần áo hàng thùng sau thu mua sẽ được chủ hàng xử lý qua các công đoạn như tẩy, nhuộm, hấp lại cho mới, người mua mặc vào dễ bị viêm da tiếp xúc do thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc làm cứng vải... Biểu hiện triệu chứng như ngứa, da nổi ban đỏ, nặng hơn thì nổi mụn nước và thường giới hạn vùng da tiếp xúc. Bên cạnh đó, không loại trừ có trường hợp bị lây nhiễm một số bệnh ngoài da từ bệnh tật của người chủ quần áo cũ như nhiễm nấm da, u mềm lây, mụn cóc do HPV (nếu ở bộ phân sinh dục gọi là mồng gà), rận mu, ghẻ... Quần áo hàng thùng bán tràn lan trên đường
Một số trường hợp áo quần cũ có vết máu trên vải, do đó nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh về máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV... vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra, người mua thường có thói quen thử quần áo tại chỗ, với quần áo hàng “siđa” thì tuyệt đối không nên mặc thử khi mua, nhất là đồ lót, vì một số mầm bệnh như virus, vi nấm, ký sinh trùng có thể tồn tại trên quần áo cũ một thời gian dài và có khả năng gây bệnh. Theo các chuyên da ngành may mặc, thị trường hàng “siđa” trôi nổi đang được bày bán tran lan, tự do. Đồ cũ qua tái chế chưa được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng sẽ không an toàn đối với sức khoẻ người dùng. Do đó, người tiêu dùng nên thận trọng trước quyết định mua dùng hàng quần áo “siđa”. Tiểu Quyên(T/h) Những kiểu chân váy ‘hot’ nhất mùa đông 2014 |