88Point88Point

【tài xỉu 1.5 là gì】Khánh thành Nhà máy điện gió 1.500 tỷ đồng; thu hồi dự án nông nghiệp 3.584 tỷ đồng

Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Khởi công xây dựng nâng cấp bến số 1 cảng Quy Nhơn (Bình Định)

Sáng 28/11,ánhthànhNhàmáyđiệngiótỷđồngthuhồidựánnôngnghiệptỷđồtài xỉu 1.5 là gì Cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã khởi công xây dựng nâng cấp bến số 1 của cảng, đồng thời ra mắt cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ cảng điện tử Eport.

Theo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2023 theo hướng mở rộng ra phía khu nước trước bến hiện tại thêm 35m, tổng chiều dài bến sau khi nâng cấp là 480m, đảm bảo tiếp nhận đồng thời 2 tàu hàng tổng hợp, tàu container 30.000 tấn (DWT) đầy tải.

Kết cấu bến cũng sẽ được tính toán thiết kế đảm bảo neo cập cho tàu hàng tổng hợp, tàu container 50.000 tấn đầy tải trong giai đoạn sau, phù hợp với tiến trình nâng cấp, mở rộng tuyến luồng Cảng Quy Nhơn theo Quyết định số 2370/2016 của Bộ GTVT. Việc đầu tư nâng cấp bến đảm bảo nâng công suất xếp dỡ, thông qua hàng hóa của Cảng Quy Nhơn từ 8 triệu tấn/năm lên đến 15 triệu tấn/năm.

Việc đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ cảng điện tử E-PORT đáp ứng được xu hướng chuyển đổi số của VIMC, đồng thời góp phần thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Ứng dụng công nghệ này giúp khách hàng cập nhật tình trạng dữ liệu hàng hóa thực tế 24/7, đảm bảo tính trung thực và tiết kiệm chi phí quản lý hàng hóa trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ cảng biển; nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến thủ tục quy trình giao nhận hàng hóa thuận tiện theo hướng đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi, tiến tới thanh toán điện tử hoàn toàn.

Triển khai Dự ánđầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 cùng với phát triển công nghệ thông tin trên lĩnh vực cảng biển thể hiện quyết tâm của VIMC và QNP trong việc thực hiện cam kết với Chính phủ và UBND tỉnh Bình Định về đầu tư mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động Cảng Quy Nhơn, khẳng định vị thế của Cảng Quy Nhơn ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025, Cảng Quy Nhơn sẽ tiếp tục được đầu tư mở rộng lên gần 90 ha- gấp 3 lần hiện nay.

PMU Thăng Long xin làm đầu mối thu xếp vốn xây dựng cầu Hồng Hà vượt sông Hồng

Công trình cầu Hồng Hà vượt sông Hồng, nối liền 2 huyện Đan Phượng và Mê Linh là hạng mục quan trọng trên tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô.

Ban quản lý Dự án Thăng Long (PMU Thăng Long) vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT giao nhiệm vụ tìm kiếm, xúc tiến nguồn vốn và phương án xây dựng cầu Hồng Hà thuộc đường vành đai 4 Tp. Hà Nội.

Vị trí xây dựng các cầu vượt sông Hồng qua địa bàn Tp Hà Nội.

Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc PMU Thăng Long cho biết là hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư đang chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Tp. Hà Nội, trong đó có công trình cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng nối huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh (Tp Hà Nội).
Do Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Tp Hà Nội có quy mô lớn, vốn đầu cao nên việc đầu tư công trình bằng nhiều nguồn vốn như vốn đầu tư công, ODA, PPP để Dự án được xây dựng đồng bộ, sớm đưa vào khai thác đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội là rất cần thiết.

“Qua trao đổi, PMU Thăng Long được biết hiện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và một số nhà tài trợ khác rất quan tâm tới Dự án thành phần cầu Hồng Hà”, ông Roãn thông tin.

PMU Thăng Long là một trong số 8 ban quản lý dự án chuyên nghiệp thuộc Bộ GTVT. PMU Thăng Long đã từng quản lý một loạt các dự án hạ tầng lớn trên địa bàn Hà Nội như: cầu Thăng Long, Thanh Trì, đường vành đai 3, cầu Vĩnh Thịnh… bằng các nguồn vốn ODA Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cầu Hồng Hà là một trong những mắt xích quan trọng trong tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội. Quy hoạch vị trí cầu Hồng Hà  nằm phía Bắc cầu tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía Nam cầu tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.

Cầu có tổng chiều dài khoảng 6 km (bao gồm cả đường dẫn 2 đầu cầu), tổng mức đầu tư ước khoảng 10.000 tỷ đồng. Sau khi cầu Hồng Hà được thực hiện sẽ giảm tải trực tiếp mật độ qua lại của cầu Thăng Long và cầu Thượng Cát, rút ngắn thời gian kết nối, tăng cường việc giao thương của Phía Tây Hà Nội và các tỉnh tiếp giáp.

Vào cuối tháng 8/2021, UBND Tp Hà Nội đã có Tờ trình số 173/TTr – UBND về việc trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.

Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài 111,2 km, gồm 102,2 km đường vành đai 4 và 9 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long. Dự án đi qua địa phận Tp Hà Nội (58,2 km); Hưng Yên (dài 19,8 km); Bắc Ninh (24,2 km và tuyến nối 9 km). UBND Tp Hà Nội đề nghị chia Dự án thành 3 dự án thành phần.

Trong đó, Dự án thành phần 1 – công tác GPMB với tổng mức đầu tư khoảng 24.242 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương; Dự án thành phần 2 – xây dựng đường đô thị, đường song hành với tổng mức đầu tư khoảng 9.399 tỷ đồng, dự kiến sử dụng ngân sách địa phương; Dự án thành phần 3 – đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc đi trên với tổng mức đầu tư khoảng 60.486 tỷ đồng, dự kiến đầu tư theo hình thức PPP (vốn Nhà nước góp 55%, vốn tư nhân góp 45%).

Chưa thay đổi phương thức đầu tư Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) có chiều dài khoảng 53,7km, tổng mức đầu tư 19.616 tỷ đồng hiện vẫn đang được Bộ GTVT triển khai theo hình thức PPP.

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Vân, Giám đốc Ban quản lý Dự án 85 – đơn vị đang được Bộ GTVT giao làm chủ đầu tư Dự án lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu theo hình thức PPP.

“Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ chỉ đạo nào về việc thay đổi phương thức đầu tư Dự án từ PPP sang đầu tư công. Điều chắc chắn là chúng ta có đủ vốn thi việc triển khai xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ rút ngắn tiến độ và giảm các khoản chi phí lãi vay”, ông Vân thông tin.

Liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, vào giữa tuần trước, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có công văn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm xem xét, trình Chính phủ bố trí 100% vốn ngân sách đầu tư Dự án theo phương thức đầu tư công và thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 để đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, việc đầu tư dự án mang tính cấp thiết và quan trọng theo phương thức PPP có thể gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, các tổ chức tín dụng hiện nay khó khăn trong cân đối nguồn vốn, thời gian thu hồi vốn kéo dài…, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án và chi phí phát sinh cao.

Đặc biệt, hiện nay Quốc lộ 51 sắp hết thời hạn thu phí cũng như việc đầu tư cầu Phước An kết nối đường liên cảng Thị Vải – Cái Mép với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành nên việc đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo phương thức PPP dự báo có thể khó khăn trong giai đoạn vận hành, khai thác dự án.

Mặt khác, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là tuyến giao thông đặc biệt quan trọng kết nối trực tiếp với các cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam.

“Do đó, việc sớm đầu tư và hoàn thành dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Đồng thời, bảo đảm kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành để hình thành hệ thống giao thông kết nối liên vùng”, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhấn mạnh.

Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) có chiều dài khoảng 53,7km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 19,5km và đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tại Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư dự án theo phương thức PPP, hợp đồng BOT, với nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia khoảng 6.629 tỷ đồng (chiếm 33,7% tổng mức đầu tư). Nguồn vốn ngân sách đã được Quốc hội và Chính phủ bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho Bộ GTVT.

