(HG) - Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh vừa phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên cho gần 30 đại biểu là thẩm phán,ĐnggpdựthảoLuậtTưphpngườichưlịch thi đấu cup c2 thư ký tòa án hai cấp. Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên do TAND tối cao chủ trì soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Quang cảnh hội nghị. Theo đó, dự thảo gồm 5 phần, 11 chương, 175 điều, quy định các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư pháp người chưa thành niên; về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội; hình phạt và thủ tục tố tụng; tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ bị hại; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ đồng tình với sự cần thiết xây dựng dự thảo luật, bên cạnh đó, đại biểu cũng phân tích, bổ sung, góp ý chi tiết vào các điều, khoản trong dự thảo luật. Cụ thể như, về tác động xã hội, cần có quy định cụ thể nhằm tạo động lực và các điều kiện tối ưu cho người chưa thành niên nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm của mình để trở thành công dân có ích cho xã hội; về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, đa số các đại biểu thống nhất giao cho tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo đề nghị của cơ quan điều tra, viện kiểm sát; về thủ tục tố tụng thân thiện, các đại biểu thống nhất với ý kiến tách bạch 2 thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên bị buộc tội và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng là cần thiết… Kết luận hội nghị, lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận ý kiến góp ý của đại biểu, đồng thời mong muốn các đại biểu là cán bộ ngành tòa án tiếp tục nghiên cứu, góp ý các nội dung để Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp gửi cơ quan soạn thảo bổ sung, hoàn thiện, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới. Đ.B |