【tỷ số hiroshima】“Nhà báo thiếu nhi”

 人参与 | 时间:2025-01-10 10:14:39

Thuốc bổ từ trẻ thơ

Viết mảng thiếu nhi chỉ là 1 nội dung trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của một cơ quan báo chí. Bởi thế,Nhtỷ số hiroshima có rất ít nhà báo được làm việc, tiếp xúc thường xuyên với các em thiếu nhi. Đó là may mắn và cơ hội mà không phải phóng viên nào cũng có được. Chính vì vậy mà những người phụ trách chuyên mục thiếu nhi vẫn thường được gọi với cụm từ trìu mến “Nhà báo thiếu nhi”. Phóng viên Nguyễn Hồng Phương, Phòng Chuyên mục - Chuyên đề đã có 13 năm thực hiện tin, bài trên lĩnh vực thiếu nhi, cho biết: “Tôi rất may mắn khi được gắn bó lâu dài trong lĩnh vực thiếu nhi. Bởi, được tiếp xúc với các em, nhìn thấy những khuôn mặt ngây thơ, rạng ngời đem lại cho tôi rất nhiều niềm vui, đó là món quà tinh thần vô giá”.

Nhà báo Hồng Phương thu phỏng vấn em Hoàng Trần Bảo Trân, học sinh Trường THCS Long Phước, thị xã Phước Long

Hầu hết các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực thiếu nhi đều rất “trẻ”. “Trẻ” ở đây không phải là trẻ về tuổi mà là trẻ về tâm hồn. Với nhà báo Hồng Phương, mỗi lần được tiếp xúc với thiếu nhi đều không thể thiếu vắng nụ cười. Nụ cười đến từ những câu hỏi ngây ngô, nét mặt rạng ngời và ánh nhìn trìu mến của các em. Thích nhất là cảm giác háo hức của các em nhỏ khi thấy các anh chị nhà báo đến trường, cảm giác nôn nao khi được quay hình, phỏng vấn và sự quý mến của các em. Được giao nhiệm vụ thực hiện các tin, bài, chuyên trang về trẻ em trên chuyên mục Tạp chí thiếu nhi của đài, nhà báo Hồng Phương có dịp tiếp xúc với nhiều thiếu nhi qua các chuyến công tác với những cung bậc cảm xúc khác nhau để lại ấn tượng khó quên.

Viết mảng thiếu nhi, dễ nhưng khó

Nhà báo Hồng Phương luôn tâm niệm, viết cho trẻ em như viết cho chính con em mình đọc, viết trên góc độ người cha, người mẹ: “Đến với trẻ em từ tình yêu, lòng yêu nghề và luôn mong muốn từ các bài viết của mình có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, thế nên trong mỗi bài viết tôi luôn tâm niệm, phải viết bằng phong cách của trẻ em, phải dùng từ ngữ đơn giản, phù hợp với trẻ em”.

Viết mảng thiếu nhi dễ nhưng lại khó, bởi làm nhà báo thiếu nhi đòi hỏi phải hiểu tâm lý và phải có khả năng giao tiếp với các em. Đặc biệt, trong khi thực hiện phỏng vấn, thường các em sẽ không dễ dàng nói hết ý mà mình muốn trả lời, vì thế, phóng viên phải có sự kiên nhẫn. “Nể chị ghê, sao chị có thể kiên nhẫn để thực hiện một cuộc phỏng vấn với các em nhỏ” là điều mà nhà báo Hồng Phương thường được nghe các đồng nghiệp khen ngợi. Thế nhưng, để có thể trở thành người bạn của trẻ thơ, để lắng nghe và chia sẻ với những điều các em nói là cả một quá trình rèn luyện nghiêm túc trong làm nghề của nhà báo Hồng Phương.

顶: 7785踩: 12