Bến Tre khánh thành Nhà máy điện gió đầu tiên vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng

UBND tỉnh Bến Tre và Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Bến Tre vừa tổ chức khánh thành Nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre, tại xã An Thủy, huyện Ba Tri.

Là công trình điện gió đưa vào vận hành thương mại đầu tiên của tỉnh, Dự án Nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Bến Tre làm chủ đầu tư, với tổng số vốn trên 1.500 tỷ đồng, khởi công ngày 5/4/2020.

Lễ khánh thành Nhà máy Điện gió V1-3 Bến Tre (ảnh: Báo Đồng Khởi online)

Dự án có 7 trụ tuabin gió, công suất 4,2 MW/tuabin; chiều cao trụ tuabin 104 m; cánh quạt dài 75 m, đường kính thân trụ 4,4 m do hãng Vestas - Đan Mạch sản xuất. Trạm biến áp nâng có công suất 40 MVA và đường dây 110 kV với quy mô 2 mạch, có chiều dài 11,6 km đi qua 5 xã, thị trấn Ba Tri và đường dây cáp ngầm 22 kV đấu nối từ các tuabin dẫn vào trạm biến áp nâng có chiều dài 12 km.

Nhà máy đi vào vận hành thương mại trước ngày 31/10/2021, hưởng được giá điện ưu đãi theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến sản lượng hàng năm là 105 triệu kWh.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của các sở, ban, ngành, địa phương cùng nhà đầu tư, các nhà thầu tổ chức thi công xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đề nghị Sở Công Thương phối hợp cùng các ngành, UBND huyện Ba Tri tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình vận hành nhà máy. Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Bến Tre tổ chức quản lý, khai thác, vận hành Nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre đảm bảo phát huy hiệu quả góp phần tạo thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

Hiện toàn tỉnh Bến Tre có 19 dự án Điện gió được triển khai. Đến ngày 31/10/2021, có 5 dự án của 4 nhà đầu tư là: Nhà máy điện gió số 5 Tân Hoàn Cầu, Nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre, Nhà máy điện gió VPL Bến Tre và Nhà máy điện gió Bình Đại được công nhận phát điện hòa vào lưới điện quốc gia là 93,7 MW. Từ nay đến cuối năm 2021, dự kiến có thêm 90 MW của các dự án sẽ được hoàn thành. Bến Tre phấn đấu đến cuối năm 2021 phát triển 150 MW hòa lưới điện quốc gia.

Hà Tĩnh đề xuất chấm dứt khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Tĩnh Hà Tĩnh kiến nghị chấm dứt khai thác mỏ sắt Thạch Khê trong bối cảnh dự án đã dừng từ lâu nhưng chưa có phương án xử lý hiệu quả.

Ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất sớm cho chủ trương xử lý dự án mỏ sắt Thạch Khê tại huyện Thạch Hà.

Nhiều hạng mục, phương tiện phơi nắng phơi mưa sau khi Dự án mỏ sắt Thạch Khê dừng hoạt động. Ảnh: P.V

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Dự án khai thác, tuyển mỏ sắt Thạch Khê đã dừng bó đất tầng phủ và tạm dừng khai thác từ năm 2011 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện chỉ đạo trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã làm việc với Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (TIC), các bộ, ngành tư vấn để tư vấn, phản biện về dự án.

Trên cơ sở đó, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều văn bản gửi Trung ương, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho ngừng (chấm dứt) dự án, đồng thời chỉ đạo giải quyết tồn đọng, hoàn trả nguyên trạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, việc dự án đã tạm dừng từ lâu nhưng chưa có phương án xử lý hiệu quả dẫn đến nhiều tồn đọng, trong đó có phát sinh liên quan đến TIC chưa được giải quyết.

Vì vậy, để giải quyết các vướng mắc về khoản nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mỏ sắt Thạch Khê do tạm dừng dự án, tạo điều kiện cho TIC tham gia chuyển đổi các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, ổn định việc sản xuất, đời sống nhân dân trên địa bàn liên quan hoạt động khai thác mỏ, Hà Tĩnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê và Nhà máy luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm của công ty.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét kiến nghị của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam và TIC về việc tạm dừng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với TIC để công ty này duy trì hoạt động trong thời gian dừng khai thác mỏ.

Quảng Nam điều chuyển hơn 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư công

Để hoàn thành mục tiêu giải ngân đạt 95%-100% vốn đầu tư công năm 2021, tỉnh Quảng Nam đã kiên quyết điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư các dự án chậm tiến độ.

Thực hiện Công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo phục vụ Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra tiến độ dự án trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tổng vốn đầu tư công năm 2021 trên toàn tỉnh Quảng Nam (không bao gồm các Dự án do Trung ương quản lý) là hơn 7.307 tỷ đồng; trong đó, kế hoạch vốn năm 2021 sau khi điều chỉnh là 5.015 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài 2.291 tỷ đồng.

Thống kê của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam cho thấy, đến ngày 24/11/2021, tổng vốn đầu tư công năm 2021 giải ngân là hơn 4.824 đạt 61,1% (bao gồm các dự án do trung ương quản lý). Trong đó, các dự án do địa phương quản lý là 4.681 tỷ đồng, đạt 61,1%; các dự án sử dụng vốn do Trung ương quản lý là 143 tỷ đồng, đạt 60,5%.

Qua rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, tổng vốn đầu tư công năm 2021 các dự án do địa phương quản lý tính đến ngày 24/11/2021 đã giải ngân là 4.749 tỷ đồng, đạt 65% so với tổng vốn đầu tư công năm 2021. Trong đó, kế hoạch năm 2021 giải ngân là 3.327tỷ đồng, đạt 66,3%; kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài giải ngân là 1.422 tỷ đồng, đạt 62,1%.

Vì vậy, ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tính đến hết ngày 31/12/2021 thì tổng vốn đầu tư công năm 2021 giải ngân 6.587,1 tỷ đồng, đạt 90,1%. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2021 giải ngân 4.368  tỷ đồng, đạt 87,1%; kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài giải ngân 2.218 tỷ đồng, đạt 96,8%. Đến hết ngày 31/01/2022 thì kế hoạch vốn năm 2021 giải ngân 4.595 tỷ đồng, đạt 91,6% so với kế hoạch vốn 2021 sau khi điều chỉnh, đạt 95,4% so với kế hoạch vốn năm 2021 trong trường hợp Trung ương thống nhất cắt giảm 200,726 tỷ đồng kế hoạch vốn nước ngoài ngân sách Trung ương cấp phát.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, từ ngày 1/7/2021 đến nay, căn cứ kết quả giải ngân của các dự án, UBND tỉnh đã điều chuyển hơn 1.582 tỷ đồng Trong đó vốn ngân sách Trung ương là 417,4 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh là 1.165,6 tỷ đồng.

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục rà soát, điều chuyển dứt điểm kế hoạch vốn của các dự án không giải ngân hết vốn đầu tư năm 2021 được giao sang các dự án đủ điều kiện và có khả năng giải ngân ngay sau khi bổ sung kế hoạch vốn khoảng 289,6 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương: 122,5 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 167,1 tỷ đồng).

Để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sẽ xác định rõ quyết tâm chính trị, nỗ lực phấn đấu ở mức cao nhất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; xem đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của tập thể, cá nhân liên quan.

Ngoài ra, kiên quyết điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư công nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân đạt 95%-100% vốn đầu tư công năm 2021. Khẩn trương tập trung giải quyết vướng mắc, khó khăn trong thủ tục đầu tư xây dựng và công tác giải phóng mặt bằng…

Chủ tịch Quốc hội tán thành đầu tư công cao tốc Bắc Nam, giai đoạn 2021 - 2025

Nhiều đề xuất của Chính phủ về việc triển khai Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 nhận được sự đồng thuận cao của Chủ tịch Quốc hội.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8688/VPCP – CN gửi Bộ GTVT về việc thực hiện ý kiến của Chủ tịch Quốc hội về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.

Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Ảnh: Đào Trang).

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8688/VPCP – CN gửi Bộ GTVT về việc thực hiện ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.

Tại công văn số 8688, Văn phòng Chính phủ cho biết là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ GTVT khẩn trương thực hiện tiếp thu, giải trình ý kiến của Chủ tịch Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội góp ý về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và hoàn thiện các văn bản để trình Quốc hội trước ngày 2/12/2021.

Trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã Thông báo số 530/TB-TTKQH ngày 27/11/ 2021 về Kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc làm việc với Thường trực ủy ban kinh tế của Quốc hội về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Thông báo số 530 cho biết là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tán thành sự cần thiết đầu tư Dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình số 519/TTr-CP ngày 15/11/2021 của Chinh phủ nhằm cụ thể hóa Kết luận số 11 - KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 và Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, trong đó xác định “đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT và cơ quan liên quan rà soát để hoàn thiện phương án thiết kế sơ bộ của Dự án, quy mô mặt cắt ngang, tiêu chuẩn kỹ thuật để lựa chọn phương án phù họp, hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2025. 

Chủ tịch đề nghị so sánh, làm rõ các phương án hướng tuyến để có cơ sở lựa chọn phương án hướng tuyến tối ưu. Đồng thời, bồ sung, làm rõ phương án lựa chọn công nghệ chính cho các dự án thành phần thuộc Dự án. Ngoài ra, trong giai đoạn triển khai cần rà soát, bổ sung các quy định về đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Dự án đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn sắp tới, tuy nhiên, việc giao cho các địa phương sẽ không phù họp vói quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công; không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng thời, đường cao tốc là công trình cấp đặc biệt với tiêu chuẩn cao đòi hỏi năng lực quản lý và triển khai dự án ở trình độ chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và đáp ứng yêu cầu dự án quan trọng quốc gia với hệ thống tiêu chuẩn thống nhất, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có yêu cầu cao trong việc khai thác đồng bộ cả tuyến, trong khi kinh nghiệm của các địa phương hiện nay rất hạn chế, lại đang phải tập trung cho công tác phòng, chống dịch, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và quản lý, giải ngân vốn đầu tư công của địa phương, vì vậy, tất cả các cơ quan đều không đồng tình. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị giao Bộ GTVT là đầu mối duy nhất tổ chức thực hiện đầu tư Dự án.

Ngoài ra, đối với công tác giải phóng mặt bằng của Dự án, đề nghị phân cấp triệt để cho các địa phương và phải có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyêt liệt để nâng cao công tác phối họp giữa các cơ quan thực hiện để bảo đảm được tiến độ giải phóng mặt bằng cho Dự án.

Trước đó, vào giữa tháng 11/2021, Chính phủ đã có tờ trình số 519/TTr –CP đề nghị Quốc hội thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.

Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Tờ trình số 519 là việc Chính phủ kiến nghị chia Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 dài 729 km, quy mô 4 làn xe bao gồm các đoạn Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ); Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa); từ Cần Thơ đến Cà Mau thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công.

Trên cơ sở tiến độ triển khai, sơ bộ nhu cầu vốn và giải ngân trong giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ kiến nghị bố trí cho Dự án khoảng 139.640 tỷ đồng (khoảng 95% tổng mức đầu tư), phần còn lại khoảng 7.350 tỷ đồng (khoảng 5% tổng mức đầu tư) chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030.

Tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021, Dự án được dự kiến bố trí khoảng 47.169 tỷ đồng. Như vậy trong giai đoạn 2021 – 2025, Dự án sẽ cần bổ sung khoảng 92.471 tỷ đồng.

Đối với phần vốn này, Chính phủ kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội cũng được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp chuyên đề Quốc hội khóa XV tháng 12/2021

Cần Thơ kêu gọi đầu tư vào 23 dự án

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký Quyết định số 3538/QĐ-UBND ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư tại TP. Cần Thơ giai đoạn 2021-2025 (đợt 1).

Theo Quyết định nêu trên, có tất cả 23 dự án mời gọi đầu tư, trong đó, có 12 dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và 11 dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND Thành phố.

Hai bên đường Võ Văn Kiệt kết nối trung tâm TP. Cần Thơ với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có tới 4 dự án khu đô thị mời gọi đầu tư

Cụ thể, các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ gồm:

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Ô Môn- Cần Thơ, qui mô 500 ha, tại phường Trường Lạc, quận Ô Môn.

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, qui mô 900 ha, tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh.

Dự án Khu đô thị 2 bên đường Võ Văn Kiệt (khu 1), qui mô 280 ha, tại quận Bình Thủy.

Khu đô thị 2 bên đường Võ Văn Kiệt (khu 2), qui mô 249 ha, tại quận Bình Thủy.

Khu đô thị 2 bên đường Võ Văn Kiệt (khu 3), qui mô 219 ha, tại quận Bình Thủy.

Khu đô thị 2 bên đường Võ Văn Kiệt (khu 4), qui mô 379 ha, tại quận Bình Thủy.

Khu đô thị mới số 1 quận Cái Răng, qui mô 88,50 ha, tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng.

Khu đô thị mới số 3 quận Cái Răng, qui mô 96,10 ha, tại phân khu 7 - 8 - 9 quận Cái Răng.

Khu đô thị mới số 7 quận Cái Răng, qui mô 85,80 ha, tại lô 16A, thuộc phân khu 4 và 9 quận Cái Răng;

Khu đô thị mới - Khu 3 (Lô số 14A), qui mô 51,32 ha, tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng.

Khu đô thị mới Ô Môn 1, qui mô 158,57 ha, tại phường Phước Thới, quận Ô Môn.

Khu đô thị mới Ô Môn 2, diện tích 69,55 ha, tại phường Phước Thới, quận Ô Môn.

Các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND Thành phố gồm:

Khu đô thị mới số 6 quận Cái Răng, qui mô 33 ha, tại 1 vị trí (Lô sơ 14B), thuộc phân khu 9, quận Cái Răng.

Khu đô thị mới số 8 quận Cái Răng, qui mô 37,40 ha, tại 1 vị trí thuộc phân khu 11, quận Cái Răng.

Khu đô thị số 4 quận Cái Răng, qui mô 7 ha, tại 1 vị trí, thuộc phân khu 8, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng.

Chợ Hưng Lợi kết hợp chỉnh trang đô thị phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, qui mô 8,05 ha, tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều.

Khu đô thị mới phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, diện tích 21,56 ha, thuộc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 mở rộng Trung tâm quận Ô Môn được giới hạn bởi: khu dân cư hiện hữu cặp rạch Tắc Ông Thực, rạch Ông Tành; Khu hành chính quận Ô Môn và Quốc lộ 91; trường Châu Văn Liêm và rạch Cây Me.

Khu đô thị mới phía Nam Quốc lộ 91 (đoạn từ rạch Ông Tành đến rạch Tắc Ông Thục), phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, qui mô 41,75 ha, thuộc quy hoạch khu dân cư, tái định cư và Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao phía Nam Quốc lộ 91, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, giới hạn bởi Quốc lộ 91; rạch Tắc Ông Thục, rạch Ông Tành.

Khu đô thị mới tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng, qui mô 48,70 ha, tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng.

Chỉnh trang khu đô thị phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, qui mô 7ha, tại phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy.

Khu đô thị mới phường An Bình, quận Ninh Kiều, qui mô 20ha, tại phường An Bình, quận Ninh Kiều.

Chỉnh trang khu đô thị đường Phạm Ngũ Lão, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thực hiện chỉnh trang đô thị, qui mô 7ha, tại phường An Hòa, quận Ninh Kiều.

Dự án xây mới chợ Hưng Thạnh, quận Cái Răng nhằm để di dời xây mới chợ Tân An, An Lạc khang trang, sạch đẹp, qui mô 4,8ha, tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị thực hiện dự án do các nhà đầu tư nộp, xử lý theo thẩm quyền quy định; đồng thời, tích cực hỗ trợ, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về quy trình, thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.

Giao Sở Tài nguyên và Môi Trường tham mưu UBND Thành phố trình Hội đồng nhân Thành phố quyết nghị thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành đối với các dự án thuộc trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ công bố thông tin Danh mục dự án thu hút đầu tư được phê duyệt tại Quyết định này trên Trang thông tin điện tử của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ bằng ngôn ngữ tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Hàn…Đồng thời, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng thực hiện số hóa bản đồ Danh mục dự án thu hút đầu tư, quảng bá môi trường đầu tư kinh doanh tại TP.Cần Thơ, cập nhật cơ sở pháp lý, quy trình, thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư… thông qua nền tảng công nghệ số.

Hơn 3,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM trong 11 tháng

Dù chịu thiệt hại nặng từ làn sóng dịch lần thứ 4 song tính từ đầu năm đến 20/11, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM chỉ giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,43 tỷ USD.

Số liệu này được công bố trong Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2021 do Cục thống kê TP.HCM vừa cập nhật.

Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép tại TP.HCM từ ngày 1/1 đến 20/11/2021.

Nhìn chung, Thành phố đã kiểm soát dịch bệnh và tiến hành mở cửa các hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương châm "An toàn là trên hết".

Người lao động có xu hướng trở lại thành phố để tìm việc, doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp 5K nhằm từng bước khôi phục sản xuất. Kinh tế Thành phố ghi nhận các dấu hiệu tích cực.

Về tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, tính từ đầu năm đến 20/11/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố chỉ giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 3,43 tỷ USD.

Tổng vốn này bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Nguồn vốn từ một số quốc gia đóng lớn vào tổng vốn đầu tư vào TP.HCM gồm Singapore với 89 dự án cùng tổng vốn hơn 224 triệu USD (chiếm 38,5%).

Theo sau đó là Hàn Quốc với 73 dự án cùng vốn đăng ký 124,3 triệu USD (chiếm 21,3%); Hà Lan với 18 dự án, cùng vốn đăng ký 87,4 triệu USD (chiếm 15%); Nhật Bản với 50 dự án, cùng vốn đăng ký 69,2 triệu USD (chiếm 11,8%).

Ở chiều ngược lại, có 125 dự chấm dứt hoặc tạm ngưng hoạt động từ đầu năm đến ngày 20/11, với tổng vốn đầu tư khoảng 133 triệu USD.

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố, tuy nhiên tổng thu cân đối ngân sách 11 tháng đầu năm 2021 ước tăng 8,6% so với cùng kỳ.

Không kể nguồn thu từ quỹ dự trữ tài chính thì tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Nguồn thu tăng chủ yếu đến từ kết quả kinh doanh khả quan từ các doanh nghiệptrong khối kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng và tác động từ chính sách gia hạn thời gian nộp thuế theo nghị định 52/2021/NĐ-CP góp phần làm tăng tổng thu ngân sách trong nửa đầu năm 2021.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11 năm 2021 trên địa bàn ước tính tăng 13,3% so với tháng liền kề trước đó.

Một số ngành tăng mạnh so với tháng trước như sản xuất đồ uống tăng gần 52%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng xấp xỉ 41%.

Tình hình lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong tháng này tăng gần 14% so với liền kề và giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 11 tháng, lực lượng lao động giảm xấp xỉ 21% so với cùng kỳ và một số ngành ghi nhận chỉ số lao động giảm mạnh như sản xuất đồ uống (giảm 43,6%), sản xuất da và các sản phẩm có liên quan và chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa đều giảm khoảng 30%,…

Cục thống kê TP.HCM đánh giá, nhìn chung, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong tháng 11 năm nay được cải thiện hơn so với tháng 10 do Thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh, tình trạng thiếu hụt lao động đang từng bước khắc phục. 

So với cùng kỳ năm ngoái, nhiều ngành hàng chủ lực có chỉ số sản xuất âm. Đặc biệt, trong 1/2 tháng cuối, dịch bệnh diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng trở lại. 

Một số công trình trọng điểm của Thành phố đều đang trong quá trình thực hiện dang dở.

Ví dụ, dự án chống ngập được xây dựng ở các quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh đang tạm ngưng do vướng mắc ký phụ lục hợp đồng, thủ tục thanh toán. Tính đến nay, toàn dự án này chỉ đạt khoảng 90% khối lượng xây lắp.

Hay với dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có một số gói thầu hiện còn thiếu công nhân, vật tư thiết bị nhập cảnh cũng không đúng tiến độ đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. 

Theo dự kiến khả năng dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023 và khối lượng thực hiện toàn dự án đến nay ở mức 88%. 

Còn với dự án tuyến đường sắt Metro số 2, công tác giải tỏa cơ bản đã xong, các quận bị giải tỏa đang tháo dỡ, bàn giao mặt bằng và dự kiến sẽ khởi công vào giữa năm 2022.

Dự án cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 với quận 2 sau khi đã hợp long nối quận 1 và TP.Thủ Đức được dự tính sẽ hoàn thành cuối năm nay và đưa vào hoạt động vào quý II/2022. 

Về tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp, từ đầu năm đến 15/11/2021, TP.HCM đã cấp phép 27.085 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 464.000 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 26% và vốn giảm gần 51%. 

Đề xuất Trung ương hỗ trợ 83.290 tỷ đồng để khép kín tuyến vành đai 3 TP.HCM

Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ngân sách của TP.HCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An là chưa thể gánh được các chi phí đầu tư tuyến đường vành đai 3 TP.HCM.

UBND TP.HCM vừa có công văn số 3923/UBND - DA gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả nghiên cứu và phương án đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM.

Một đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành qua huyện Nhà Bè thi công dở dang.

Tại công văn này, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng giao cho UBND TP.HCM là cơ quan chuẩn bị đầu tư Dự án đường vành đai 3 TP.HCM theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định là thành phố sẽ chủ trì lập, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án tổng thể (trong đó phân chia các dự án thành phần để các địa phương thực hiện).

Công văn số 3932 nêu rõ, do TP.HCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An là các địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 nên việc bố trí ngân sách Trung ương từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho Dự án này là thiết thực nhất để giúp đỡ cho 4 địa phương.

Do vậy, 4 địa phương thống nhất kiến nghị trung ương hỗ trợ ngân sách trung ương (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) để đầu tư Dự án khoảng 83.290 tỷ đồng, bao gồm giải phóng một lần theo quy mô hoàn chỉnh; xây dựng tuyến chính - đường cao tốc 4 làn xe hạn chế (bao gồm các nút giao trên tuyến); đầu tư đường song hành hai bên.

Trường hợp vốn ngân sách Trung ương không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, 4 tỉnh, thành phố có tuyến vành đai 3 TP.HCM đi qua đề xuất Trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 46.971 tỷ đồng. Đối với phần xây lắp, các địa phương sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Dự kiến, thời gian thực hiện  Dự án đường vành đai 3 TP.HCM là từ năm 2021 đến năm 2026.

Theo nghiên cứu của TP.HCM và 3 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Dự án đường vành đai 3 TP.HCM dài 90,78 km, bao gồm 4 phân đoạn là Nhơn Trạch - Tân Vạn, Tân Vạn - Bình Chuẩn, Bình Chuẩn - Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 - Bến Lức trong giai đoạn 1 sẽ xây dựng theo tiêu chuẩn 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80 km/h. Toàn bộ tuyến đi thấp, chiều rộng mặt đường bằng 1/2 mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh là 19,75 m; đối với phần đường song hành 02 bên: Quy mô đường song hành mỗi bên bố trí tối thiểu 2 làn xe.

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án trong giai đoạn hoàn chỉnh (chưa gồm lãi vay) theo quy mô 8 làn xe, vận tốc 100 km/h, làn đường song hành 3 làn xe mỗi bên là 177.710,06 tỷ đồng. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 (gồm lãi vay) là 85.376,08  tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 27.084,85 tỷ đồng, chi phí GPMB là 46.970,5 tỷ đồng.

Theo kết quả nghiên cứu chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đường song hành hai bên của Dự án rất lớn, tuy nhiên TP.HCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An chưa thể cân đối nguồn vốn Ngân sách địa phương để tham gia thực hiện Dự án giai đoạn 2021 - 2025.

Trường hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ vốn góp của Nhà đầu tư khoảng 15.411 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 18% so với tổng mức đầu tư của Dự án. Thời gian hoàn vốn kéo dài (29 năm) nên khó hấp dẫn nhà đầu tư và tính khả thi chưa cao, đồng thời phải trình Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù (chưa được pháp luật hiện hành quy định) để áp dụng cho Dự án như: Sử dụng Ngân sách của địa phương để chi cho nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương; cho phép tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư đoạn Đoạn 1A được triển khai đầu tư bằng nguồn vốn vay của EDCF, tỷ lệ vốn góp của nhà nước tham gia vào dự án trên 50% tổng mức đầu tư dự án,…);

Bên cạnh đó, trình tự thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với đầu tư công (chậm hơn khoảng 1 năm so với đầu tư công, do phải thực hiện thêm các thủ tục: lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng,… ).

Theo phân tích, đánh giá nêu trên, việc đầu tư đường Vành đai 3 TP.HCM theo phương thức PPP và sử dụng nguồn vốn ngân sách của các địa phương để thực hiện công tác GPMB là rất khó khăn, không thể thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2026.

Cần Thơ thu hồi dự án nông nghiệp công nghệ cao vốn gần 3.584 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký Quyết định số3569/QĐ-UBND thu hồi chủ trương đầu tư dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 3” đối với Công ty cổ phần Tập đoàn T&T.

Theo quyết định nêu trên, UBND TP. Cần Thơ thu hồi chủ trương đầu tư Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 3” đối với Công ty cổ phần Tập đoàn T&T đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư số 170/QĐ-UBND ngày 18/1/2019.

Lý do thu hồi chủ trương đầu tư do nhà đầu tư chấm dứt hoạt động Dự án. Ảnh minh họa

Lý do thu hồi là nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.

UBND TP. Cần Thơ giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Cờ Đỏ và Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ có trách nhiệm rà soát các văn bản liên quan đến dự án nêu trên, xử lý theo thẩm quyền; đồng thời, tham mưu đề xuất trình UBND Thành phố điều chỉnh/hủy bỏ các văn bản đã được UBND Thành phố ban hành liên quan đến dự án nêu trên theo đúng quy định.

UBND huyện Cờ Đỏ công bố thông tin thu hồi chủ trương đầu tư dự án nêu trên đến người dân trong vùng dự án và giải quyết các vấn đề có liên quan theo thẩm quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc nhà đầu tư chấm dứt hoạt động dự án nêu trên và thực hiện việc hoàn trả tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án cho Công ty cổ phần Tập đoàn T&T theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, vào ngày 18/1/2019, UBND TP. Cần Thơ đã ban hành Quyết định 170/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 3” cho Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, với diện tích khoảng 100 ha tại huyện Cờ Đỏ, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.583,8 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là phát triển ngành nông nghiệp của TP. Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới với cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp và kết cấu hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với định hướng phát triển thành phố là phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Dự án PPP cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã thu xếp xong nguồn vốn

Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2021 triển khai theo phương thức PPP đầu tiên hoàn thành việc thu xếp vốn.

Dự án PPP cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một trong ba thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Dự án có tổng vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng, do Tập đoàn Đèo Cả làm đại diện liên danh Nhà đầu tư.

Đại diện doanh nghiệp dự án báo cáo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn tình hình thi công cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo tại chuyến kiểm tra hiện trường dự án vào giữa tháng 10/2021

Mặc dù là dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP ký hợp đồng BOT cuối cùng nhưng hiện các nhà đầu tư đã thu xếp đủ nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác để triển khai thi công.

Ông Phan Văn Thắng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, liên danh Nhà đầu tư đã góp hơn 731 tỷ đồng phần vốn chủ sở hữu vào dự án, vượt tiến độ khoảng 200% theo quy định của Hợp đồng BOT. Về nguồn vốn huy động khác, thông qua hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC), nhà đầu tư đã chủ động huy động hơn 2.000 tỷ đồng. Đồng thời, ngày 10/11/2021 phía ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã ký thông báo phê duyệt cấp vốn tín dụng cho dự án với hạn mức 1.700 tỷ đồng.

Được biết, dự án này được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT ngày 31/7/2021, trong quá trình đàm phán hợp đồng BOT, Tập đoàn Đèo Cả đã đề cập đến các nội dung liên quan đến tài chính như quy chế, cơ chế giải quyết nguồn vốn Nhà nước, việc điều chỉnh bổ sung các hạng mục mà không do lỗi của nhà đầu tư và cơ chế chia sẻ rủi ro theo quy định của Luật PPP,… Đây đều là những bài học “xương máu” được đúc kết qua quá trình thực hiện các dự án lớn và khó như Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận…

Thời gian qua, dù chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 nhưng được sự hỗ trợ tích cực của các địa phương nơi dự án đi qua và nỗ lực của Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án, đến nay Ban điều hành dự án đã huy động hơn 1.000 cán bộ, công nhân và hơn 300 máy móc, thiết bị để phục vụ công tác thi công.

Theo thông tin của Ban Điều hành dự án, hiện nay vẫn còn khoảng 2,2km trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa bàn giao mặt bằng, và gặp khó khăn vướng mắc liên quan đến vị trí làm bãi thải, nguồn vật liệu để thi công.

Ban Điều hành dự án đã làm việc với địa phương và lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận đã quyết liệt chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tập trung xử lý, tháo gỡ các kiến nghị liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu phục vụ thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Ninh Thuận, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư thực hiện.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT, Tập đoàn Đèo Cả là nhà đầu tư rất thận trọng, nghiên cứu dự án rất kỹ, đàm phán rất chặt chẽ, và đã chọn ra phương án tiết giảm được 891 tỷ đồng. Ngày 23/10/2021 chúng tôi vào dự án kiểm tra, thấy rằng tập đoàn đang làm việc rất tích cực, và đã huy động được tương đối đầy đủ các nguồn vốn để tổ chức triển khai dự án.

“Chúng tôi tin tưởng rằng Đèo Cả sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để khẳng định uy tín, trách nhiệm khi tham gia thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng giao thông”, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đánh giá.

Cần Thơ lập 4 đoàn kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công

4 Phó chủ tịch UBND Thành phố làm 4 Trưởng đoàn kiểm tra các chủ đầu tư được bố trí kế hoạch vốn lớn trong năm 2021 và có tỷ lệ giải ngân thấp; UBND các quận, huyện.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký ban hành Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Thành phố.

Cần Thơ tổ chức 4 đoàn kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công do 4 Phó chủ tịch UBND Thành phố làm 4 Trưởng đoàn

Kế hoạch nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Thành phố, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 95% kế hoạch vốn đã bố trí; nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra; khẩn trương rà soát, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại đơn vị, địa phương mình.

Qua đợt kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các chủ đầu tư, Ban quản lý Dự ánnhà thầu cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ; kiểm điểm, xử lý kịp thời các cán bộ yếu kém, tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thời gian kiểm tra từ ngày 29/11 đến 17/12/2021. Đoàn sẽ kiểm tra thực tế và đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn cho công trình. Đối tượng kiểm tra là các chủ đầu tư được bố trí kế hoạch vốn lớn trong năm 2021 và có tỷ lệ giải ngân thấp (tính đến thời điểm giải ngân ngày 19/11/2021); UBND các quận, huyện.

Theo kế hoạch, UBND TP. Cần Thơ tổ chức 4 đoàn kiểm tra, gồm:

Đoàn kiểm tra số 1 do ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng đoàn. Các đơn vị được kiểm tra là: Sở Y tế, Chi cục Thủy lợi, UBND quận Cái Răng, UBND quận Thốt Nốt và các công trình/dự án thuộc lĩnh vực phụ trách.

Đoàn kiểm tra số 2 do ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại các đơn vị: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Thành phố (Ban Quản lý dự án ODA), UBND huyện Vĩnh Thạnh, UBND quận Ninh Kiều, UBND quận Bình Thủy và các công trình/dự án thuộc lĩnh vực phụ trách.

