当前位置:首页 > Thể thao

【lịch đá banh ngày mai】Nguyên tắc tập trung dân chủ

Ảnh minh họa ( Nguồn: danvan.vn)

Chống phá kiểu “nhai đi, nhai lại”

Chiến lược diễn biến hòa bình mà các nước đế quốc triển khai để chống phá cách mạng Việt Nam đang diễn ra ngày càng gay gắt, phức tạp. Chúng dùng mọi “mưu hèn, kế bẩn” để hòng làm mất uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi vấn đề “thượng vàng hạ cám” trong đời sống KT-XH đều bị chúng bóp méo, xuyên tạc. Trên lĩnh vực nền tảng lý luận, chúng ra sức tìm mọi thủ đoạn, luận điệu chống phá, xuyên tạc nguyên tắc TTDC của Đảng ta.

Trên các trang tin nước ngoài như VOA, RFA, BBC tiếng Việt hoặc các trang mạng xã hội của tổ chức khủng bố Việt Tân thường tạo ra các chuyên mục, đăng tải nhiều bài viết để xuyên tạc nguyên tắc TTDC tại Việt Nam. Các bài viết này được tuyên truyền theo kiểu “nhai đi, nhai lại”, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Khi có những cán bộ xa rời nguyên tắc TTDC bị xử lý, kỷ luật, thì chúng lại moi móc, xuyên tạc bản chất để chống phá. Dù cắt, dán, thêm, bớt thế nào thì các bài viết đều rêu rao rằng: Nguyên tắc TTDC tại Việt Nam chỉ trên lý thuyết, còn trên thực tế không thực hiện được. Chúng cho rằng cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc TTDC chính là thất bại của nguyên tắc này. Chúng lập luận rằng, “tập trung” và “dân chủ” là hai mặt đối lập, không thể kết hợp trong một nguyên tắc; nếu chú trọng “tập trung”, tất yếu dẫn đến triệt tiêu, thu hẹp “dân chủ”. Ngược lại, muốn “dân chủ” thì phải từ bỏ “tập trung”; “tập trung” và “dân chủ” là hai mặt không thể dung hòa. Chúng viện dẫn rằng, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do thực hiện nguyên tắc TTDC quá lâu. Nguyên tắc đó đã quá lạc hậu, từ đó, các “diễn giả” khuyên Đảng ta từ bỏ nguyên tắc này “càng sớm càng tốt”; đồng thời, họ kêu gọi bỏ “chế độ thiểu số phục tùng đa số” thì thực sự mới có “dân chủ” và “sáng tạo”;...

Một số bài viết lại quy kết rằng, tình trạng vi phạm nguyên tắc TTDC như hiện nay là do Việt Nam chỉ có 1 đảng. Việt Nam muốn dân chủ, tiến bộ, vươn tầm thế giới thì “phải chấm dứt sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản”. Từ đó, các thế lực thù địch cổ súy tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chúng tạo ra chiếc “bánh vẽ” rằng, nếu thực hiện đa đảng, Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều trí tuệ của các nước phát triển, sẽ nhanh chóng trở thành “rồng châu Á” như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,... Đây là âm mưu hết sức thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa; kêu gọi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc của mọi thời đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nguyên tắc TTDC trong xây dựng Đảng. Người gọi TTDC là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân, vừa phát huy sức mạnh của tập thể phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng đã đề ra. Dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một quá trình tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dân chủ vừa là bản chất, vừa là động lực, mục tiêu của xã hội mới mà Đảng ta lãnh đạo nhân dân xây dựng nên. Dân chủ trong Đảng là tất cả đảng viên đều được tự do bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề trong sinh hoạt Đảng để góp phần thống nhất về quan điểm, chủ trương trong lãnh, chỉ đạo; để xây dựng nghị quyết, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Vì vậy, dân chủ phải đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trong Đảng phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Biểu hiện của tập trung là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên,... Tập trung trên cơ sở phát huy dân chủ chứ không phải tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền.

Ở nước ta, tập trung dân chủ không chỉ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, mà còn được áp dụng cho các tổ chức trong hệ thống chính trị. Chính nhờ nguyên tắc mang tính nền tảng như vậy mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm nên những chiến công hiển hách; từ đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đến đạt nhiều thành tựu to lớn trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa đất nước.

Cũng vì nguyên tắc TTDC là nguyên tắc cơ bản của Đảng ta, nên các thế lực thù địch, phản động thường xuyên tập trung chống phá. Chúng cho rằng, tập trung dân chủ đã lỗi thời, tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh: Nơi nào, khi nào xa rời nguyên tắc TTDC thì hậu quả vô cùng khốc liệt. Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là bài học đắt giá trong lịch sử, khi nguyên nhân chính là lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản Đông Âu dần dần bị vô hiệu hóa, TTDC đối phó hình thức, ngày càng xa rời quần chúng nhân dân.

Về bản chất, trên thế giới hầu hết các quốc gia đều xoay quanh nguyên tắc này. Có chăng, cách gọi của các thể chế chính trị là khác nhau. Trong sinh hoạt chính trị, xã hội, nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các hoạt động tập thể. Bản chất của nó chính là quá trình bàn bạc dân chủ, rồi thiểu số phục tùng đa số và đa số ra quyết định. Cơ quan lãnh đạo là do đa số bầu lên, cấp dưới phục tùng cấp trên. Các tổ chức, đảng phái trên thế giới cũng hoạt động theo nguyên tắc đó, chứ không phải chỉ riêng Đảng Cộng sản. Vì vậy, TTDC là nguyên tắc của mọi thời đại, luôn mang tính thời sự và ứng dụng cao trong thực tế. Nguyên tắc này không hề lỗi thời như những luận điệu mà các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội chính trị đang suy diễn, bôi đen, bóp méo.

Trong các bài phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định, TTDC là nguyên tắc sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nắm vững và thực hiện nghiêm nguyên tắc TTDC là một bảo đảm quan trọng để xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, năng lực cầm quyền và kiểm soát quyền lực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc TTDC; đẩy mạnh phân công, phối hợp, phân cấp, phân quyền, gắn với nêu cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu; giữ vững sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm quyền lực đi đôi với trách nhiệm, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng” (trích bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII)./.

Huyền Linh

分享到: