88Point88Point

【ket qua hang nhat viet nam】Nhộn nhịp làng nghề

Báo Cà Mau(CMO) Những ngày cuối năm, làng nghề bánh phồng nếp xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi đã rục rịch vào mùa. Chị Hoàng Thị Nhật, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Đức, cho hay: “Xã Tân Đức có khoảng 5-7 hộ theo nghề làm bánh phồng nếp. Một số hộ phát sinh làm nghề thời gian gần đây, duy chỉ có hộ bà Lê Thị Hồng (ấp Tân Đức A) đã có hơn 30 năm kinh nghiệm làm bánh phồng nếp”.

Chiếc bánh phồng ở Tân Đức A giờ đây không chỉ làm ra để phục vụ bà con vùng quê hẻo lánh mà đã vươn mình ra chốn thị thành, góp thêm hương vị đậm đà cho bàn tiệc ngày xuân. Từ lâu, hương vị ngọt ngào của những chiếc bánh phồng nếp đã thấm đượm trong tâm hồn của nhiều người, nhất là những người con xa xứ. Chính vì vậy, phụ nữ trên địa bàn xã đã chung tay phát triển nghề truyền thống này. Không chỉ góp phần ổn định kinh tế, tăng thêm thu nhập mà còn lưu giữ nét nghề xưa.

Nghề làm bánh phồng của phụ nữ xã Tân Đức.

Trung bình mỗi ngày bà Hồng bán trên 1 ngàn chiếc bánh phồng, mỗi cái bánh phồng trên dưới 2 ngàn đồng. Thu nhập ổn định nhờ nghề làm bánh phồng đã giúp gia đình bà Hồng ổn định kinh tế.

Cũng tăng thu nhập nhờ nghề làm bánh phồng, chị Lê Thị Hận (ấp Tân Đức A) đã vực dậy được kinh tế sau thời gian nuôi tôm thất bát. Hiện nay, bánh phồng nếp của chị Hận làm ra không chỉ bán cho bà con quanh vùng, mà nhiều nơi đặt mua số lượng khá lớn, từ 2-3 ngàn cái/ngày nên bánh làm ra không đủ bán. Bởi ngoài chất lượng ngon, rẻ, bánh phồng nếp còn là món ăn dân dã quen thuộc, mang đậm hồn quê trong văn hoá ẩm thực của miền Tây Nam Bộ. Mỗi năm gia đình chị Hận làm bánh 6 tháng mùa nắng, bình quân mỗi ngày làm ra khoảng 500-600 cái bánh, lúc nhiều khoảng 1.500 bánh, mỗi chục bánh bán khoảng 20 ngàn đồng. Ðặc biệt, vào những ngày lễ, tết, nhu cầu đặt bánh nhiều, gia đình chị phải thuê thêm 4-5 lao động.

Cũng như gia đình chị Hận, với 3 công đất nuôi tôm luôn trong tình trạng thất bát, gia đình chị Trần Thị Thuý (ấp Tân Đức A) gặp rất nhiều khó khăn. Đó cũng là lý do chị và nhiều bà con trong vùng cùng nhau phát triển nghề làm bánh phồng nếp.

Theo chị Thuý, để bánh phồng ngon, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng, phải chọn loại nếp ngon và đặc biệt không bị lẫn gạo. Nếp sẽ nấu thành xôi, khi xôi chín thì mang đi giã, nhúng nước dừa pha đường. Sau giai đoạn này, nguyên liệu ban đầu sẽ tạo thành khối. Người làm bánh sẽ ngắt ra thành từng viên rồi cán dẹp. Trên mâm cán bánh phồng sẽ được thoa dầu sẵn. Bánh phồng sau khi cán sẽ có hình tròn, người làm bánh mang ra phơi nắng, tuỳ theo mục đích sử dụng mà thời gian phơi nắng khác nhau.

Nghề làm bánh phồng chỉ phụ thuộc thời tiết, không nặng công nên các gia đình hầu như đều truyền lại cho con cái. Gia đình chị Thuý cũng không ngoại lệ. Chị Thuý bộc bạch: “Thấy mấy đứa nhỏ ở nhà có nhiều thời gian rảnh mà làm bánh phồng cũng không có gì nặng nhọc nên tôi dạy nghề lại cho các con, để tụi nhỏ phụ giúp thêm. Được nhất là vào mùa tết, thời tiết dễ chịu mà khách hàng lại dồi dào”.

Nghề làm bánh phồng đem lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nhàn rỗi và góp phần giữ vững nét nghề truyền thống. Chị Hoàng Thị Nhật nhận xét: “Nghề làm bánh phồng của xã Tân Đức là nghề truyền thống mấy chục năm qua và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Làm bánh phồng góp phần ổn định kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhiều chị em trong vùng. Thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ chú trọng phát triển ngành nghề truyền thống, đặc biệt là giúp đỡ về vốn, để các nghề truyền thống, đặc biệt là nghề làm bánh phồng phát triển thành một thương hiệu riêng./.

Linh Thảo

赞(4)
未经允许不得转载:>88Point » 【ket qua hang nhat viet nam】Nhộn nhịp làng nghề