Đoàn kiểm tra số 3 do ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Thành phố, UBND huyện Phong Điền, UBND huyện Cờ Đỏ và các công trình/dự án thuộc lĩnh vực phụ trách.

Đoàn kiểm tra số 4 do ông Nguyễn Thực Hiện, Phó chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại: Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố, UBND quận Ô Môn, UBND huyện Thới Lai và các công trình/dự án thuộc lĩnh vực phụ trách.

Trước đó, vào 22/11/2021, tại buổi họp kiểm tra công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết: “Thời gian qua, mặc dù UBND Thành phố quan tâm, thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, nhưng kết quả giải ngân của Thành phố có sự chuyển biến rất chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, tính đến ngày 19/11/2021 chỉ đạt 32,05%. Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, quản lý dự án chưa xem trọng công tác giải ngân và đặt lên hàng đầu, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết liệt; năng lực chủ đầu tư, quản lý dự án một số nơi còn yếu, bị động, thiếu đào sâu nghiên cứu, chưa có biện pháp tích cực triển khai dự án đạt hiệu quả... Thời gian còn lại từ nay đến cuối năm 2021, theo giá trị giải ngân bình quân hàng tuần thời gian qua (80 tỷ đồng/tuần), nếu các chủ đầu tư không có biện pháp mạnh, hiệu quả, quyết liệt thì giá trị giải ngân đến cuối năm 2021 của Thành phố chỉ đạt thêm khoảng gần 500 tỷ đồng/số vốn còn lại cần giải ngân là hơn 4.200 tỷ đồng”.

Để đạt mục tiêu giải ngân, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp tích cực đã được chỉ đạo trong thời gian qua, khắc phục ngay và quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nêu ra các nhiệm vụ trọng tâm yêu cầu Giám đốc Sở, thủ trưởng cơ quan ban ngành Thành phố, Chủ tịch UBND quận/huyện quán triệt và thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, trong đó có việc phát  động ngay “Chiến dịch 39 ngày đêm” đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đã bố trí năm 2021 và nguồn vốn kéo dài các năm trước chuyển sang, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt từ 95% trở lên.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chính thức khai thác 2 đường băng mới nâng cấp

Việc khai thác đồng thời 2 đường cất hạ cánh kể từ ngày 30/11/2021 sẽ nâng năng lực khai thác của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngay trước dịp cao điểm vận chuyển Tết 2022.

Theo ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT), sau khi bay hiệu chuẩn đạt yêu cầu, ngày 30/11/2021, bằng quyết định số 2085/QĐ-CHK, Cục Hàng không Việt Nam đã chấp thuận đưa vào khai thác trở lại đường cất hạ cánh 25R/07L và các đường lăn P1, P2, P3, P4, P5, P6 của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Tàu bay đầu tiên hạ cánh trên đường đường cất hạ cánh 25R/07L vừa được đưa vào khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Được biết đây là những hạng mục cuối cùng của Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Dự án này được khởi công xây dựng vào ngày 1/7/2020 bao gồm 2 phần là nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L và xây dựng mới các đường lăn song song, đường lăn thoát nhanh. Mục tiêu của dự án là đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực khai thác của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Trước đó, vào ngày 10/1/2021, đường cất hạ cánh 25R/07L đã đưa vào khai thác với mặt đường băng mới nhưng vẫn với hệ thống đèn halogen cũ được lắp đặt từ những năm 2000. Từ đầu tháng 9/2021 đến nay, dự án đã đóng cửa đường cất hạ cánh 25R/07L để thay thế hệ thống đèn hiệu sử dụng công nghệ đèn LED và hệ thống đèn tiếp cận đầu 25R tương đương CAT II.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, trong 5 tháng vừa qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Tp HCM diễn biến rất phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến huy động nhân công, vận chuyển vật liệu phục vụ Dự án. Đặc biệt, Dự án đã xảy ra 2 đợt F0 có số lượng lớn khoảng 130 người bị nhiễm nên phải tạm dừng để khoanh vùng, dập dịch.

Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ GTVT và sự nỗ lực của các đơn vị thi công và tư vấn, dự án đã hoàn thành nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L với hệ thống mặt đường làm mới và lắp hệ thống đèn hiệu theo công nghệ đèn LED, đặc biệt là nâng cấp đèn tiếp cận đầu 25R của đường băng để tăng cường an toàn bay.

Đây là điểm mấu chốt của Dự án nhằm trả lại trạng thái hoạt động bình thường của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi có 2 đường băng 25R/07L và 25L/07R hoạt động và đã đáp ứng kịp thời công tác khai thác của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong trạng thái bình thường mới và dịp Tết Nguyên đán.

Vĩnh Long phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu đô thị sinh thái đặc trưng ĐBSCL

Quy mô khu vực lập quy hoạch khoảng 72,52 ha, với định hướng phát triển thành khu đô thị mới, sinh thái đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có Quyết định phê duyêṭ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim.

Thành phố Vĩnh Long

Theo đó, khu vực lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính xã Trường An, TP. Vĩnh Long, với vị trí phía Bắc giáp sông Cổ Chiên; phía Nam giáp sông Cái Cam, sông Cái Côn; phía Đông giáp sông Cổ Chiên; phía Tây giáp phường Tân Ngãi. Quy mô khu vực lập quy hoạch khoảng 72,52 ha.

Định hướng phát triển khu vực lập quy hoạch là một khu đô thị mới, sinh thái đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời, nhằm khai thác hiệu quả các thế mạnh điều kiện tự nhiên, đất đai khu vực vùng ven sông Cổ Chiên trong hệ thống du lịch của tỉnh Vĩnh Long, chuỗi du lịch sông Mê Kông, đem lại lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của cư dân địa phương...

Về tính chất, đây sẽ là khu đô thị mới, văn minh - hiện đại, sinh thái, hài hòa với điều kiện tự nhiên, cảnh quan sông nước, tạo dựng sự khác biệt với khu vực phát triển cũ của thành phố. Là khu tổ hợp dịch vụ thương mại phía Tây trung tâm TP. Vĩnh Long và là khu vực phát triển du lịch trên chuỗi du lịch sông Mê Kông, tổ hợp đầu mối du lịch sông Cổ Chiên gắn với cù lao An Bình.

Dự kiến quy mô dân số dung nạp của khu vực lập quy hoạch khoảng 8.500 - 9.500 người.

Dự kiến sơ bộ cơ cấu các khu chức năng gồm: Khu hỗn hợp kết hợp dịch vụ, ở; khu nhà ở đô thị tập trung; công viên, cây xanh; khu công trình công cộng; khu tái định cư; khu nhà ở xã hội; khu du lịch nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan sông nước; đầu mối giao thông du lịch: cáp treo, phà du lịch...

Nghệ An đặt mục tiêu thu hút khoảng 90.000 tỷ đồng vào khu kinh tế

Đề án Phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư khoảng 75.000-90.000 tỷ đồng.

Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An Lê Tiến Trị cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định (số 4514) về việc phê duyệt “Đề án Phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030”.

Trong đó, năm 2021 hoàn thành điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040; xây dựng phương án phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó mở rộng KKT Đông Nam lên khoảng 80.000 ha.

Một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi.

Cụ thể, Nghệ An sẽ điều chỉnh ranh giới KKT Đông Nam lên 80.000 ha, bao gồm 70.000 ha đất liền và 10.000 ha mặt nước biển; trong đó, diện tích khu công nghiệp khoảng 15.000 ha và đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An.

Đề án đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hiện thực hóa mục tiêu đề ra với lộ trình rất cụ thể. Trong đó, năm 2021 hoàn thành điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040; xây dựng phương án phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tích hợp trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó mở rộng KKT Đông Nam lên khoảng 80.000 ha.

Năm 2022, Nghệ An sẽ chính thức mở rộng ranh giới KKT Đông Nam về phía Tây theo trục đường N5 nối Hòa Sơn - Đô Lương, trục đường N2 nối Quốc lộ 7A, trục Quốc lộ 48D nối thị xã Hoàng Mai với huyện Nghĩa Đàn, tuyến Quốc lộ 1A (đoạn tránh thành phố Vinh) và khu vực ven biển để phát triển cảng biển, du lịch nghỉ dưỡng. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ đổi tên thành KKT Nghệ An.

Theo ông Trị, Đề án sẽ đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025 đạt 19.912 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước khoảng 1.050 tỷ đồng, vốn đầu tư từ doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển khoảng 17.838 tỷ đồng và nguồn khác khoảng 1.024 tỷ đồng.

UBND tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu thu hút 120 Dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 75.000 – 90.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 2,26 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt trên 60% so với vốn đầu tư đăng ký.

Thu ngân sách trong Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp đến năm 2025 chiếm khoảng 20-25% tổng thu ngân sách trên địa bàn và giải quyết khoảng 80.000 – 100.000 lao động…

Trong những năm tới, Nghệ An sẽ phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành 3 khu vực chính với trung tâm của khu kinh tế là địa bàn các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và thị xã Cửa Lò; phía nam là Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An thuộc địa bàn TP. Vinh và huyện Hưng Nguyên; phía Bắc là khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi thuộc địa bàn thị xã Hoàng Mai…

Tỉnh Nghệ An tiếp tục xác định các nhà đầu tư lớn như Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (Singapore) và Dự án Khu công nghiệp WHA Industrial Zone -1 Nghệ An Hemaraj, Hoàng Thịnh Đạt… là đối tác quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp – đô thị phân bổ đại bàn theo 3 khu vực chính của khu kinh tế; chú trọng thu hút thêm các nhà đầu tư khác phát triển kết cấu hạ tầng ngoài khu kinh tế, nhất là các khu công nghiệp Nghĩa Đàn, Trì Lễ, Sông Dinh, Tân Kỳ, Phủ Quỳ gắn liền với phát triển miền Tây Nghệ An.

Đồng thời, ưu tiên, khuyến kích thu hút các dựa án đầu tư thứ cấp có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, trong đó xác định ưu tiên xúc tiến, thu hút từ các đối tác truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc với các nghành nghề như công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản…

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An Nguyễn Xuân Đức cho hay, riêng năm 2020 và 11 tháng đầu năm 2021, Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài với các dự án có quy mô lớn, có tính động lực phát triển và chuỗi giá trị gia tăng cao đến từ các tập đoàn lớn trên thế giới.

Cụ thể, những đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, như: Luxshare (dự án Luxshare ITC 140 triệu USD), Goertek (Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện 100 triệu USD), Công ty TNHH Công nghệ Everwin Precision (200 triệu USD), Nhà máy sản xuất các sản phẩm giày dép xuất khẩu Viet Glory (2 gđ: 51 triệu USD).

Hiện tại, có một số dự án của Juteng, Foxconn..v.v. đang trong quá trình khảo sát, chuẩn bị đầu tư. Các dự án gia tăng nhanh xu hướng mở rộng quy mô, công suất, tăng tổng vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng đất.

Dự án hạ tầng Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (Singapore) và Dự án Khu công nghiệp WHA Industrial Zone -1 Nghệ An Hemaraj đã đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đã đáp ứng yêu cầu và thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài thứ cấp.

Giao đầu mối đầu tư Dự án cao tốc Gò Dầu - Xa Mát theo hình thức PPP

Dự án cao tốc Gò Dầu - Xa Mát giai đoạn 1 dài 27,82 km, điểm đầu giao với đường cao tốc Tp HCM - Mộc Bài; điểm cuối giao với đường 781, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc vừa ký Tờ trình số 4285/UBND – TTr gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Gò Dầu – Xa Mát (giai đoạn 1, thực hiện đoạn từ Gò Dầu đến Tp Tây Ninh trong giai đoạn 2021 – 2030).

Một đoạn Quốc lộ 22 qua Gò Dầu - Tây Ninh.

Theo đó, UBND tỉnh Tây Ninh kiến nghị Thủ tướng giao cho UBND tỉnh này làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai.

“Việc triển khai sớm Dự án nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc” đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua, đồng thời khai thác có hiệu quả tuyến cao tốc Tp HCM – Mộc Bài sau khi đầu tư”, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết.

heo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (CT.32), chiều dài khoảng 65 km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư sau năm 2030.

Đây là trục giao thông chính chạy dọc từ Bắc xuống Nam của tỉnh Tây Ninh, kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (tuyến đang được TP.HCM và tỉnh Tây Ninh phối hợp thực hiện, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng năm 2025).

Tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát khi hoàn thành sẽ hình thành trục giao thông kết nối Tây Ninh (các khu vực TP. Tây Ninh, thị xã Hoà Thành, Trảng Bàng và các huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu, Tân Châu, Tân Biên) và các cửa khẩu phía Bắc của tỉnh Tây Ninh (bao gồm 2 cửa khẩu quốc tế: Xa Mát, Tân Nam, 2 cửa khẩu chính: Chàng Riệc, Kà Tum và nhiều cửa khẩu phụ) với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây phía Nam các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh khẳng định, việc nghiên cứu và đầu tư sớm tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của cả nước, của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Được biết, theo Quy định tại Khoản 3, Điều 5 Luật PPP “Trường hợp dự án thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan có thẩm quyền hoặc trong trường hợp thay đổi cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao một cơ quan làm cơ quan có thẩm quyền”.

Dự án cao tốc Gò Dầu - Xa Mát giai đoạn 1 có điểm đầu giao với đường cao tốc Tp HCM - Mộc Bài; điểm cuối khoảng Km27+820 giao với đường 781, thuộc địa phận xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu với tổng chiều dài 27,82 km. Tuyến đi qua địa phận các huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu và thị xã Hoà Thành. Quy mô đầu tư mặt cắt ngang giai đoạn 1 gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường là 17m, vận tốc thiết kế 80 km/h.

Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 5.159 tỷ đồng. Trong đó, phân theo chi phí, gồm có: Chi phí xây dựng, thiết bị 3.057 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư, chi phí khác và lãi vay trong quá trình xây dựng 367 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng 1.062 tỷ đồng; chi phí dự phòng 673 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp cam kết góp vốn cùng Đèo Cả xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Các nhà đầu tư muốn tỉnh Cao Bằng sớm thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án với cơ cấu vốn 50% ngân sách nhà nước và 50% vốn từ nhà đầu tư và các nguồn vốn khác.

Ngày 1/12, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) -Trà Lĩnh (Cao Bằng) và các dự án công nghiệp, trung chuyển thương mại dịch vụ trên địa bàn.

Phối cảnh hầm Đông Khê, thuộc cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thuộc nhóm A được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định 1212/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Dự án được Tập đoàn Đèo Cả nghiên cứu tiết giảm tổng mức đầu tư từ 47.000 tỷ đồng xuống còn 23.000 tỷ đồng; tối ưu và phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 (2021-2025) là 13.180 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước đầu tư 6.580 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.229 tỷ đồng và vốn huy động khác là 5.372 tỷ đồng.

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị tỉnh Cao Bằng tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành dự án đường cao tốc, sớm thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư với cơ cấu vốn 50% ngân sách nhà nước và 50% vốn từ nhà đầu tư và các nguồn vốn khác.

Để minh chứng cho việc chủ động trong phần vốn huy động từ các nhà đầu tư khác (P3) như; bất động sản, đô thị công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, logistics…, tới Cao Bằng lần này, Tập đoàn Đèo Cả có sự đồng hành của Tập đoàn Phú Mỹ, Công ty đầu tư xây dựng Thành Lợi, Công ty đầu tư Văn Phú - Invest. Phát biểu tại buổi họp, các nhà đầu tư đều thể hiện quyết tâm và cam kết đồng hành với địa phương và Tập đoàn Đèo Cả xây dựng đường cao tốc.

Đối với việc tạo nguồn vốn đầu tư cao tốc, các nhà đầu tư sẽ nghiên cứu quy hoạch mở rộng thành phố Cao Bằng với mạng lưới giao thông kết nối tới các dự án bất động sản, khu công nghiệp, trung chuyển, thương mại dịch vụ hiện tại để đề xuất đầu tư theo quy định.

Các nhà đầu tư kiến nghị Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng cần ban hành các nghị quyết chuyên đề thống nhất các nội dung báo cáo của các nhà đầu tư làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhằm đảm bảo các thủ tục đầu tư, huy động vốn.

UBND tỉnh Cao Bằng thành lập Tổ công tác xúc tiến đầu tư là đầu mối trực tiếp giải quyết các thủ tục liên quan đến việc tạo nguồn vốn cho dự án cao tốc; tổ chức ký kết hợp tác đầu tư dự án cao tốc, bất động sản, khu công nghiệp và các công việc cần hoàn thành ngay trong tháng 12/2021.

Ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch tỉnh Cao Bằng cho biết, trước 2017, rất ít doanh nghiệp tư lên Cao Bằng nghiên cứu đầu tư: “Họ lên rồi đều về. Từ năm 2018, Tập đoàn Đèo Cả lên Cao Bằng nghiên cứu đề xuất xây dựng đường cao tốc thì mới có các nhà đầu tư khác lần lượt đến nghiên cứu đầu tư các lĩnh vực khác như khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị…”.

Chủ tịch Cao Bằng nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất vẫn là tiến độ đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng mong muốn các nhà đầu tư tiềm năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh và các Dự án công nghiệp, trung chuyển thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nhất trí với các kiến nghị, đề xuất của các nhà đầu tư, thống nhất tập trung nguồn lực đầu tư cho dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh.

Tỉnh Cao Bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án; thành lập các Tổ công tác nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Nút thắt giao thương được tháo gỡ, tạo ra sự liên kết và hội nhập kinh tế của một vùng biên giới trở nên sôi động và sâu rộng hơn cho Cao Bằng.

Tăng mức đầu tư dự án ODA ở Cần Thơ từ 322,50 triệu USD lên 402,25 triệu USD

Dự án “Phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị” được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư thêm 79,75 triệu USD và gia hạn thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1995/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị” do ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Đường Trần Hoàng Na thuộc Dự án Phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị đã được đưa vào sử dụng từ ngày 28/4/2021

Theo Quyết định trên, Thủ tướng Chính phủ gia hạn thời gian thực hiện Dự án đến ngày 30/6/2024; điều chỉnh quy mô, hạng mục đầu tư và điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án.

Cụ thể, cắt giảm và điều chỉnh một số các hạng mục đầu tư gồm: Không đầu tư hạng mục công viên và đường sau kè sông Cần Thơ; giảm quy mô đầu tư hệ thống kênh rạch nội ô và cắt giảm 2 hạng mục hồ điều hòa, gồm: điều chỉnh thay đổi thiết kế của hệ thống kênh chính và kênh cấp 2, cắt bỏ hạng mục hồ điều hòa.

Bổ sung các hạng mục mới gồm: Xây dựng 2 trạm bơm mới tại trung tâm quận Ninh Kiều; nâng cấp mặt đường Cách Mạng Tháng Tám (Quốc lộ 91); xây dựng lan can kè sông Cần Thơ đoạn từ nhà khách Số 2 đến cầu Ninh Kiều; xây dựng các hạng mục còn thiếu tại Hồ Bún Xáng thuộc dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án TP. Cần Thơ.

Nội dung điều chỉnh cụ thể như kiến nghị của UBND TP. Cần Thơ tại Tờ trình số 216/TTr-UBND ngày 15/10/2021.

Điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của Dự án 79,75 triệu USD, trong đó: vốn vay WB giảm 0,36 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức hợp tác kinh tế Thụy Sỹ (SECO) tài trợ ủy thác qua WB giảm 6 triệu USD; vốn đối ứng tăng 1.962,4 tỷ đồng, tương đương 86,11 triệu USD.

Tổng mức đầu tư của Dự án sau điều chỉnh là 402,25 triệu USD (tương đương 9.167,256 tỷ đồng), trong đó: vốn vay của WB là 250 triệu USD, tương đương 5.697,5 tỷ đồng; vốn SECO viện trợ là 4 triệu USD, tương đương 91,16 tỷ đồng; vốn đối ứng là 3.378,596 tỷ đồng, tương đương 148,25 triệu USD.

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 6/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án Phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức TP. Cần Thơ làm đại diện chủ Dự án) nhằm phát triển đô thị bền vững, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho TP. Cần Thơ, hỗ trợ Cần Thơ trở thành trung tâm và động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long; giảm sự tổn thương do ngập lụt tại trung tâm Thành phố và cải thiện hệ thống giao thông kết nối giữa các khu vực nội vùng và liên vùng.

Dự án gồm 3 hợp phần: Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường; phát triển hành lang đô thị; tăng cường quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dự án gồm nhiều công trình lớn như: xây dựng hệ thống kè sông Cần Thơ, xây dựng cầu Quang Trung (đơn nguyên 2), xây dựng đường và cầu Trần Hoàng Na, đường nối Cách Mạng Tháng 8 - Đường tỉnh 918...

Theo Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 6/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tổng mức đầu tư của Dự án là 322,50 triệu USD. Trong đó vốn vay WB là 250,36 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức hợp tác kinh tế Thụy Sỹ (SECO) tài trợ ủy thác qua WB là 10 triệu USD; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam tương đương 62,14 triệu USD.

Vẫn còn 52 bộ ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 55%

Giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết tháng 11 mới đạt 63,86% kế hoạch. Đáng chú ý, số lượng các bộ ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 55% vẫn còn nhiều.

Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, diễn ra ngày 2/12 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 11 tháng qua, vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện ước đạt 367.700 tỷ đồng, bằng 73,8% kế hoạch năm và giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 78,7% và tăng 32,7%).

Tuy nhiên, ước tính đến cuối tháng, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước chỉ đạt khoảng trên 294.589 tỷ đồng, đạt 63,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn tỷ lệ giải ngân 71,22% của cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, vốn trong nước đạt 69,19% (cùng kỳ năm 2020 là 75%), vốn nước ngoài đạt 21,51% (cùng kỳ năm 2020 đạt 40,21%).

Đáng chú ý, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 7 bộ và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70%. Đó là, Hội Nhà báo Việt Nam (100%), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (92,04%), Văn phòng Quốc hội (89,93%), ngân hàng Phát triển (85,39%), Hải Dương (84,46%), Thanh Hóa (84,44%), Hà Tĩnh (83,3%), Bộ tài chính (80,59%)...

Trong khi đó, có tới 34/50 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 55%. Trong số này, có 19 bộ và 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%; thậm chí có 3 cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Tỷ lệ giải ngân như vậy tiếp tục là khá chậm. Để thúc đẩy giải ngân, Chính phủ đã thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/10/2021 dưới 60% kế hoạch được giao.

Theo kế hoạch, việc kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công sẽ được thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2021.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất vốn đầu tư công năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đề nghị các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phát huy vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp công tác giải ngân vốn. Đây là yếu tố quyết định đến kết quả giải ngân của Dự án.

Bên cạnh đó, chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 đã được kéo dài sang năm 2021 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 10/11/2021 của Chính phủ.

Đối với các bộ ngành, địa phương được điều chỉnh tăng kế hoạch vốn năm 2021 (theo Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 15/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị khẩn trương phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án để triển khai ngay, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Trong khi đó, đối với các bộ ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/10/2021 dưới 60% kế hoạch được giao, đề nghị khẩn trương báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu để 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 triển khai hiệu quả, sớm giải quyết vướng mắc của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Liên quan đến việc này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư và Tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường nắm tình hình, bám sát thực tiễn, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc, bất cập trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

赞(56)
未经允许不得转载:>88Point » 【tài xỉu 1.5 là gì】Khánh thành Nhà máy điện gió 1.500 tỷ đồng; thu hồi dự án nông nghiệp 3.584 tỷ đồng